Tiêm Filler Môi Bị Bầm Tím: 5 Tác Nhân & 5 Cách Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
Theo số liệu của Hiệp hội phẫu thuật Da liễu USA, tỉ lệ những người tiêm filler môi bị bầm tím (1) trung bình mỗi năm lên tới 68%. Mặc dù tình trạng này được cho là khá phổ biến nhưng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh rủi ro là gì?
- I – Tiêm môi bị bầm có sao không?
- II – Nguyên nhân khiến tiêm filler môi bị bầm tím kéo dài
- 1. Do cơ địa của khách hàng
- 2. Chất lượng thuốc filler môi không đảm bảo
- 3. Nhiễm trùng trong khi tiêm filler môi
- 4. Do sử dụng thuốc, thực phẩm có chất chống đông máu
- 5. Do cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi
- III – Vài cách hạn chế tiêm filler môi bị bầm tím kéo dài
- 1. Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín
- 2. Không tác động mạnh vào môi trong 2 tuần đầu
- 3. Tránh nhiệt lượng nóng trong ít nhất 1 tuần
- 4. Không bôi son, trang điểm trong 1 tuần đầu tiên
- 5. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
I – Tiêm môi bị bầm có sao không?
Bầm tím môi được các chuyên gia đánh giá là một tác dụng ngoài ý muốn thường gặp nhất sau khi tiêm chất làm đầy. Vì dấu hiệu này thường xảy ra khi các mạch máu bị đứt gãy bởi đầu kim tiêm.
Hơn nữa, đặc điểm của vùng da môi là rất mỏng, cùng với hệ thống mao mạch nhỏ và yếu nên dễ bị tổn thương nếu có tác động từ bên ngoài.
Sau khoảng 10- 15 ngày, những vết thâm kém duyên sẽ được “dọn dẹp” bởi các đại thực bào trong cơ thể, trả lại cho bạn đôi môi căng mọng và tươi tắn.
Tuy rằng, đây chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng đôi khi có thể phát triển theo chiều hướng nghiêm trọng. Trong một số ít trường hợp, các khối máu tích tụ này có thể dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử…hoặc làm biến dạng môi.
Những người ở trong tình cảnh này thường nhận thấy bầm tím kéo dài cả tháng và không có sự thuyên giảm. Lúc này, bạn cần tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và giải quyết kịp thời.
Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
II – Nguyên nhân khiến tiêm filler môi bị bầm tím kéo dài
Trước khi tìm cách kiểm soát những tác động tiêu cực “ẩn nấp” trong những phương pháp làm đẹp, bạn cần hiểu rõ về tất cả các nguyên nhân có thể gây ra. Cụ thể như sau:
1. Do cơ địa của khách hàng
Y học từ thời cổ xưa nhận định rằng những vấn đề liên quan đến cơ địa thường mang tính di truyền và khó có khả năng thay đổi. Vì vậy, những người có làn da yếu và khó phục hồi trong “một sớm một chiều” sẽ bắt buộc cần từ 2-3 tuần hoặc lâu hơn để các vết tím bầm được loại bỏ hoàn toàn.
Nếu ở trong “vòng an toàn”, dấu hiệu thâm tím này sẽ dần phai mờ theo thời gian. Nhưng ngược lại, sự nguy hiểm sẽ xảy ra khi tình trạng chuyển biến tiêu cực hơn và kèm theo những cơn đau dai dẳng.
2. Chất lượng thuốc filler môi không đảm bảo
Mọi chất liệu làm đẹp được đưa vào sử dụng đều phải đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ, có sự chấp thuận hợp pháp của các cơ quan Y tế.
Các chuyên gia cho rằng khi tiêm hợp chất không đạt tiêu chuẩn vào cơ thể sẽ giống như việc dùng một loại thuốc độc. Do vậy, những hệ luỵ xảy ra đều mang mức độ nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và nhan sắc. Không chỉ bị tím bầm kéo dài, những tác dụng phụ khác có thể “đính kèm” như: chảy máu, nổi mủ, lệch môi…
Với sự xuất hiện tràn lan của những sản phẩm tiêm đầy môi trên thị trường, bạn sẽ khó đưa ra lựa chọn tốt nhất nếu không có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn.
