Acid Folic (Vitamin B9): Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Acid folic (vitamin B9) là gì? Vai trò, cách dùng như thế nào?
Acid folic (vitamin B9) là gì? Vai trò, cách dùng như thế nào? Cập nhật: 18/11/2023 Lượt xem: 1117 Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

Chuyên khoa: Dược

Dược sĩ Nguyễn Minh Quý, chuyên khoa Dược lâm sàng tại bệnh viện đa khoa Gia Lâm. Hiện là dược sĩ thẩm định các bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Axit folic (vitamin B9) là một vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Để hiểu rõ hơn về acid folic cũng như tác dụng và cách dùng, các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Acid folic (vitamin B9) là gì?

Axit folic (vitamin B9) là một loại vitamin thuộc nhóm B, tan trong nước và tồn tại trong tự nhiên dưới dạng folate. Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất DNA, RNA và là một chất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trong máu.[1]

1Acid folic (vitamin B9) có tác dụng gì?

Điều trị thiếu folate

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu folate như chế độ dinh dưỡng không đủ chất, một số trường hợp giảm khả năng hấp thu folate như mắc bệnh Cellac, hội chứng ruột ngắn, phẫu thuật cắt một phần dạ dày, hoặc nghiện rượu, mang thai, bị bệnh thiếu máu tán huyết.

Việc bổ quá ít folate có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bao gồm thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, suy giảm chức năng miễn dịch hay trầm cảm.

Do đó, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin B9 thông qua chế độ ăn uống mỗi ngày để duy trì và cải thiện sức khỏe.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B9 giúp giảm nguy cơ thiếu folate

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B9 giúp giảm nguy cơ thiếu folate

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và biến chứng khi mang thai

Một trong những lợi ích phổ biến nhất của việc bổ sung axit folic trong thai kỳ là ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở , đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Bên cạnh đó, axit folic còn giúp giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ như tiền sản giật.

Bổ sung axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ

Bổ sung axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ

Duy trì sức khỏe của não bộ

Nồng độ folate trong máu thấp có liên quan đến suy giảm chức năng của não và tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Việc bổ sung axit folic có thể cải thiện chức năng của não ở những người bị hoặc có nguy cơ bị suy giảm trí tuệ và giúp điều trị bệnh Alzheimer.

Trong một nghiên cứu ở 180 người lớn tuổi bị suy giảm nhận thức nhẹ đã chứng minh rằng, việc bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong vòng 2 năm đã cải thiện đáng kể các chỉ số đánh giá chức năng của não.[2]

Axit folic có tác dụng cải thiện chức năng não bộ

Axit folic có tác dụng cải thiện chức năng não bộ

Điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần

Một số nghiên cứu cho thấy những người bị trầm cảm là có lượng folate trong máu thấp hơn những người không bị trầm cảm. Do đó, việc bổ sung acid folic và folate có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trầm cảm khi được sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm.[3]

Cụ thể, trong một nghiên cứu đã cho thấy rằng việc bổ sung acid folic và folate đã làm giảm các triệu chứng của trầm cảm sau sinh, tâm thần phân liệt và cả rối loạn lưỡng cực.

Bổ sung acid folic làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm

Bổ sung acid folic làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Folate đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa homocysteine. Đây là loại axit amin có thể gây các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch hay tạo cục máu đông khi chất này dư thừa trong máu.

Một nghiên cứu ở 80000 người tình nguyện đã chỉ ra rằng bổ sung axit folic làm giảm 4% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 10% nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, acid folic cũng được chứng minh giúp cải thiện lưu lượng máu và cải thiện chức năng tim mạch.[2] (Xem thêm các sản phẩm axit folic hỗ trợ tăng khả năng tạo máu, giúp bổ sung sắt cho cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường sức đề kháng).

