9+ Công Dụng Tuyệt Vời Của Lá Tía Tô đối Với Sức Khỏe

9+ công dụng tuyệt vời của lá tía tô đối với sức khỏe9+ công dụng tuyệt vời của lá tía tô đối với sức khỏeLà loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người châu Á, tía tô thường được dùng để ăn sống hoặc làm nguyên liệu cho nhiều món ăn. Bên cạnh đó, công dụng của lá tía tô cũng được phổ biến rộng rãi trong những bài thuốc chữa và phòng bệnh theo y học phương Đông.

Tía tô (Perilla, tên khoa học: Perilla frutescens var. crispa) là giống cây thuộc họ Hoa môi, được trồng rộng rãi tại các vùng đất trải dài từ Ấn Độ cho tới Đông Á. Tại Việt Nam, tất cả các bộ phận của cây tía tô (trừ phần rễ) đều có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau. Tía tô được biết đến là một trong những phương thuốc quan trọng của y học phương Đông.

Ở Việt Nam, tía tô thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như rau gia vị hoặc dùng làm nguyên liệu cho các món ăn. Bên cạnh đó, tía tô còn được dùng để nấu nước uống, tắm hoặc dùng để đắp mặt nạ. Để tìm hiểu thêm về công dụng của lá tía tô, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1.Thành phần dinh dưỡng

Theo USDA, trong 100g lá tía tô có chứa:

Lượng calo

37

Chất đạm

1g

Chất bột đường

7g

Chất béo

0g

Chất xơ

7g

Đường

0g

Kali

500mg

Natri

15mg

Vitamin C

43%

Canxi

23%

Sắt

9%

2.Công dụng của lá tía tô đối với sức khỏe

Lá tía tô được biết đến như một loại thảo dược đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người:

2.1.Tăng cường hệ miễn dịch

Các hợp chất có trong lá tía tô có công dụng kích thích hoạt động sản sinh ra interferon các tế bào thuộc hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể khỏi các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư.

9+ công dụng tuyệt vời của lá tía tô đối với sức khỏe - Ảnh 2.

Lá tía tô là loại thảo dược mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Tác dụng của quả thanh trà đối với sức khỏe

- Bảng chỉ số đường huyết của các loại trái cây và thực phẩm

2.2.Chống trầm cảm và cải thiện não bộ

Các chất chống oxy hóa và tinh dầu trong lá tía tô giúp não bộ hoạt động hiệu quả. Các chất này kích thích cơ thể sản sinh ra dopamine (hormone hạnh phúc), hormone này giúp tinh thần phấn chấn, tăng cường trí nhớ và nâng cao hiệu quả hoạt động của não bộ.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu của trường Đại học Y Khoa Maryland cũng chỉ ra rằng chất ALA trong tía tô có tác dụng ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm, giúp nâng cao tinh thần và cải thiện tâm lý một cách rõ rệt.

2.3.Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Các chất chống oxy hóa và tinh dầu có trong lá tía tô đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các loại cholesterol “xấu” (LDL) và tăng cường các loại cholesterol “tốt” (HDL) để nâng cao sức khỏe động mạch. Các chất này cũng hạn chế quy trình oxy hóa cholesterol trong các loại thức ăn hàng ngày mà cơ thể hấp thụ, tránh việc hình thành các mảng bám trong mạch máu.

Do vậy, bạn có thể thêm lá tía tô vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình để phòng tránh các bệnh về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay ung thư.

2.4.Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng flavonoid có trong lá tía tô giúp làm giảm các triệu chứng thường gặp sau khi ăn như đầy hơi, buồn nôn. Tinh dầu trong lá tía tô cũng có tác dụng kháng viêm, kích thích tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng khó tiêu.

Axit rosmarinic và acid caffeic có trong lá tía tô (đặc biệt khi sử dụng dưới dạng thuốc) có tác dụng củng cố cơ thắt thực quản dưới để tránh trào ngược dạ dày (đối với thuốc tăng co bóp), hoặc giảm các cơn đau bụng (đối với thuốc chống co thắt).

2.5. Kháng viêm và giảm thiểu các cơn đau khớp

Các axit béo trong lá tía tô mang lại công dụng vô cùng hiệu quả đối với những người bị bệnh xương khớp bởi chúng giúp tăng khả năng “bôi trơn” các khớp và ngăn ngừa các triệu đau nhức xương khớp.