Tuy nhiên, dựa vào kết cấu đặc trưng của môi, người ta thường áp dụng loại thuốc Juvederm và Volbella. Bạn có thể tìm hiểu trước khi đến gặp bác sĩ của mình.
3. Nhiễm trùng trong khi tiêm filler môi
Chính vì vi khuẩn bên ngoài môi trường có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết da hở nên toàn bộ dụng cụ tiêm bao gồm: mũi kim, bông băng, gạc… đều phải thông qua khử trùng.
Do đó, viêm nhiễm ở môi xảy ra khi những “đồ nghề” này thiếu sạch sẽ. Thậm chí, có nhiều địa chỉ làm đẹp “chui” còn thường xuyên tái sử dụng kim tiêm nhiều lần.
Điều này khiến cho tỷ lệ khách hàng làm môi bị hỏng ngày một tăng cao chỉ vì ham rẻ hoặc quá chủ quan, không tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.
HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
4. Do sử dụng thuốc, thực phẩm có chất chống đông máu
Mặc dù, kỹ thuật tiêm filler môi là một hình thức làm đẹp đơn giản, nhưng bạn vẫn cần lưu ý đến một vài điều quan trọng trong quá trình chuẩn bị trước ngày tiêm.
Trong đó, các loại thuốc có chứa aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc thuốc làm loãng máu sẽ được chỉ định ngưng sử dụng trong ít nhất 2 tuần.
Lý do là bởi chúng làm chậm tốc độ lưu thông của các tế bào hồng cầu, khiến cho các vị trí tiêm không cầm máu kịp thời dẫn tới bầm tím.
Ngoài ra, một số thực phẩm có tác dụng tương tự mà bạn cần loại bỏ ra khỏi thực đơn là gừng, bạch quả, nhân sâm, trà xanh, dầu cá…
5. Do cách chăm sóc sau khi tiêm filler môi
Khi kết thúc quá trình tiêm làm đầy môi, bạn chỉ mới hoàn thiện một nửa chặng đường làm đẹp của mình. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo rằng cần phải chăm sóc và điều dưỡng cẩn thận để có kết quả tốt nhất.
Một vài sai lầm phổ biến làm cho môi bị bầm đó là:
Không biết cách chườm đá để giảm thiểu thâm tím.
Tập thể dục quá sức trong những ngày đầu tiên sau tiêm.
Tư thế ngủ sai cách, gây áp lực vào vùng môi.
Ăn những món làm tăng độ thâm như: trứng gà, thịt bò, thịt dê…
III – Vài cách hạn chế tiêm filler môi bị bầm tím kéo dài
Dựa trên 5 nhân tố khiến cho môi bị thâm nghiêm trọng sau khi tiêm filler, Bệnh Viện Thẩm Mỹ Kangnam mang tới cho bạn toàn bộ cẩm nang phòng tránh một cách hiệu quả dưới đây.
1. Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín
Chọn một “nhà cung cấp” sắc đẹp có đầy đủ chứng chỉ hành nghề và sự uy tín chính là chìa khóa để góp phần làm cho kết quả tiêm tốt nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ bầm tím môi.
Bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một địa chỉ chất lượng bằng cách:
Dành thời gian đến gặp trực tiếp các chuyên gia tư vấn tại một vài Thẩm Mỹ Viện.
Cảm nhận về môi trường, cơ sở vật chất phải đảm bảo bảo sạch sẽ và hiện đại.
Tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè và review của khách hàng đã từng trải.
Lựa chọn thương hiệu lâu đời và có tên tuổi trong lĩnh vực thẩm mỹ.
2. Không tác động mạnh vào môi trong 2 tuần đầu
Các chất làm đầy sẽ cần khoảng 1-2 tuần để ổn định, làm cho môi vào form chuẩn. Vì vậy, mọi tác động vào vị trí được tiêm đều sẽ khiến môi dễ bị tổn thương và lệch dáng, ảnh hưởng xấu tới diện mạo.
