Acid Amin Thiết Yếu Là Gì? Lợi ích, Liều Lượng Và Nguồn Thực Phẩm ...

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Axit amin thiết yếu là gì? Lợi ích và nguồn thực phẩm bổ sung
Axit amin thiết yếu là gì? Lợi ích và nguồn thực phẩm bổ sung Cập nhật: 17/06/2024 Lượt xem: 1009 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ Trần Thị Quyên

Chuyên khoa: Dinh dưỡng

Bác sĩ Trần Thị Quyên chuyên khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện, hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Axit amin là thành phần cấu tạo quan trọng của protein, tham gia vào duy trì hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, có 9 loại axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp mà cần được cung cấp hoàn toàn từ thức ăn. Cùng tìm hiểu các loại axit amin đó qua bài viết này nhé!

Axit amin là gì? Phân loại

Axit amin là những phân tử hữu cơ nhỏ cấu tạo từ cacbon, hiđro, oxi và nitơ. Các axit amin liên kết với theo những cách sắp xếp khác nhau để tạo ra hàng triệu phân tử protein trong cơ thể. Từ đó, chúng tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể như:

  • Xây dựng cấu trúc tế bào, các mô và cơ quan.
  • Đóng vai trò miễn dịch nhờ các kháng nguyên, kháng thể.
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất thông qua hệ thống enzyme.

Trong cơ thể có 20 loại axit amin với đặc điểm cấu tạo khác nhau và được phân chia thành 2 loại chính:

  • Axit amin không thiết yếu: là những axit amin cơ thể có thể tự tổng hợp được nhờ quá trình đồng hóa.
  • Axit amin thiết yếu: là những axit amin mà cơ thể không thể tổng hợp được và cần bổ sung từ bên ngoài.[1]

1Axit amin thiết yếu là gì?

Trong cơ thể chúng ta chỉ có 9 axit amin được phân loại là axit amin thiết yếu. Đó là histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine.

Không giống như các axit amin không cần thiết, cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được các axit amin này. Do đó, chúng ta cần bổ sung 9 axit amin thiết yếu thông qua các loại thực phẩm có trong bữa ăn hằng ngày.

Ngoài ra, còn có 1 nhóm axit amin cơ thể có thể tự tổng hợp khi khỏe mạnh nhưng sẽ thiếu hụt khi mắc bệnh lý, được gọi là axit amin thiết yếu có điều kiện. Chúng bao gồm arginine, cystine, glutamine, glycine, proline, tyrosine và serine.[2][3][1]

Axit amin thiết yếu là các chất được cung cấp từ các thực phẩm hàng ngày

Axit amin thiết yếu là các chất được cung cấp từ các thực phẩm hàng ngày

2Vai trò của các axit amin thiết yếu

Tùy vào cấu tạo mà mỗi loại axit amin thiết yếu có thể đem đến những tác dụng khác nhau. Vai trò chính của mỗi axit amin thiết yếu gồm:

  • Phenylalanine: là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh tyrosine, dopamine, epinephrine và norepinephrine… giúp truyền tín hiệu từ giữa các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, axit amin này còn tham gia cấu tạo, chức năng của enzym và các axit amin khác.
  • Valine: là một trong ba axit amin chuỗi phân nhánh. Nhờ đó, valine giúp kích thích sự phát triển và tái tạo cơ cũng như tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng.
  • Threonine: là thành phần chính của các protein cấu tạo tế bào như collagen, elastin. Do đó, axit amin này có vai trò giúp da và mô liên kết trở nên đàn hồi, chống lão hóa. Đồng thời, nó cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và tăng cường miễn dịch.
  • Tryptophan: là tiền thân của chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Nhờ vậy, tryptophan tham gia vào hoạt động điều hòa giấc ngủ, sự thèm ăn và tâm trạng của chúng ta.
  • Methionine: đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và giải độc cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng tham gia cấu tạo protein giúp tăng cường phát triển của mô, hỗ trợ hấp thụ kẽm và selen và những khoáng chất quan trọng khác.
  • Leucine: giống như valine, leucine là một axit amin chuỗi nhánh rất quan trọng để tổng hợp protein và sửa chữa các cơ bắp bị tổn thương. Đồng thời, axit amin này cũng tham gia điều chỉnh lượng đường trong máu và tăng cường phát triển cơ thể.
  • Isoleucine: là axit amin cuối cùng trong ba axit amin chuỗi nhánh. Isoleucine tham gia vào quá trình trao đổi chất ở cơ bắp, sản xuất kháng thể miễn dịch, tổng hợp hemoglobin và điều hòa năng lượng.
  • Lysine: đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp protein nhất là collagen và elastin, các loại hormone, enzyme hay hấp thụ canxi. Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc sản xuất năng lượng và chức năng miễn dịch.
  • Histidine: được sử dụng để sản xuất histamine - một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho phản ứng miễn dịch, hệ tiêu hóa, sinh dục và điều hòa chu kỳ ngủ - thức. Đặc biệt, axit amin này giúp duy trì vỏ myelin, bảo vệ các tế bào thần kinh.[3]

Axit amin thiết yếu là thành phần quan trọng giúp phát triển cơ bắp

Axit amin thiết yếu là thành phần quan trọng giúp phát triển cơ bắp

3Lợi ích của các axit amin thiết yếu đối với cơ thể

Axit amin thiết yếu cấu tạo nên nhiều thành phần và hợp chất của cơ thể. Do đó, chúng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sống như:

