Các Loại Acid Amin Thiết Yếu đối Với Cơ Thể - Nhà Thuốc An Khang

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Acid amin là gì? Các loại acid amin thiết yếu đối với cơ thể con người
Acid amin là gì? Các loại acid amin thiết yếu đối với cơ thể con người Cập nhật: 16/06/2024 Lượt xem: 692

Cơ thể cần 20 loại acid amin khác nhau để duy trì chức năng cơ bản của các hệ cơ quan. Trong đó có 9 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được và cần bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Vậy những loại acid amin đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Acid amin là gì?

Acid amin là các đơn vị cấu tạo nên protein. Mỗi protein là một chuỗi acid amin dài có trình tự sắp xếp các acid amin khác nhau và đảm nhận vai trò riêng.

Cơ thể cần 20 loại acid amin khác nhau để duy trì các chức năng cơ bản, trong đó có 9 loại acid amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Chúng được gọi là những acid amin thiết yếu gồm có: Lysine, histidine, threonine, methionine, valine, isoleucine, leucine, phenylalanine, tryptophan.

1Các loại acid amin thiết yếu

Lysine

Lysine đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô cơ, duy trì sức khỏe xương, hỗ trợ quá trình hồi phục sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Ngoài ra, lysine cũng tham gia điều chỉnh hoạt động chức năng của các hormone, kháng thể và enzyme trong cơ thể. Nhờ đó, hệ miễn dịch cũng được tăng cường và nâng cao khả năng chống vi khuẩn, vi rút,...

Một nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng, tình trạng thiếu lysine có thể dẫn đến trạng thái lo lắng, lo âu do tinh thần bị căng thẳng.[1]

Mỗi ngày bạn cần bổ sung 38mg lysine trên một kilogam cân nặng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.[2]

Lysine đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô cơ, duy trì sức khỏe xương

Lysine đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô cơ, duy trì sức khỏe xương

Histidine

Histidine tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo tế bào máu và sửa chữa các mô đồng thời duy trì lớp vỏ bảo vệ đặc biệt của các tế bào thần kinh (các bao myelin). Ngoài ra, cơ thể có thể chuyển hóa histidine thành một chất dẫn truyền kinh quan trọng gọi là histamine - chất có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa và sức khỏe sinh sản.

Kết quả của một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ béo phì mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa khi được bổ sung histidine, chỉ số BMI và tình trạng kháng insulin đã giảm và thay đổi tích cực.[3]

Bên cạnh đó, nếu cơ thể thiếu histidine thì có thể gây thiếu máu và thường gặp hơn ở những người bệnh viêm khớp hoặc bệnh thận mạn tính.[4]

Mỗi ngày cơ thể cần bổ sung 14mg histidine trên một kilogam cân nặng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Acid amin histidine tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo tế bào máu

Acid amin histidine tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo tế bào máu

Threonine

Threonine góp phần hình thành nên cấu trúc collagen, elastin giúp làn da săn chắc và men răng giúp răng chắc khỏe. Ngoài ra, threonine cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo, đặc biệt có lợi cho những người mắc chứng khó tiêu, rối loạn lo âu và trầm cảm nhẹ.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy sự thiếu hụt threonine ở cá khiến chúng dễ mắc bệnh hơn. Như vậy có thể thấy, threonine có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.[5]

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi kilogam cân nặng cần 20mg threonine để đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của cơ thể.

Threonine hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, rất có lợi cho sức khỏe

Threonine hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, rất có lợi cho sức khỏe

Methionine

Methionine giúp tăng trưởng mô tế bào, đặc biệt là da, móng và tóc. Nhờ đó, làn da trở nên săn chắc, móng tay hồng hào và mái tóc bồng bềnh bóng khỏe.

Bên cạnh đó, methionine cũng giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất thiết yếu bao gồm kẽm và selen, đồng thời hỗ trợ loại bỏ các kim loại nặng như chì và thủy ngân.[6]

Mỗi kilogam cân nặng cần 19mg methionine để đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của cơ thể.