Acid folic có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Acid folic có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

2Cách dùng acid folic (vitamin B9)

Bạn có thể uống acid folic với một cốc nước lọc sau bữa ăn 30 phút hoặc uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng để tăng hấp thu vitamin này. Ngoài ra, nên uống acid folic vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh quên liều và mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.[4]

Bạn nên uống acid folic sau bữa ăn 30 phút hay trước khi đi ngủ 2 tiếng

Bạn nên uống acid folic sau bữa ăn 30 phút hay trước khi đi ngủ 2 tiếng

3Liều dùng acid folic (vitamin B9)

Hàm lượng acid folic được bác sĩ chỉ định ở mỗi người sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi và mục đích điều trị. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), người lớn nên bổ sung ít nhất 400 mcg acid folic mỗi ngày. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai và cho con bú do nhu cầu tăng cao nên cần được cung cấp từ 400 – 800 mcg/ngày.[5], [6]

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung 400 - 800 mcg acid folic mỗi ngày

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung 400 - 800 mcg acid folic mỗi ngày

4Tác dụng phụ khi sử dụng acid folic (vitamin B9)

Vitamin B9 hay acid folic an toàn cho hầu hết mọi người khi uống. Thực tế cho thấy, hầu hết người lớn không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng acid folic với liều lượng dưới 1 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng quá liều acid folic có thể gây buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, co giật và mất ngủ.

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá liều acid folic trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư và tăng đau tim ở những người có vấn đề về tim.[7]

Sử dụng quá liều acid folic có thể gây tiêu chảy

Sử dụng quá liều acid folic có thể gây tiêu chảy

5Ai không nên dùng acid folic (vitamin B9)

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng acid folic, các đối tượng bên dưới cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng:[8]

  • Dị ứng với acid folic và/hoặc các muối folate.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hay thiếu máu ác tính.
  • Ung thư.
  • Chạy thận nhân tạo.
  • Đặt stent mạch vành.

Bệnh nhân thiếu máu ác tính cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng acid folic

Bệnh nhân thiếu máu ác tính cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng acid folic

6Acid folic (vitamin B9) có trong thực phẩm nào?

Thực phẩm giàu acid folic nằm trong hầu hết các loại thực phẩm chính mà chúng ta sử dụng hằng ngày, cụ thể:

  • Các loại rau xanh: bắp cải, bông cải xanh, xà lách.
  • Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phộng.
  • Trái cây: chanh, chuối, bơ, cam, đu đủ.
  • Thực phẩm khác: mì ống, ngũ cốc, bánh mì.

Bông cải xanh là một trong những loại thực phẩm giàu acid folic

Bông cải xanh là một trong những loại thực phẩm giàu acid folic

Xem thêm:

  • Thực phẩm chứa nhiều acid folic (vitamin B9).
  • Các loại vitamin nhóm B. Công dụng của vitamin B với cơ thể.
  • Liều dùng, cách dùng vitamin B1.

Axit folic là một loại vitamin không thể thiếu đối với sự phát triển của cơ thể, vì thế bạn cần lưu ý đến việc cung cấp axit folic hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cũng như duy trì các chức năng của cơ thể. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Folate (Axit Folic) – Vitamin B9

    https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/folic-acid/
  2. Folic Acid: Everything You Need to Know

    https://www.healthline.com/nutrition/folic-acid#benefits-uses

Xem thêm

Theo Gia đình mới

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

https://giadinhmoi.vn/acid-folic-vitamin-b9-la-gi-vai-tro-cach-dung-nhu-the-nao-d89205.html

Từ khoá: vitamin b9 có trong thực phẩm nào vitamin b9 có tác dụng gì acid folic là gì acid folic vitamin b9 Banner Promote 02Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - GLOTADOL T12

Các bài tin liên quan

  • Nên uống collagen nước hay viên thì hiệu quả đẹp da tốt hơn?

    Sử dụng thuốc an toàn

    Nên uống collagen nước hay viên thì hiệu quả đẹp da tốt hơn?

    Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

    3 tháng trước
  • Top 12 viên uống collagen tốt, hiệu quả được nhiều người tin dùng

    Sử dụng thuốc an toàn

    Top 12 viên uống collagen tốt, hiệu quả được nhiều người tin dùng

    Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

    3 tháng trước
  • Thiếu vitamin B6: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Sử dụng thuốc an toàn

    Thiếu vitamin B6: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Dược sĩ Trần Mạnh Đạt

    3 tháng trước
  • Thiếu Vitamin B12: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Sử dụng thuốc an toàn

    Thiếu Vitamin B12: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Bác sĩ Trần Thị Quyên

    3 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Tac Dung Thuoc B9