Sử dụng lá tía tô dưới dạng thực phẩm bổ sung cũng có thể thay thế các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) vốn có nhiều rủi ro và tác dụng phụ.

2.6.Ngăn ngừa ung thư

Các gốc tự do xuất hiện nhiều trong cơ thể có thể dẫn tới hiện tượng mất cân bằng oxy hóa và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư. Các chất chống oxy hóa trong lá tía tô có khả năng tiêu diệt các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Bổ sung đủ khẩu phần lá tía tô hàng ngày là một cách hữu hiệu để giảm thiểu khả năng mắc ung thư của cơ thể.

2.7.Giải cảm, cúm, ho, hen suyễn, viêm phế quản

Tía tô có chứa nhiều loại flavonoid như quercetin, luteolin cùng các axit béo có lợi khác. Đây đều là những thành phần có lợi cho hệ hô hấp của cơ thể và giúp cho người bị bệnh dễ hít thở hơn. Sử dụng lá tía tô thường xuyên trong quá trình điều trị, và dung tích phổi sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian ngắn.

2.8.Nâng cao sức khỏe răng miệng

Các nghiên cứu tại Nhật Bản chỉ ra rằng lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ăn nhiều lá tía tô sẽ giúp giảm thiểu các hiện tượng như chảy máu chân răng, viêm lợi,...

2.9.Chống viêm và dị ứng

Ăn lá tía tô giúp điều hòa lượng histamine trong cơ thể (ức chế sự kích thích sản sinh histamine khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng), giúp hạn chế các biểu hiện dị ứng như chảy nước mắt, sổ mũi, ngứa và thở dốc.

2.10. Làm đẹp da

Trong lá tía tô có chứa axit rosmarinic, đây là loại chất giúp chống lại các yếu tố kích ứng da và làm giảm hiện tượng sưng tấy. Tinh dầu tía tô được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp, chúng có tác dụng đặc biệt trong việc kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa vượt trội.

9+ công dụng tuyệt vời của lá tía tô đối với sức khỏe - Ảnh 3.

Tinh dầu tía tô được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp, chúng có tác dụng đặc biệt trong việc kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa vượt trội. (Ảnh: Internet)

Bổ sung đầy đủ tinh dầu tía tô sẽ giúp cho da trở nên căng mịn, chữa lành các vết mụn hay phát ban, loại bỏ nếp nhăn để làn da trẻ đẹp hơn.

Bên cạnh đó, bã tía tô xay nhuyễn cũng có tác dụng bảo vệ da khỏi bị cháy nắng. Uống thuốc sắc lá tía tô cũng có tác dụng chống say nắng và giảm nhẹ các triệu chứng say nắng.

3. Tác dụng phụ của lá tía tô

3.1.Tác dụng phụ của lá tía tô

Nhìn chung, việc ăn trực tiếp hoặc sử dụng các sản phẩm làm từ lá tía tô qua đường miệng là tương đối an toàn. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng với liều lượng hợp lý, quá trình sử dụng tía tô có thể kéo dài nhiều tháng mà không đem lại bất cứ tác dụng phụ đáng kể nào.

Khi sử dụng các sản phẩm làm từ lá tía tô trên da (đặc biệt là tinh dầu), dị ứng là điều hoàn toàn có thể xảy ra đối với những người có làn da nhạy cảm. Tùy vào mức độ kích ứng da, các biểu hiện dị ứng có thể khác nhau (thường là phát ban).

Ngoài ra, một số loài động vật tiếp xúc với hoặc ăn phải lá tía tô sẽ dẫn đến hiện tượng phù phổi và suy hô hấp.

3.2.Các đối tượng không nên sử dụng lá tía tô

Với những tác dụng phụ kể trên, có thể thấy lá tía tô là loại thực phẩm tương đối “lành”. Mặc dù vậy, những ai có làn da nhạy cảm vẫn cần phải lưu ý khi sử dụng lá tía tô để tránh những biểu hiện dị ứng không mong muốn. Người bị cảm nóng, nhiều mồ hôi cũng nên thận trọng với lá tía tô.

Đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang mang thai và cho con bú, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang trong quá trình phẫu thuật/điều trị thuốc, … nên cẩn trọng và ngừng việc sử dụng lá tía tô để không làm ảnh hưởng đến thể trạng chung. Nếu có sử dụng lá tía tô, phải nghe theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ và chuyên gia y tế.

Trong quá trình sử dụng lá tía tô, nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường nào xảy ra với sức khỏe, phải dừng ngay việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn.

4.Sử dụng lá tía tô trong cuộc sống thường ngày

Như đã nói ở trên, sử dụng lá tía tô trong bữa ăn hàng ngày có lẽ là cách tốt nhất để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thể sử dụng tía tô như một loại rau thơm để ăn kèm với cháo, hoặc sử dụng lá tía tô làm thành phần của những món ăn hàng ngày như chả, trứng, canh, …

Bên cạnh đó, bạn còn có thể nấu nước lá tía tô uống trong ngày (cụ thể là trước và sau bữa ăn khoảng 30 phút) thay cho việc uống trà. Nấu nước tắm bằng lá tía tô hoặc đắp mặt nạ lá tía tô cũng là những cách để bạn và gia đình tận dụng được những lợi ích mà lá tía tô mang lại. Nhìn chung, dù có sử dụng lá tía tô dưới hình thức nào đi chăng nữa, chú ý tới liều lượng sử dụng sẽ phát huy được tối đa những công dụng đã nêu trên.

Hi vọng bạn đã có được những kiến thức bổ ích về công dụng của lá tía tô qua bài viết này, và tìm ra được thêm nhiều cách để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

1.https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-477/perilla

2.https://www.rxlist.com/perilla/supplements.htm

3.https://www.healthbenefitstimes.com/perilla-2/

>> Những loại trái cây tốt cho người đang bị sốt <<

Tác giả: Đinh Đức Huy Theo Doanh nghiệp tiếp thị Link bài gốc Link bài gốc Copy link
  • Chia sẻ

Bạn thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe gì dưới đây ? Trái cây và sản phẩm chế biến Nhóm vitamin Nhóm khoáng chất Đăng ký nhận tin

Vui lòng nhập Email của bạn

Hoàn thành

Bài viết đọc nhiều

Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho dân văn phòng trong năm mới với thực đơn bổ dưỡng Bài thuốc từ quả Phật thủ: Sau rằm tháng Giêng chớ vội bỏ đi! Những thực phẩm lành mạnh đem lại hiệu quả thanh lọc cơ thể sau kỳ nghỉ Tết mọi người nên biết Bánh chưng gạo lứt có thực sự khiến bạn ăn thả ga mà không bị lên cân sau Tết? Khổ qua - Mướp đắng: Không thể thiếu trong mâm cỗ Tết nhưng không phải ai cũng nên ăn! Giảm cân sau Tết: Đừng cố nhịn đói khi đi ngủ, nên bổ sung những thực phẩm nào?

Bài viết cùng chủ đề Trái cây và sản phẩm chế biến

Bất ngờ với tác dụng của hạt cam đối với sức khoẻ và làm đẹp, nhiều người tiếc hùi hụi vì toàn vứt đi Bất ngờ với tác dụng của hạt cam đối với sức khoẻ và làm đẹp, nhiều người tiếc hùi hụi vì toàn vứt đi Quả sơ ri: Loại quả được ví như "cherry nội địa", là "vua vitamin C", tốt cho da và phòng ngừa nhiều bệnh tật Quả sơ ri: Loại quả được ví như "cherry nội địa", là "vua vitamin C", tốt cho da và phòng ngừa nhiều bệnh tật Ăn táo đỏ khô như đồ ăn vặt, bạn có thể gặp phải 5 vấn đề sức khoẻ này Ăn táo đỏ khô như đồ ăn vặt, bạn có thể gặp phải 5 vấn đề sức khoẻ này

Khoai củ và sản phẩm chế biến

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Khoai mỡ: Loại củ được mệnh danh là "vựa kali và vitamin C", cực tốt cho tim mạch và huyết áp [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Khoai tây có tác dụng chữa bệnh gì? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 6 lý do bạn nên bổ sung khoai mỡ vào chế độ ăn uống

Ngũ cốc và các loại thực phẩm chế biến

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 5 công dụng của giấm gạo đối với sức khoẻ: Giấm gạo hay giấm táo tốt hơn? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Hạnh nhân: Loại hạt được ví như "nữ hoàng hạt khô", vừa chống lão hóa lại giúp giảm cân, tốt cho tim mạch [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Ăn granola mỗi ngày có tốt không?

