9+ Tác Dụng Của Cây Xuyến Chi đối Với Sức Khỏe

Anthocyanin

  • Flavonoid

  • Polyphenol

  • Polyacetylene

  • Saponin

  • Triterpene

    Ngoài ra, trong 100g xuyết chi còn chứa:

    Nước

    9.8%

    Magie

    2.3%

    Mangan

    2.2%

    Photpho

    1.6%

    Crom

    1.2%

    Canxi

    1.1%

    Kẽm

    0.03%

    Sắt

    0.02%%

    2.Tác dụng của cây xuyến chi

    2.1.Dưỡng da và chống lão hóa

    Chiết xuất và tinh dầu xuyến chi được sử dụng để tăng độ sáng, mịn và ngăn ngừa các vấn đề da liễu thường gặp. Chiết xuất xuyến chi cũng có thể trị tàn nhang mà không để lại tác dụng phụ như các sản phẩm dưỡng da khác.

    Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong xuyến chi cũng giúp đảo ngược tác hại của tia UV để làn da được trẻ và mịn màng hơn.

    9+ tác dụng của cây xuyến chi đối với sức khỏe   - Ảnh 2.

    Chiết xuất và tinh dầu xuyến chi được sử dụng để tăng độ sáng, mịn và ngăn ngừa các vấn đề da liễu thường gặp. (Ảnh: Internet)

    2.2.Chữa các bệnh về đường hô hấp

    Xuyến chi là loại dược liệu tự nhiên có khả năng chữa các bệnh như: cảm, viêm phế quản và các bệnh về đường hô hấp khác. Hoa xuyến chi có tác dụng kháng viêm, long đờm, làm thông thoáng đường hô hấp và giúp người bệnh dễ thở hơn.

    Súc miệng bằng trà xuyến chi cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau họng và viêm loét miệng.

    2.3.Cải thiện hệ tiêu hóa

    Uống trà xuyến chi là một cách hữu hiệu giúp hạn chế chứng khó tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu, xuyến chi có khả năng kích thích cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thức ăn.

    Việc uống trà xuyến chi hàng ngày giúp bạn tăng cảm giác thèm ăn và giúp phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, co thắt dạ dày.

    Đọc thêm:

    - 11 tác dụng tuyệt vời của quả ổi đối với sức khỏe

    - 4 ảnh hưởng nghiêm trọng khi cơ thể thiếu đường

    2.4. Điều trị vết thương

    Một trong những tên gọi khác của xuyến chi trong tiếng Anh là “Bruisewort” (tạm dịch là loại cây đặc trị các vết bầm tím). Trong xuyến chi có thành phần đặc trưng của các loại thuốc mỡ chuyên trị các vết thương, vết bầm tím và vết xước ngoài da.

    Đặc tính kháng khuẩn trong xuyến chi cũng sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn trên bề mặt vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và không để lại sẹo.

    2.5.Hỗ trợ chữa trị ung thư vú

    Sử dụng chiết xuất xuyến chi là liệu pháp vi lượng đồng căn thường được áp dụng trong điều trị ung thư vú. Theo các nhà khoa học, việc ăn và sử dụng các loại thực phẩm họ Cúc giúp làm giảm các triệu chứng sức khỏe xấu và giúp cơ thể tự hồi phục nhanh hơn.

    2.6.Hạ sốt

    Tác dụng lợi tiểu của xuyến chi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết mồ hôi và giúp cơ thể giải nhiệt. Đối với những người bị sốt, bạn có thể pha trà xuyến chi, hoặc làm túi chườm xuyến chi chườm lên trán để hạ sốt nhanh chóng và giảm hiện tượng váng đầu.

    2.7.Kháng viêm

    Đặc tính kháng viêm của xuyến chi đã được các nhà sản xuất nghiên cứu và tận dụng trong các loại thuốc mỡ chống viêm khớp, chuột rút hay căng cơ. Nhiều dưỡng chất trong xuyến chi có tác dụng chống co thắt ở vùng như bụng, lưng, và giảm thiểu các triệu chứng thường gặp ở bệnh gút hay thấp khớp.

    2.8.Giải độc

    Nước ép xuyến chi là một phương thuốc hữu hiệu giúp loại bỏ độc tố và các chất có hại ra khỏi cơ thể. Lượng khoáng chất cao trong xuyến chi có tác dụng làm sạch mạch máu, cân bằng lượng pH trong cơ thể và tăng cường sức khỏe cho gan.