Methionine giúp tăng trưởng mô tế bào, đặc biệt là giúp da, móng, tóc bóng khỏe

Methionine giúp tăng trưởng mô tế bào, đặc biệt là giúp da, móng, tóc bóng khỏe

Valine

Valine là một acid amin rất cần thiết cho sự tập trung và điều hòa cảm xúc của não bộ. Ngoài ra, valine còn tham gia vào quá trình phát triển cơ bắp, tái tạo và sửa chữa các mô đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Khi thiếu valine, bạn có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, suy giảm chức năng thần kinh và sa sút trí tuệ. Mỗi ngày cơ thể cần bổ sung 24mg valine trên một kilogam cân nặng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Valine là một acid amin rất quan trọng để duy trì các chức năng não bộ

Valine là một acid amin rất quan trọng để duy trì các chức năng não bộ

Isoleucine

Isoleucine có khả năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh lượng đường trong máu, thúc đẩy sản xuất các loại hormone và giúp quá trình chữa lành vết thương diễn ra nhanh hơn.

Isoleucine thường có mặt tại các mô cơ và tham gia điều hòa mức năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, người lớn tuổi có thể dễ bị thiếu isoleucine hơn người trẻ. Sự thiếu hụt này dẫn đến tình trạng teo cơ và run chân tay.

Do đó, mỗi ngày cơ thể cần được bổ sung 19mg isoleucine trên một kilogam cân nặng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Acid amin isoleucine có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu

Acid amin isoleucine có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu

Leucine

Leucine tham gia hình thành nên các protein, hormone tăng trưởng hỗ trợ sự phát triển và sửa chữa các mô cơ, xương. Chúng cũng rất cần thiết cho việc chữa lành vết thương và điều chỉnh nồng độ đường trong máu.

Cơ thể thiếu leucine có thể xuất hiện các biểu hiện như phát ban trên da, rụng tóc và mệt mỏi. Vì vậy, mỗi ngày cơ thể cần bổ sung 42mg leucine trên một kilogam cân nặng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Leucine tham gia sản xuất các hormone tăng trưởng hỗ trợ phát triển xương

Leucine tham gia sản xuất các hormone tăng trưởng hỗ trợ phát triển xương

Phenylalanine

Phenylalanine góp phần hình thành nên các acid amin khác cũng như protein và enzyme, chẳng hạn như tyrosine - rất cần thiết cho quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh.

Các trường hợp thiếu phenylalanine tuy hiếm nhưng có thể làm chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh hoặc gây ra bệnh chàm, suy nhược cơ thể và các vấn đề về trí nhớ ở người lớn.

Phenylalanine thường có trong aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo dùng để sản xuất các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ aspartame quá mức có thể làm tăng nồng độ phenylalanine trong não, gây ra các triệu chứng như lo lắng, bồn chồn và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Những người mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp không thể chuyển hóa phenylalanine gọi là phenylketonuria (PKU) nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng phenylalanine cao.

Theo đó, mỗi kilogam cân nặng chỉ cần 33mg phenylalanine để đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của cơ thể.

Acid amin phenylalanine rất cần thiết đối với hệ thần kinh não bộ

Acid amin phenylalanine rất cần thiết đối với hệ thần kinh não bộ

Tryptophan

Tryptophan là tiền chất tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng (serotonin và melatonin), rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Serotonin điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, cơn đau và giấc ngủ. Melatonin cũng cùng với serotonin điều hòa giấc ngủ.

