Môi Bị Sưng: Bật Mí 11 Cách Trị Sưng Môi đơn Giản Tại Nhà - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Việc áp dụng các cách giảm sưng môi hay các cách trị sưng môi bằng đá lạnh, nước ấm, tinh bột nghệ, lô hội, mật ong… không những rất tiện lợi mà còn an toàn cho sức khỏe. Bạn có biết cách tận dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà để giảm nhẹ tình trạng môi bị sưng tấy không?
Tình trạng môi bị sưng không phải lúc nào cũng làm cho bạn bị đau đớn nhưng thường gây mất thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin. Bạn có thể mua các loại sản phẩm có chứa hóa chất để điều trị sưng môi, tuy nhiên các sản phẩm này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Do đó, việc áp dụng các cách điều trị bằng phương pháp tự nhiên luôn là lựa chọn tốt và an toàn hơn. Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải thích nguyên nhân tại sao môi bị sưng và một số cách đơn giản để trị sưng môi tại nhà.
Nguyên nhân môi bị sưng
Môi bị sưng phải làm sao hay làm thế nào để nhanh hết sưng môi? Để có các khắc phục triệu chứng sưng môi hiệu quả, chúng ta cần biết nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này. Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến bạn bị sưng môi, chẳng hạn như:
- Mất nước
- Nhiễm virus
- Do thời tiết
- Môi bị khô
- Bị giập môi, bị chấn thương
- Thiếu dinh dưỡng
- Phù mạch
- Bị dị ứng với thức ăn
- Bị côn trùng cắn
- Một số sản phẩm chăm sóc môi chất lượng kém…
Đa số trường hợp, sưng môi thường đi kèm với các vết xước và chảy máu. Điều này làm cho người bị sưng môi gặp khó khăn khi ăn, uống và nói. Bạn có thể áp dụng các cách giảm sưng môi dưới đây để nhanh chóng lấy lại đôi môi khỏe đẹp.
“Bật mí” 11 cách trị sưng môi đơn giản tại nhà
Làm thế nào để nhanh hết sưng môi hay cách trị sưng môi nhanh nhất là gì? Câu trả lời là bạn có thể áp dụng 1 trong những cách được gợi ý dưới đây:
1. Sử dụng đá lạnh: Cách trị sưng môi nhanh nhất
Dùng đá lạnh là một trong những cách phổ biến nhất trong các cách giảm sưng môi hay cách trị sưng môi nhanh nhất. Việc chườm đá giúp làm giảm triệu chứng phù do giảm lượng máu tới vùng bị ảnh hưởng.
Chuẩn bị: 1, 2 viên đá lạnh nhỏ và một chiếc khăn mềm sạch.
Cách làm:
- Gói đá lạnh trong khăn sạch và chườm nhẹ lên phần môi bị sưng trong khoảng 8–10 phút.
- Nghỉ 10 phút sau đó lại tiếp tục chườm.
- Bạn có thể thực hiện cách này lặp lại sau vài giờ nếu cần thiết.
Chú ý: Không áp trực tiếp đá lạnh lên môi vì có thể gây nên tình trạng tê cóng hoặc đau nhức.
2. Chườm khăn nước ấm
Khi môi bị sưng phải làm sao? Nhiều chị em thường mách nhau cách hết sưng môi là chườm nước ấm. Đây là một biện pháp hiệu quả giúp giảm sưng môi bằng cách thúc đẩy quá trình tuần hoàn, đồng thời giúp giảm đau do sưng ở môi.
Chuẩn bị: nước ấm và một chiếc khăn sạch.
Cách làm:
- Ngâm chiếc khăn sạch vào nước ấm
- Lấy ra và vắt ráo
- Đặt khăn lên môi trong 8 đến 10 phút
- Bạn có thể thực hiện cách này lặp lại sau 1 giờ nếu cần thiết.
3. Cách giảm sưng môi bằng bột nghệ
Bột nghệ có các hợp chất kháng viêm, chủ yếu là curcumin, có tính chất giúp giảm sưng, khử trùng và có đặc tính chống viêm.
Chuẩn bị: 1 thìa đất sét hấp thụ dầu, bột nghệ, nước lạnh.