  • Cải thiện tâm trạng và giấc ngủ: axit amin tryptophan giúp tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Nhờ đó, bạn sẽ được điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và hành vi.
  • Tăng hiệu suất tập thể dục: thông qua ba axit amin thiết yếu chuỗi nhánh gồm leucine, isoleucine và valine. Điều này là nhờ tác dụng giảm bớt mệt mỏi, cải thiện hiệu suất thể thao và kích thích phục hồi cơ sau khi tập luyện của chúng.
  • Ngăn ngừa mất cơ: mất cơ là một tác dụng phụ thường gặp khi người bệnh ít vận động, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Việc bổ sung các axit amin thiết yếu có thể giúp ngăn ngừa sự phân hủy cơ bắp và duy trì khối lượng cơ thể nạc.
  • Thúc đẩy giảm cân: bổ sung axit amin thiết yếu có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giải phóng năng lượng. Nhờ vậy, chúng có thể kích thích phân hủy mỡ và đem lại lợi ích cho việc giảm cân.
  • Cải thiện chức năng gan: gan là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất protein và giải độc cơ thể. Do đó, việc cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu sẽ giúp gan hoạt động tốt hơn và cải thiện chức năng.[1][4]

Axit amin giúp tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân

Axit amin giúp tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân

4Nguồn thực phẩm giàu các loại axit amin

Axit amin được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Một số loại thức ăn giàu axit amin thiết yếu gồm:

  • Các loại thịt bò, thịt lợn hay thịt gia cầm: là nguồn cung cấp axit amin thiết yếu đa dạng và quan trọng có nguồn gốc từ động vật.
  • Trứng, sữa và phô mai: đem đến thành phần protein và axit amin cao (lên đến 25%).
  • Cá thu, cá hồi, cá ngừ: chứa nhiều axit amin quan trọng cho cơ thể. Đồng thời, cá cũng giúp cung cấp omega - 3 và các vi chất khác để cơ thể khỏe mạnh.
  • Các loại đậu: là loại thực vật giàu protein (khoảng 20 - 45%). Trong đó có chứa rất nhiều axit amin thiết yếu như lysine, tryptophan… Bạn có thể ăn đa dạng các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu lăng…
  • Các loại nấm: với đa dạng 17 loại axit amin trong đó có axit amin thiết yếu, hạn chế tình trạng thiếu hụt lysine. Bạn có thể ăn nhiều loại nấm khác nhau như nấm đùi gà, nấm rơm, nấm mối.
  • Hạt kiều mạch và diêm mạch: là nguồn cung cấp đầy đủ 9 axit amin thiết yếu cũng như chất xơ từ thực vật.[1][4]

Axit amin thiết yếu có thể đến từ thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật

Axit amin thiết yếu có thể đến từ thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật

5Nhu cầu các loại axit amin thiết yếu của cơ thể

Các loại axit amin thiết yếu rất quan trọng cho hoạt động sống nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp. Do đó, bạn cần bổ sung chúng từ bên ngoài trong các bữa ăn. Theo khuyến nghị, với mỗi kg cân nặng thì cơ thể cần [5]:

  • Isoleucine: 19 mg
  • Leucine: 42 mg
  • Lysine: 38 mg
  • Methionine: 19 mg
  • Phenylalanin: 33 mg
  • Threonine: 20 mg
  • Tryptophan: 5 mg
  • Valine: 24 mg

Liều lượng mỗi axit amin thiết yếu mà cơ thể cần là khác nhau

Liều lượng mỗi axit amin thiết yếu mà cơ thể cần là khác nhau

Xem thêm:

  • Threonin là gì? Vai trò của threonin với sức khỏe
  • Acid amin là gì? Các loại acid amin thiết yếu đối với cơ thể con người
  • Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về vai trò của các loại axit amin thiết yếu. Bạn nên bổ sung đa dạng các loại axit amin này thông qua các thực phẩm hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Amino Acids

    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22243-amino-acids
  2. Amino acids

    https://medlineplus.gov/ency/article/002222.htm

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

https://giadinhmoi.vn/axit-amin-thiet-yeu-la-gi-loi-ich-va-nguon-thuc-pham-bo-sung-d89113.html

Từ khoá: axit amin thiết yếu là gì axit amin thiết yếu axit amin là gì các axit amin axit amin Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • Nên uống collagen nước hay viên thì hiệu quả đẹp da tốt hơn?

    Sử dụng thuốc an toàn

    Nên uống collagen nước hay viên thì hiệu quả đẹp da tốt hơn?

    Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

    2 tháng trước
  • Top 12 viên uống collagen tốt, hiệu quả được nhiều người tin dùng

    Sử dụng thuốc an toàn

    Top 12 viên uống collagen tốt, hiệu quả được nhiều người tin dùng

    Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

    2 tháng trước
  • Thiếu vitamin B6: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Sử dụng thuốc an toàn

    Thiếu vitamin B6: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Dược sĩ Trần Mạnh Đạt

    2 tháng trước
  • Thiếu Vitamin B12: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Sử dụng thuốc an toàn

    Thiếu Vitamin B12: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Bác sĩ Trần Thị Quyên

    2 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Chức Năng Các Acid Amin Thiết Yếu