Vitamin B9 (Axít Folic) Là Gì? Công Dụng Và Liều Dùng • Leep.app

Vitamin B9 là một trong những vitamin cần thiết cho cơ thể để tạo ra các tế bào hồng cầu mới và tác động đến chất lượng máu trong cơ thể. Vitamin B9 xuất hiện nhiều trong hầu hết các loại thực phẩm hàng ngày. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về loại vitamin này nhé!

Vitamin B9 (axít folic) là gì?

Vitamin B9 là một trong 8 loại vitamin B, còn được gọi là axít folic. Vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp duy trì sức khỏe cơ thể tốt.

axit folic

Axti Folic cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể

Công dụng của vitamin B9

Vitamin B9 mang đến các công dụng sau:

  • Phòng ngừa dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kì.
  • Tăng cường sức khỏe não bộ và chức năng não.
  • Điều trị bổ sung các rối loạn sức khỏe tâm thần.
  • Giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim, cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Tăng cường chức năng tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Giảm các dấu hiệu viêm nhiễm ở phụ nữ.
  • Giảm tác dụng phụ của methotrexate, một loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến và một số bệnh ung thư.
  • Giảm mức homocysteine ​​và nguy cơ mắc bệnh tim ở bệnh nhân bệnh thận.

Một số loại thuốc có thể gây thiếu vitamin B9 như: phenytoin (dilantin), trimethoprim-sulfamethoxazole, methotrexate, sullfasalazin.

Nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt vitamin B9 như sau:

  • Chế độ ăn: ăn ít trái cây tươi, rau và ngũ cốc tăng cường chất xơ hoặc ăn thực phẩm không giàu vitamin B9 là nguyên nhân chính gây ra thiếu hụt.
  • Bệnh: các loại bệnh như: crohn, celiac, một số loại ung thư, quá trình lọc máu ảnh hưởng đến sự hấp thu đường tiêu hóa có thể gây ra thiếu hụt.
  • Di truyền học: đột biến di truyền cản trở chuyển đổi đúng cách và hiệu quả vitamin B9 trong chế độ ăn uống.

Các triệu chứng của thiếu axít folic bao gồm: đau đầu, cảm thấy lạnh, khó thở, da nhợt nhạt, cáu gắt, mệt mỏi, chóng mặt, lở miệng, tóc bạc, sưng lưỡi, bệnh tiêu chảy, ăn mất ngon, khó tập trung, giảm cân, tăng trưởng kém (1 trong những triệu chứng chính của suy dinh dưỡng).

Liều dùng

Vitamin B9 hòa tan trong nước và dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Lượng dùng hàng ngày được khuyến nghị như sau:

Người lớn

  • Người lớn: 400 mcg DFE mỗi ngày để bổ sung lượng vitamin B9 bị mất hàng ngày.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: 500 – 600 mcg DFE

Trẻ em:

  • Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng: 165 mcg DFE
  • Trẻ em 7 – 12 tháng tuổi: 80 mcg DFE
  • Trẻ em 1 – 3: 150 mcg DFE
  • Trẻ em 4 – 8: 200 mcg DFE
  • Trẻ em 9 – 13: 300 mcg DFE
  • Trẻ em 14–18: 400 mcg DFE

Tác dụng phụ của vitamin B9

Nồng độ axít folic không chuyển hóa cao trong máu có thể che dấu sự thiếu hụt vitamin B1, làm tăng nguy cơ tự kỷ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhận thức thần kinh.

Ngoài ra, bổ sung axít folic tạo ra nguy cơ tiềm ẩn khác như:

  • Nguy cơ ung thư: tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở những người bổ sung axít folic đã tăng lên đáng kể.
  • Người trưởng thành sa sút tinh thần: bổ sung axít folic liều cao có thể dẫn đến suy giảm tinh thần nhanh hơn ở những người lớn tuổi có mức vitamin B12 thấp .
  • Chức năng miễn dịch: bổ sung axít folic liều cao có thể làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch bảo vệ gây suy giảm chức năng miễn dịch.

Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tương tác với thuốc khác và chất bổ sung khác, đặc biệt là với liều lượng lớn.

Thực phẩm chứa vitamin B9

thực phẩm chứa vitamin b9

Các loại thực phẩm chứa vitamin B9 như: cam, cà rốt, quýt, đậu đo, súp lơ,…

Tốt nhất nên bổ sung vitamin B9 hoàn toàn từ thực phẩm. Các thực phẩm giàu vitamin B9 như:

  • Rau xanh như: bông cải xanh và rau bina
  • Bắp cải brucxen
  • Đậu hà lan
  • Trái cây như: cam, quýt, chuối, dưa, nước ép cà chua
  • Các câu họ đậu
  • Trứng, thịt gan, gia cầm, thịt heo
  • Động vật có vỏ
  • Cám, lúa mì, ngũ cốc
  • Nấm, măng tây

Vitamin B9 (axít folic) trong tương tác

Lưu ý, tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Cụ thể:

  • Methotrexate là loại thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư và bệnh tự miễn dịch.
  • Thuốc trị động kinh như: dilantin, carbatrol và depacon.
  • Sulfasalazine được sử dụng để điều trị viêm loét đại tràng.

Các lưu ý khi sử dụng vitamin B9

Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh; các loại thuốc đang sử dụng; các loại thuốc, tá dược thuốc, thức ăn và các chất dị ứng khác để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác.

Xem thêm: 9 loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cơ bắp hiệu quả

Cách bảo quản vitamin B9

Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản theo được ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Bảo quản vitamin B9 ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm ướt.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Không xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ vào các đường thoát nước trừ khi được yêu cầu. Tiêu hủy thuốc hết hạn hoặc không thể sử dụng theo đúng hướng dẫn của cơ quan xử lý rác thải.

Nguồn tham khảo

Folic Acid: Everything You Need to Know – https://www.healthline.com/nutrition/folic-acid Ngày truy cập 31/01/2021

Folic Acid vs. Folate — What’s the Difference? – https://www.healthline.com/nutrition/folic-acid-vs-folate Ngày truy cập 31/01/2021

Folic Acid: Uses, Side Effects, Interactions, Dosage, and Warning – https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1017/folic-acid Ngày truy cập 31/01/2021

Folate (folic acid) – https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-folate/art-20364625 Ngày truy cập 31/01/2021

Từ khóa » Tac Dung Thuoc B9