Cách làm:
- Trộn bột nghệ với đất sét hấp thụ dầu và nước lạnh
- Trộn đều và đắp lên vùng môi bị sưng
- Sau đó để khô hoàn toàn
- Rửa môi với nước ấm
- Bạn nên lặp lại quá trình trên ngày 2 lần.
4. Cách trị sưng môi bằng lô hội
Môi bị sưng phải làm sao? Lời khuyên là bạn có thể dùng gel lô hội để giảm sưng.
Lá cây lô hội hay còn gọi là nha đam có đặc tính kháng viêm. Đặc tính này giúp giảm cảm giác nóng rát ở môi và nhờ đó mang lại công dụng trong việc trị sưng môi. Nếu môi của bạn bị sưng do muỗi, côn trùng cắn hoặc phản ứng dị ứng thì chiết xuất lá lô hội tươi hoặc gel là phương thuốc rất tốt để trị sưng môi.
Chuẩn bị: một lá lô hội.
Cách làm:
- Cắt đôi lá lô hội theo chiều dọc và cạo lấy phần gel ở bên trong.
- Lấy một phần gel vào nhẹ nhàng thoa lên vùng môi bị sưng.
- Giữ càng lâu càng tốt.
- Bạn nên lặp lại quá trình trên ngày 2 lần.
5. Sử dụng baking soda
Rất ít người biết công dụng của baking soda có thể chữa sưng môi tại nhà một cách hiệu quả. Nếu môi bị sưng do bị phồng rộp, dị ứng, côn trùng hoặc muỗi đốt thì bạn nên sử dụng baking soda. Đó là một chất vô trùng có khả năng kháng viêm và giúp bạn cảm thấy dễ chịu.
Chuẩn bị: 1 thìa baking soda, nước.
Cách làm
- Pha baking soda với nước
- Đắp lên vùng môi bị sưng
- Giữ trong 10 phút và sau đó rửa với nước lạnh
- Bạn nên lặp lại quá trình trên sau 3 đến 4 giờ nếu nhận thấy môi không giảm sưng.
6. Cách trị sưng môi bằng mật ong
Chúng ta đều biết mật ong có khả năng làm lành vết thương và kháng khuẩn tự nhiên. Đó là cách nhanh chóng để làm giảm viêm vì có khả năng làm dịu ngứa hoặc cảm giác phiền toái đi kèm với tình trạng môi bị sưng.
Chuẩn bị: một thìa mật ong, bông hoặc gạc.
Cách làm:
- Nhúng một nhúm bông vào mật ong
- Chấm trực tiếp vào vùng môi bị sưng
- Giữ trong 20 phút sau đó rửa với nước lạnh
- Bạn có thể lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.
7. Cách hết sưng môi với chiết xuất cây phỉ
Chiết xuất của cây phỉ được sử dụng rộng rãi như là chất làm se da để làm sạch và tẩy ra. Chiết xuất này cũng có tác dụng giảm viêm và làm dịu chỗ sưng và các vùng da nhạy cảm ở môi.
Chuẩn bị: 1 thìa chiết xuất từ cây phỉ, 2 thìa muối, bông
Cách làm
- Trộn muối với bột chiết xuất từ cây phỉ
- Dùng bông chấm dịch trộn vào môi và để trong 30 phút
- Rửa bằng nước lạnh
- Bạn nên lặp lại 1, 2 lần/ngày để cho kết quả tốt nhất.
8. Cách trị sưng môi bằng tinh dầu tràm trà
Việc dùng gel cây lô hội có thể được sử dụng để trị sưng môi và để có thể đạt kết quả tốt hơn, bạn nên dùng kèm với tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm trà có hợp chất kháng khuẩn mạnh, có thể giúp giảm sưng do nhiễm khuẩn hoặc côn trùng cắn một cách nhanh chóng.
Chuẩn bị: 1 thìa gel lô hội và một vài giọt tinh dầu tràm trà.
