Axit Amin Là Gì Và Tác Dụng Của Axit Amin Với Cơ Thể | Medlatec

1. Axit amin là gì?

Axit amin là thành phần quan trọng cấu tạo nên các loại protein cũng nhưng các loại nội tiết tố, chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào hoạt động sống của cơ thể. Với chuỗi cấu tạo phức tạp, axit amin vừa có tính acid, vừa có tính bazo nên dễ dàng tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa quan trọng phức tạp.

Acid amin là các chất cấu tạo nên proteinAcid amin là các chất cấu tạo nên protein

Thực tế có nhiều loại axit amin khác nhau, trong đó cơ thể chúng ta cần 20 loại axit amin thiết yếu với 11 loại có thể tự tổng hợp. 9 loại axit amin thiết yếu còn lại bắt buộc phải hấp thu từ thực phẩm bên ngoài nên chế độ ăn hàng ngày cần đầy đủ protein chứa các axit amin này.

Sự sắp xếp và lựa chọn các axit amin liên kết với nhau theo trình tự nhất định sẽ tạo nên phân tử lớn protein, từ đó tính chất của protein cũng khác nhau. Giá trị dinh dưỡng của protein được xác định dựa trên số lượng và chất lượng của các axit amin cấu thành nó.

Giá trị dinh dưỡng của protein được xác định dựa trên số lượng và chất lượng axit amin cấu tạo

Giá trị dinh dưỡng của protein được xác định dựa trên số lượng và chất lượng axit amin cấu tạo

2. Phân loại axit amin

Phân loại axit amin được chia thành 2 nhóm dựa trên nhu cầu và khả năng tổng hợp của cơ thể như sau:

2.1. Acid amin thiết yếu

Các loại axit amin thiết yếu cơ thể không tự tổng hợp được, bắt buộc phải bổ sung hàng ngày từ chế độ ăn uống. Khi bổ sung vào cơ thể, axit amin ở dạng protein chuỗi lớn, đến quá trình tiêu hóa mới phân giải thành các axit amin riêng lẻ. Các axit amin thiết yếu sẽ được hấp thu vào máu, đưa đến các cơ quan để tổng hợp protein đặc hiệu theo nhu cầu cơ thể.

Nguồn thực phẩm giàu axit amin thiết yếu gồm: thịt gia cầm, thịt động vật, trứng, sữa,... Các loại axit amin nằm trong nhóm này bao gồm:

Valine

Valine là axit amin chuỗi nhánh,có vai trò tái tạo cơ bắp, tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng cung cấp cho cơ thể. Bổ sung axit amin Valine là cần thiết cho quá trình tăng trưởng cơ thể.

Valine tham gia vào quá trình tái tạo cơ bắp

Valine tham gia vào quá trình tái tạo cơ bắp

Phenylalanine

Đây là axit amin tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng như dopamine, tyrosine, epinephrine,... Vai trò của axit amin này là không thể thiếu trong tổng hợp và chức năng protein, ngoài ra cũng liên quan đến cả quá trình sản xuất ra axit amin không thiết yếu trong cơ thể.

Tryptophan

Tryptophan là axit amin thiết yếu, tiền chất của serotonin - chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến điều chỉnh cơn buồn ngủ, cảm giác thèm ăn và trạng thái tâm lý khác. Loại axit amin này cũng có tác dụng duy trì cân bằng Nitơ trong cơ thể.

Threonine

Threonine là thành phần cấu tạo chính nên các protein cấu trúc của da và mô liên kết - collagen và elastin. Tác dụng khác của axit amin này là chuyển hóa chất béo và tham gia vào chức năng miễn dịch.

Methionine

Methionine tham gia vào quá trình phát triển mô, hấp thu kẽm cùng nhiều khoáng chất thiết yếu với cơ thể. Quá trình giải độc cơ thể, trao đổi chất cũng có sự tham gia của Methionine.

Leucine

Giống như Valine, Leucine cũng là loại axit amin chuỗi nhánh, có vai trò chính trong việc tổng hợp protein và sửa chữa chức năng cơ bắp.

Lysine

Lysine tham gia vào quá trình tổng hợp protein, enzyme, chất sản xuất hormone và hấp thu canxi. Ngoài ra, vai trò khác của Lysine là tham gia vào thực hiện chức năng miễn dịch, sản xuất collagen và elastin,...

Lysine tham gia và thực hiện chức năng miễn dịch

Lysine tham gia và thực hiện chức năng miễn dịch

Isoleucine

Isoleucine là axit amin chuỗi nhánh cuối cùng, liên quan đến quá trình chuyển hóa cơ bắp, ngoài ra cũng có chức năng miễn dịch, thực hiện sản xuất huyết sắc tố và điều tiết năng lượng.

Histidine

Histamin được cơ thể sử dụng để sản xuất histamine - chất dẫn truyền thần kinh quan trọng với phản ứng miễn dịch, hoạt động của hệ sinh dục, tiêu hóa cũng như đảm bảo chu kỳ giấc ngủ.

Cơ thể cần bổ sung các axit amin thiết yếu hàng ngày để đảm bảo các quá trình sinh hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Sự thiếu hụt axit amin thiết yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ cơ thể.

2.2. Acid amin không thiết yếu

Các loại axit amin không thiết yếu gồm: Alanine, Arginine, Cysteine, Glutamate,... Cơ thể có thể tự tổng hợp các loại axit amin này nhưng chỉ tổng hợp đáp ứng nhu cầu của cơ thể, do đó một số trường hợp vẫn cần bổ sung ngoài axit amin không thiết yếu.

3. Tác dụng của axit amin

Tác dụng của axit amin với sức khỏe và hoạt động sống là vô cùng lớn, một số tác dụng tiêu biểu có thể kể đến như:

3.1. Giúp tâm trạng tốt hơn và ngủ ngon giấc hơn

Một trong các loại axit amin có tác dụng tham gia sản xuất serotonin là Tryptophan. Nồng độ axit amin này giảm thấp sẽ gây rối loạn giấc ngủ, dẫn đến tâm trạng chán nản.

Vai trò của axit amin trong cải thiện tâm trạng và giấc ngủ

Vai trò của axit amin trong cải thiện tâm trạng và giấc ngủ

3.2. Giảm mệt mỏi cho cơ thể

Nhiều Axit amin còn có tác dụng giúp giảm đau nhức, phục hồi cơ bắp nhanh hơn. Ở những người tập luyện cơ bắp, dùng 4g leucine mỗi ngày được khuyến khích để tăng cơ và duy trì cơ bắp.

3.3. Ngăn ngừa hiện tượng mất cơ

Hậu quả mà nhiều bệnh nhân phải điều trị bệnh, nằm dài ngày là hiện tượng mất cơ, nhất là những người cao tuổi. Bổ sung axit amin đúng cách sẽ ngăn ngừa, làm chậm quá trình này, bảo tồn khối lượng cơ và sức khỏe nói chung.

Như vậy MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu axit amin là gì và tác dụng của axit amin với sức khỏe con người cũng như hoạt động sống hàng ngày. Việc bổ sung đầy đủ các loại axit amin thiết yếu hàng ngày qua thực phẩm là rất quan trọng nên cần đặc biệt chú ý.

Tổng đài 1900 56 56 56 để luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nếu cần tư vấn chi tiết hơn.

Từ khóa » Chức Năng Các Acid Amin Thiết Yếu