9 Cách Giúp Xóa Tan Vết Bầm Tím Trên Cơ Thể - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Những liệu pháp tự nhiên có thể giúp tan vết bầm tím trên cơ thể do ngoại lực như va đập mạnh, ngã, bị đánh, tập thể thao cường độ cao.
Chườm đá
Không để đá lạnh trực tiếp lên da mà bọc trong một loại vải mềm, ví dụ khăn, chườm lên vết sưng, bầm khoảng 15 phút mỗi giờ. Nhiệt độ lạnh làm co thắt mạch máu, có tác dụng giảm viêm, giảm đau. Lưu ý, không nên chườm đá lạnh lên các vết thương hở.
Hoa cúc arnica
Thành phần của hoa cúc arnica có chất chống viêm, giảm đau. Thị trường có loại thuốc mỡ chứa chiết xuất từ hoa cúc arnica để thoa vào vết sưng bầm. Muốn dùng bài thuốc tự nhiên, bạn ngâm 2 gram hoa khô trong 100 ml nước sôi, để 5 đến 10 phút. Nước nguội, bạn lọc bỏ xác, chứa nước vào chai và chườm lên vết sưng, bầm.
Nha đam (lô hội)
Nha đam nổi tiếng với công dụng làm dịu và giữ ẩm cho da, thành phần chủ yếu là nước, các vitamin A, B, C và E, tăng cường miễn dịch và chữa lành vết thương.
Một mẹo nhỏ là cắt miếng nha đam để trong tủ lạnh, khi đủ lạnh lấy ra đắp lên vết bầm hoặc khối máu tụ. Bằng cách này, bạn kết hợp các đặc tính của nha đam với tác dụng làm giảm đau nhờ nhiệt độ lạnh.
Mùi tây
Cắt một ít mùi tây tươi và đắp trực tiếp vào khu vực sưng bầm. Bạn cũng có thể cắt nhỏ mùi tây và trộn với một chút dầu hạnh nhân, đắp lên vùng bầm như một loại thuốc đắp và để trong 30 phút.
Tỏi
Tỏi giàu chất chống oxy hóa, kích thích lưu thông máu nên ăn tỏi sống hỗ trợ tiêu viêm và giảm nhẹ các vết bầm. Bạn cũng có thể dùng nước ép tỏi tươi đặt trên khối máu tụ để tan bầm, hỗ trợ tái tạo mô.
Hành tây
Hành tây chứa rất nhiều alliinase, chất làm cay mắt nhưng cũng kích thích lưu thông máu. Bạn đặt một lát hành tây vừa mới cắt lên vết bầm sẽ ngăn máu tích tụ gây bầm tím.
Dấm táo
Dùng dấm táo massage nhẹ nhàng vùng sưng bầm để máu lưu thông và tiêu những vệt máu tích tụ. Xoa dấm táo ba lần một ngày.
Khoai tây
Khoai tây chứa một loại enzyme gọi là "catalase" giúp hỗ trợ phục hồi tế bào. Cắt một nửa củ khoai tây và đặt trên vết bầm tím trong ít nhất 5 phút để giảm đau và giảm viêm. Thực hiện ba hoặc bốn lần một ngày.
Muối
Khi thoa lên da trong vài phút, muối sẽ hấp thụ dịch nội bào, ngăn ngừa và giảm viêm tấy.
Ngọc Quỳnh (Theo Consoglobe)
Từ khóa » Bầm Tím ở Môi
-
Bí Kíp Tan Máu Bầm đơn Giản - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
️ Các Vết Bầm Tím Không Rõ Lý Do
-
Tiêm Filler Môi Bị Bầm Tím: 5 Tác Nhân & 5 Cách Phòng Ngừa
-
11 Cách Làm Tan Vết Bầm Tím Nhanh, đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Phun Môi Bị Bầm Tím Có Nguy Hiểm? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
Tình Trạng Vết Bầm Tím Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Môi Bị Sưng: Bật Mí 11 Cách Trị Sưng Môi đơn Giản Tại Nhà - Hello Bacsi
-
8 Mẹo Hay Giúp Làm Giảm Các Vết Bầm Tím Trên Cơ Thể
-
Cách Chăm Sóc Vết Bầm Tím, Bong Gân Và Căng Cơ | Vinmec
-
Đi Tìm Lời Giải Cho Băn Khoăn Máu Bầm ở Mắt Có Nguy Hiểm Không
-
5 Nguyên Nhân Tụ Máu Dưới Da ít Người Biết