Rau củ quả

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Rau cải dại: Loại rau giúp ngăn ngừa mỡ máu, mỡ gan và rất tốt cho sức khoẻ sinh sản của phụ nữ [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Cải bẹ xanh: Loại rau có vị cay nồng được ví như "nữ hoàng vitamin K", tốt cho tim mạch và huyết áp [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Rầm rộ trào lưu ăn lá chuối chiên giòn: Vậy lá chuối có công dụng gì?

Dầu, mỡ, bơ

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Dầu hạt thì là đen: Loại dầu có thể "chặn đứng" ung thư và tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Dầu vừng: Loại dầu có mùi thơm ngậy nức mũi, cực tốt cho miễn dịch và tim mạch [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Dầu đậu nành có tốt cho sức khỏe không?

Thịt và sản phẩm từ thịt

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Ăn gan bò có tốt không? Gan bò có giàu sắt hơn gan lợn không? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tác dụng đáng ngạc nhiên của gelatin đối với sức khỏe, cân nặng và sắc đẹp [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Điều gì xảy ra khi bạn ngừng ăn thịt?

Thủy hải sản

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Cá ba sa: Loại cá ít calo nhưng giàu protein, tốt cho tim mạch và kéo dài tuổi thọ mà giá rẻ bèo [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Cá hồi: Loại cá được ví như "vua omega-3", người Việt rất quen thuộc, ăn sống hay ăn chín đều có lợi cho sức khỏe [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Cá vược: Loại cá ao bổ không kém gì cá hồi, giúp ngăn ngừa mảng bám động mạch và nhiều lợi ích khác

Trứng và các thực phẩm chế biến

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Trứng gà vỏ trắng và vỏ nâu, loại nào tốt hơn? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Ăn trứng muối có tốt không? Những ai không nên ăn loại trứng này? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tác dụng của trứng gà đối với nam giới là gì?

Đồ hộp

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tác hại của đồ ăn nhanh đối với sức khoẻ của trẻ

Gia vị và các loại nước chấm

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Mùa này ăn tỏi ngừa cảm cúm nhưng hãy dừng ngay nếu thấy dấu hiệu này [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 10+ tác dụng của rau thì là đối với sức khỏe: Vừa là gia vị vừa là thuốc chữa bệnh [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 8 lý do bạn nên bổ sung cỏ xạ hương vào chế độ ăn uống trong thời điểm giao mùa

Đồ ngọt và các loại mứt kẹo

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 3 bước giúp giảm cơn thèm ngọt vào mùa thu nhanh chóng [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Buổi tối tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này

Các loại đồ uống

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Mùa lạnh, nhâm nhi một cốc cacao nóng để nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời của bột cacao đối với sức khỏe [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tiệc tùng cuối năm liên miên, cẩn thận 10 bệnh nguy hiểm do uống nhiều bia rượu [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Trà hoa oải hương: Loại trà có mùi thơm "nịnh mũi", cực tốt cho tâm trạng và sức khỏe

Sữa và các sản phẩm từ sữa

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Sữa lạc đà trong kẹo táo đỏ đang hot hiện nay tốt cho sức khoẻ như thế nào? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Loại sữa từ ong có vị chua và đắng nhưng lại rất tốt cho người bị ung thư và tiểu đường, giúp giảm cholesterol [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 1 hũ sữa chua không đường bao nhiêu calo? Ăn mỗi ngày có tốt không? Hỏi bác sỹBS. Nguyễn Xuân KiênBS. Nguyễn Xuân KiênBác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108Ths-BS Nguyễn Đình VươngThs-BS Nguyễn Đình VươngKhoa Ngoại Tổng hợpTư vấn và giải đáp những khúc mắc về bệnh Tiểu Đường từ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Đọc nhiều nhất

Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai

Từ khóa » Tía Tô Bao Nhiêu Calo