    2.9. Điều hòa kinh nguyệt và bảo vệ sức khỏe sau sinh sản

    Chiết xuất hoa xuyến chi chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Sử dụng xuyến chi giúp điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa các vấn đề về sinh sản mà bạn có thể gặp phải.

    Đối với phụ nữ có thai, sử dụng xuyến chi có tác dụng làm giảm và xoa dịu các cơn đau vùng bụng dưới giai đoạn sau sinh.

    3.Tác dụng phụ của hoa xuyến chi và lưu ý khi dùng

    3.1.Tác dụng phụ của cây xuyến chi

    Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào nói về tác dụng phụ của cây xuyến chi đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng sử dụng loại thảo dược tự nhiên này.

    Liều lượng sử dụng xuyến chi phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, thể trạng,... Nếu bạn không chắc chắn về liều lượng, hãy tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia y tế cũng như phần hướng dẫn sử dụng trên vỏ sản phẩm.

    Xuyến chi dại có thể gây kích ứng ở những người bị dị ứng với thực vật họ Cúc (Asteraceae/Compositae). Họ này gồm cỏ phấn hương, chi cúc, cúc vạn thọ, tiểu cúc và một số loại cây khác.

    3.2. Những đối tượng không nên sử dụng cây xuyến chi

    Với tác dụng phụ như trên, các đối tượng sau cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng cây xuyến chi dưới dạng thực phẩm hoặc thuốc:

    • Những người bị dị ứng với thực vật họ Cúc nên tránh sử dụng xuyến chi dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu bạn chỉ mắc chứng dị ứng nói chung, nên đi khám ở các cơ sở y tế có uy tín để có kết luận về thể trạng trước khi sử dụng xuyến chi.

    • Bên cạnh đó, khoa học cũng chưa chứng minh được tác dụng và tác hại của xuyến chi đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang có thai và cho con bú, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang phẫu thuật hay điều trị thuốc, … Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, nên tránh việc sử dụng xuyến chi dưới mọi hình thức trong thời kì này để đảm bảo sức khỏe.

    Nếu bạn gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe nào trong quá trình sử dụng xuyến chi, cần ngừng ngay việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo an toàn.

    4. Sử dụng cây xuyến chi trong cuộc sống thường ngày

    Bạn có thể dùng xuyến chi làm thực phẩm hoặc thuốc.

    Lá, hoa, chồi, cánh hoa xuyến chi đều có vị dịu tự nhiên, và đặc biệt phù hợp để thêm vào các salad, canh, bánh mì hoặc các món hầm khác. Lá xuyến chi có chứa hàm lượng vitamin A và C cao, và có hương vị đặc biệt hấp dẫn khi ăn cùng các loại phomai.

    Bạn có thể sử dụng chồi xuyến chi non trong salad thay cho hạt bạch hoa. Phần hoa còn lại có thể dùng để trang trí cho món ăn, món tráng miệng hoặc làm kẹo tùy theo sở thích.

    Sau đây là một số gợi ý khi sử dụng xuyến chi làm thuốc:

    Sử dụng theo đường ăn uống:

    • Sắc nước xuyến chi uống

    • Pha trà xuyến chi để sử dụng hàng ngày

    • Ngâm xuyến chi trong rượu làm thuốc

    • Xay sinh tố xuyến chi cùng với các loại hoa quả, nguyên liệu khác

    • Làm xuyến chi dầm giấm (một loại muối dưa sử dụng xuyến chi)

    Sử dụng ngoài da:

    • Sử dụng thuốc sắc để ngâm hoặc rửa ráy

    • Chườm trực tiếp lá hoặc bã xuyến chi lên vết đau, vết thương

    • Sử dụng thuốc mỡ có chứa xuyến chi cho các vùng xương khớp đau nhức.

    Trên đây là những tác dụng của cây xuyến chi. Hãy sử dụng những thông tin trong bài viết này một cách hợp lý và tham khảo chỉ dẫn của các bác sĩ để đem lại hiệu quả sức khỏe cao nhất cho bản thân và gia đình bạn.

    Nguồn tham khảo:

    1.https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-9/wild-daisy

    2.https://www.healthbenefitstimes.com/daisy/

    3.https://www.emedicinehealth.com/wild_daisy/vitamins-supplements.htm

    4.https://www.eatweeds.co.uk/daisy-bellis-perennis Xông mặt bằng lá tía tô có tác dụng gì?

  • Từ khóa » Tác Dụng Của Cúc Xuyến Chi