Do đó, các thao tác như sờ nắn, cúi người và cả những cử chỉ “yêu đương” thân mật… đều cần phải hạn chế trong thời gian nhạy cảm này.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên dừng các hoạt động thể chất để tránh làm đẩy mạnh lưu lượng máu đến môi, gia tăng mức độ vết bầm.
3. Tránh nhiệt lượng nóng trong ít nhất 1 tuần
Theo nguyên lý tự nhiên, nhiệt cao có thể làm mạch máu giãn ra, làm tình trạng sưng tấy và vết bầm dưới da lây lan rõ rệt hơn.
Thế nên, cách tốt nhất để tránh làm cho mao mạch bị chấn thương nặng thêm chính là tránh xa các phòng xông hơi, không tắm nước quá nóng… cho tới khi môi lành lại.
Thay vào đó, bạn có thể thư giãn bằng cách tắm và rửa mặt nước ấm, kết hợp thoa kem đặc trị làm dịu đi vùng da bị thâm nếu có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Không bôi son, trang điểm trong 1 tuần đầu tiên
Sử dụng mỹ phẩm trong thời gian vết thương trên da chưa hồi phục sẽ tạo cầu nối làm cho vi khuẩn có cơ hội “tấn công” vào mô mềm bên trong.
Hơn nữa, công đoạn tẩy trang sau khi makeup cũng dễ khiến cho bề mặt da môi bị bào mòn và càng trở nên yếu đi, khó lành lặn hơn bình thường. Chính vì điều đó, tô son điểm phấn chính là điều tối kỵ mà bạn cần ghi nhớ trong ít nhất 1 tuần đầu tiên sau khi tiêm filler.
BẠN MUỐN ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ TRƯỜNG HỢP MÔI CỦA MÌNH?
5. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Để chống lại các vết bầm một cách tốt hơn, sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống cũng là điều hết sức cần thiết.
Những tips quan trọng khi lên menu hằng ngày là:
Tránh xa rượu, thuốc lá (bao gồm cả loại thuốc thông thường và vape).
Không uống nước nóng hoặc ăn đồ quá bỏng, cay.
Tạm biệt các món gây kích ứng: món nóng (đồ nếp, dầu mỡ, thịt gà…), món lạnh (hải sản) và thịt đỏ.
Bổ sung vitamin K, A, C trong rau và hoa quả: cải thìa, dứa, cam…
Tận dụng chất đạm tốt từ các loại đậu, hạt, thịt lợn thăn…
Luôn giữ thói quen cấp nước (1,5L/ngày) cho cơ thể.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải PhòngThanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh HóaNghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. VinhĐà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà NẵngBuôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma ThuộtBình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình DươngCần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Bạn có thể chủ động khắc phục tình trạng tiêm filler môi bị thâm tím nhằm giảm thiểu những nguy hiểm tiềm ẩn. Vì thế, hãy lưu lại những bí kíp làm đẹp chuẩn xác nhất để nhanh chóng sở hữu cho mình dáng môi đầy đặn và mềm mượt như cánh hoa.
Gửi xếp hạng5 / 5. (Bình trọn) 41
Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Từ khóa » Bầm Tím ở Môi
-
Bí Kíp Tan Máu Bầm đơn Giản - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
️ Các Vết Bầm Tím Không Rõ Lý Do
-
11 Cách Làm Tan Vết Bầm Tím Nhanh, đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Phun Môi Bị Bầm Tím Có Nguy Hiểm? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
9 Cách Giúp Xóa Tan Vết Bầm Tím Trên Cơ Thể - VnExpress
-
Tình Trạng Vết Bầm Tím Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Môi Bị Sưng: Bật Mí 11 Cách Trị Sưng Môi đơn Giản Tại Nhà - Hello Bacsi
-
8 Mẹo Hay Giúp Làm Giảm Các Vết Bầm Tím Trên Cơ Thể
-
Cách Chăm Sóc Vết Bầm Tím, Bong Gân Và Căng Cơ | Vinmec
-
Đi Tìm Lời Giải Cho Băn Khoăn Máu Bầm ở Mắt Có Nguy Hiểm Không
-
5 Nguyên Nhân Tụ Máu Dưới Da ít Người Biết