Cách làm:
- Thêm tinh dầu tràm trà vào gel lô hội và trộn đều
- Bôi hỗn hợp này vào môi và massage nhẹ nhàng trong 1 đến 2 phút
- Giữ 10–12 phút sau đó rửa bằng nước lạnh
- Tùy thuộc vào hiệu quả giảm sưng, bạn có thể lặp lại 1 đến 2 lần mỗi ngày.
9. Dùng dầu dừa
Có không ít chị em thắc mắc cách làm môi hết sưng bằng dầu dừa thực chất là như thế nào, có hiệu quả không?
Theo các chuyên gia da liễu, dầu dừa là một loại thảo dược rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về da. Loại dầu này có tính năng kháng khuẩn nhờ đó có thể giúp đào thải các vi khuẩn, nấm hoặc virus có hại khi hấp thụ tất cả các chất bẩn trên lỗ chân lông. Đó cũng là cách làm dịu chỗ sưng và làm mềm da.
Chuẩn bị: dầu dừa
Cách làm:
- Bôi một vài giọt dầu dừa vào chỗ môi bị sưng
- Để trong vài giờ
- Nếu hiện tượng sưng không giảm bớt nhanh, bạn có thể lặp lại cách này vài lần.
10. Cách làm hết sưng môi với muối Epsom
Nước muối Epsom ấm có thể làm mềm da, giảm đau và kháng viêm. Nếu bạn có bất kỳ tổn thương nào ở môi, việc áp dụng cách trị sưng môi nhanh nhất với nước muối Epsom ấm có thể giúp vết tổn thương này được chữa lành nhanh chóng.
Chuẩn bị: Một thìa muối Epsom, một cốc nước ấm và một chiếc khăn sạch.
Cách làm:
- Pha muối Epsom trong nước
- Nhúng khăn vào nước và chấm vào chỗ sưng môi trong 15 phút.
- Bạn có thể lặp lại cách trên một vài lần cho đến khi bớt sưng môi.
11. Cách trị sưng môi bằng giấm táo
Cách làm hết sưng môi bằng giấm táo là như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây! Bạn đừng bỏ lỡ!
Giấm táo có tác dụng giúp giảm sưng do có khả năng chống phù và viêm đồng thời diệt khuẩn nên bạn hoàn toàn có thể dùng như một phương thuốc để trị sưng môi.
Chuẩn bị: 1 thìa giấm táo, một thìa nước, bông gòn.
Cách làm:
- Pha loãng giấm táo và dùng bông thấm dung dịch này, sau đó chấm lên vùng môi bị sưng
- Để trong vài phút
- Rửa bằng nước
- Bạn nên thực hiện cách làm hết sưng môi này 2 lần mỗi ngày cho đến khi môi hết sưng.
Sưng môi hoặc bị giập môi làm sao mau lành? Ngoài việc áp dụng các cách trị sưng môi mà Hello Bacsi đã tổng hợp trong bài, bạn nên có chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, giàu vitamin để tránh bị sưng môi. Nếu môi của bạn bị sưng thường xuyên, đã áp dụng các cách trị sưng môi mà không thuyên giảm thì hãy đến gặp bác sĩ để biết rõ cụ thể nguyên nhân, điều trị kịp thời.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Bầm Tím ở Môi
-
Bí Kíp Tan Máu Bầm đơn Giản - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
️ Các Vết Bầm Tím Không Rõ Lý Do
-
Tiêm Filler Môi Bị Bầm Tím: 5 Tác Nhân & 5 Cách Phòng Ngừa
-
11 Cách Làm Tan Vết Bầm Tím Nhanh, đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Phun Môi Bị Bầm Tím Có Nguy Hiểm? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
9 Cách Giúp Xóa Tan Vết Bầm Tím Trên Cơ Thể - VnExpress
-
Tình Trạng Vết Bầm Tím Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
8 Mẹo Hay Giúp Làm Giảm Các Vết Bầm Tím Trên Cơ Thể
-
Cách Chăm Sóc Vết Bầm Tím, Bong Gân Và Căng Cơ | Vinmec
-
Đi Tìm Lời Giải Cho Băn Khoăn Máu Bầm ở Mắt Có Nguy Hiểm Không
-
5 Nguyên Nhân Tụ Máu Dưới Da ít Người Biết