Ngoài ra, tryptophan còn là thuốc an thần và là thành phần trong một số thuốc hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Đặc biệt một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung tryptophan có thể cải thiện trạng thái tinh thần và điều hòa cảm xúc cho phụ nữ.[7]

Sự thiếu hụt tryptophan có thể gây ra bệnh Pellagra dẫn đến chứng mất trí nhớ, phát ban và các vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy, mỗi ngày cơ thể cần được bổ sung 5mg tryptophan trên một kilogam cân nặng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Tryptophan là thuốc an thần và là thành phần trong một số thuốc hỗ trợ giấc ngủ

Tryptophan là thuốc an thần và là thành phần trong một số thuốc hỗ trợ giấc ngủ

2Bổ sung acid amin thiết yếu

Thức ăn

Hầu hết mọi người đều có thể bổ sung đủ lượng acid amin thiết yếu thông qua chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt từ các loại thực phẩm giàu protein như:

Acid amin Thực phẩm
Lysine Thịt, trứng, đậu nành, đậu đen và hạt bí ngô.
Histidine Thịt đỏ, thịt cá, thịt gia cầm, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Threonine Phô mai và mầm lúa mì.
Methionine Trứng, ngũ cốc và các loại hạt.
Valine Phô mai, đậu nành, đậu phộng, nấm, ngũ cốc nguyên hạt và rau.
Isoleucine Thịt đỏ, thịt cá, thịt gia cầm, trứng, phô mai, đậu lăng và các loại hạt.
Leucine Sữa và các loại đậu.
Phenylalanine Thịt đỏ, thịt cá, thịt gia cầm, sữa, đậu nành, các loại đậu và hạt.
Tryptophan Mầm lúa mì, phô mai, thịt gà.

Bạn có thể bổ sung acid amin thiết yếu thông qua thực phẩm giàu protein

Bạn có thể bổ sung acid amin thiết yếu thông qua thực phẩm giàu protein

Thực phẩm bổ sung

Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn sử dụng các thực phẩm bổ sung để cung cấp đầy đủ lượng acid amin thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn mua sản phẩm bổ sung tại các nhà thuốc lớn và uy tín để nhận được sản phẩm chất lượng tốt cũng như sự tư vấn từ các dược sĩ.

Bạn có thể dùng các thực phẩm bổ sung để cung cấp đủ lượng acid amin thiết yếu

Bạn có thể dùng các thực phẩm bổ sung để cung cấp đủ lượng acid amin thiết yếu

Xem thêm:

  • Acid amin thiết yếu là gì? Lợi ích, liều lượng và nguồn thực phẩm giàu acid amin thiết yếu
  • Tyrosine là gì? Vai trò của tyrosine đối với sức khỏe
  • L-arginine là gì? Công dụng, cách dùng, thực phẩm chứa L-arginine

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc biết thêm nhiều thông tin về 9 loại acid amin thiết yếu. Hãy đảm bảo rằng cơ thể bạn dung nạp đủ các loại acid amin này để có thể duy trì một thể trạng tốt nhất nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Dietary L-Lysine Deficiency Increases Stress-Induced Anxiety and Fecal Excretion in Rats

    https://jn.nutrition.org/article/S0022-3166(22)15002-9/fulltext

    Ngày tham khảo:

    31/12/2023

  2. Amino Acids

    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22243-amino-acids

    Ngày tham khảo:

    31/12/2023

Xem thêm

Từ khoá: 9 acid amin thiết yếu các loại acid amin thiết yếu acid amin thiết yếu các loại acid amin acid amin Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • Nên uống collagen nước hay viên thì hiệu quả đẹp da tốt hơn?

    Sử dụng thuốc an toàn

    Nên uống collagen nước hay viên thì hiệu quả đẹp da tốt hơn?

    Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

    2 tháng trước
  • Top 12 viên uống collagen tốt, hiệu quả được nhiều người tin dùng

    Sử dụng thuốc an toàn

    Top 12 viên uống collagen tốt, hiệu quả được nhiều người tin dùng

    Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

    2 tháng trước
  • Thiếu vitamin B6: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Sử dụng thuốc an toàn

    Thiếu vitamin B6: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Dược sĩ Trần Mạnh Đạt

    2 tháng trước
  • Thiếu Vitamin B12: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Sử dụng thuốc an toàn

    Thiếu Vitamin B12: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Bác sĩ Trần Thị Quyên

    2 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Chức Năng Các Acid Amin Thiết Yếu