Những Tác Dụng Của Axit Folic (vitamin B9) Sẽ Làm Bạn Bất Ngờ!
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Vitamin B9 có tác dụng gì?
- Lượng axit folic khuyến nghị mỗi ngày
- Axit folic có ở đâu?
Bổ sung đầy đủ axit folic là cực kỳ quan trọng trong các giai đoạn mang thai, trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên. Vậy tác dụng của axit folic là gì? Bổ sung axit folic từ đâu và bao nhiêu là đủ? Hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vitamin B9 có tác dụng gì?
Axit folic là một loại vitamin tổng hợp của folate (vitamin B9), một loại vitamin B tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Axit folic hòa tan trong nước và được sử dụng trong các chất bổ sung và thực phẩm tăng cường.
Cả axit folic và folate thường được chú trọng bổ sung vì nhiều lý do. Sau đây là những lợi ích và tác dụng của axit folic và folate:
Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ
Tác dụng của axit folic với bà bầu là không thể phủ nhận. Một trong những công dụng phổ biến nhất của việc bổ sung axit folic và folate là ngăn ngừa sẩy thai và dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là dị tật ống thần kinh, bao gồm tật nứt đốt sống và chứng thiếu não (trẻ sinh ra không có não hoặc hộp sọ).
Không những vậy, nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng tình trạng folate của người cha trước khi thụ thai có thể cũng quan trọng không kém.
Giảm nguy cơ trầm cảm
Thiếu folate có liên quan đến việc tăng nguy cơ trầm cảm và giảm khả năng điều trị khỏi bệnh trầm cảm. Bản thân việc bổ sung axit folic không được coi là phương pháp điều trị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng, bổ sung axit folic và folate có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh khi được sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm.
Duy trì sức khỏe tim mạch
Tiêu thụ các chất bổ sung chứa folate, bao gồm cả axit folic, có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Folate đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa homocysteine. Nồng độ homocysteine cao liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, bổ sung axit folic có thể làm giảm mức homocysteine và nguy cơ mắc bệnh tim.
Hơn nữa, bổ sung axit folic có thể giúp giảm thiểu tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim. Ngoài ra, tác dụng của axit folic còn giúp cải thiện lưu lượng máu, từ đó cải thiện chức năng tim mạch.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Nồng độ folate trong máu thấp có liên quan đến chức năng não kém và tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, bổ sung axit folic có thể cải thiện chức năng não ở những người bị suy giảm trí tuệ và giúp điều trị bệnh Alzheimer.
Các lợi ích tiềm năng khác
Tác dụng của axit folic khác có thể kể đến như:
- Kiểm soát đái tháo đường: Folate có thể giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, giảm đề kháng insulin và tăng cường chức năng tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường.
- Khả năng sinh sản: Bổ sung nhiều folate hơn (hơn 800 mcg mỗi ngày) có liên quan đến tăng tỷ lệ sống sót của bào thai ở phụ nữ sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản.
- Tình trạng viêm nhiễm: Các chất bổ sung axit folic và folate đã được chứng minh là làm giảm các dấu hiệu viêm.
- Giảm tác dụng phụ của thuốc: Folate có thể giúp giảm các tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc.
- Bệnh thận: Bổ sung axit folic có thể giúp giảm mức homocysteine và nguy cơ mắc bệnh tim ở những người bệnh thân.
Lượng axit folic khuyến nghị mỗi ngày
Axit folic tổng hợp được cho là có khả năng được hấp thụ 100% khi uống lúc đói. Trong khi đó, axit folic có trong thực phẩm tăng cường chỉ có 85% khả năng hấp thụ. Folate tự nhiên có khả năng hấp thụ thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 50%.
Tất cả mọi người đều bổ sung cả folate tự nhiên và axit folic tổng hợp. Do đó, lượng vitamin B9 khuyến nghị được tính theo “tương đương folate trong chế độ ăn” (DFE). Cụ thể:
1 mcg DFE = 1 mcg folate tự nhiên = 0,5 mcg axit folic trong thực phẩm bổ sung khi bụng đói = 0,6 mcg axit folic ăn cùng thực phẩm.
Theo đó, lượng folate được khuyến nghị hàng ngày (RDA) là khác nhau đối với các độ tuổi khác nhau. Cụ thể như sau:
- 0 đến 6 tháng: 65 mcg;
- 7 đến 12 tháng: 80 mcg;
- 1 đến 3 tuổi: 150 mcg;
- 4 đến 8 tuổi: 200 mcg;
- 9 đến 13 tuổi: 300 mcg;
- Từ 14 tuổi trở lên: 400 mcg;
- Khi mang thai: 600 mcg;
- Trong thời kỳ cho con bú: 500 mcg.
Nhu cầu folate tăng trong thời kỳ mang thai, cho con bú để đảm bảo tác dụng của axit folic. Như đã đề cập, đó chính giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Axit folic có ở đâu?
Có 150 dạng folate khác nhau, và thất thoát từ 50 đến 90% có thể xảy ra trong quá trình nấu nướng, bảo quản hoặc chế biến. Các nguồn folate tốt nhất là rau xanh, các loại đậu và gan.
Chúng bao gồm :
- Gan bò;
- Rau chân vịt, rau diếp;
- Măng tây, bông cải xanh;
- Bắp cải Brussels;
- Trái bơ;
- Đậu xanh, đậu tây, đậu phộng rang khô;
- Cua bể;
- Nước cam;
- Cam và bưởi;
- Đu đủ, chuối, dưa lưới;
- Trứng luộc kĩ.
Nếu bạn bổ sung nhiều folate hơn mức cần thiết, không cần lo lắng. Axit folic hòa tan trong nước, bất kỳ lượng dư thừa nào cũng sẽ được đào thải qua nước tiểu.
Tóm lại, axit folic là dạng tổng hợp của folate, một loại vitamin B quan trọng. Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ cho câu hỏi vitamin B9 có tác dụng gì. Hãy xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mình bạn nhé!
Từ khóa » Tac Dung Thuoc B9
-
Folate (vitamin B9): Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ | Vinmec
-
Công Dụng Của Thuốc Tadyfe B9 | Vinmec
-
Tác Dụng Quý ít Biết Của Vitamin B9
-
Bác Sĩ Chỉ Ra 6 Dấu Hiệu Thiếu Vitamin B9 Trầm Trọng
-
Acid Folic (Vitamin B9): Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm
-
Vitamin B9 Có Tác Dụng Gì? Thực Phẩm Nào Giàu Vitamin B9?
-
Tardyferron® B9 Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Tardyferon B9: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu ý
-
Vitamin B9 Có Tác Dụng Gì? 7 Lợi ích Bất Ngờ Không Thể Bỏ Qua
-
Vitamin B9 (Axít Folic) Là Gì? Công Dụng Và Liều Dùng • Leep.app
-
- Tác Dụng Quý ít Biết Của Vitamin B9
-
Thuốc Tardyferon B9 điều Trị Và Dự Phòng Thiếu Máu
-
Folic Acid (Vitamin B9): Vitamin Nhóm B, Chất Dinh Dưỡng
-
Tardyferon B9 | BvNTP