Âm Nhạc Trong Nghi Lễ Phật Giáo Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Nghi thức
- Việt Hóa Nghi Thức
- Share link
- Ý Nghĩa Nghi Thức
- Việt Hóa Nghi Thức
- Tweet
Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo Việt Nam
Âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú bởi đời sống của con người Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam phong phú rất giàu và rất đẹp...
“Âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam là kho tàng vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị nhân văn sâu sắc”, đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Thuyết Phong - danh nhân di sản quốc gia Hoa Kỳ, danh nhân âm nhạc Anh, trong buổi thuyết trình “Âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam” nhân Hội thảo - Bồi dưỡng kiến thức và hoạt động văn hóa Phật giáo toàn quốc 2010 vừa qua tại Nha Trang. 1. Đi tìm giá trị âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh và của Thiều Chửu: “Nghi là dáng vẻ bên ngoài như oai nghi. Lễ là khuôn mẫu, phép tắc, cung cách như lễ bái.” Trong Sa di Luật nghi yếu lược tăng chú quyển hạ: “Oai nghi giả, vị hữu oai khả úy, hữu nghi khả kính”. Bởi lẽ, có oai khá sợ, có nghi khả kính” và “Nghi tại tướng, Lễ tại tâm”. Người xưa cũng đã nói: “Dân sở do sinh, lễ vi đại”. Những điều cần cho dân yên mà sống Lễ là hơn hết. Vì thế cũng có câu: “Hiếu, Để, Trung, Tín nhân cho bổn. Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ nhân chi căn”. Trong sách Luận Ngữ, Khổng Tử đã nói: "Không học kinh lễ thì không biết cách đi đứng ở đời". Nghi lễ như vậy có ý nghĩa rất rộng, bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội. Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo. Nghi lễ thường đi đôi với nhạc, lễ và nhạc là triết lý chủ yếu của Nho giáo có tác dụng chuyển hóa con người và xã hội. Đức Khổng Tử coi Lễ rất quan trọng để kiểm soát hành vi, ước muốn bất thiện của con người, còn Nhạc để điều hòa cảm hóa lòng người. Nhạc và Lễ của Nho giáo đã ăn sâu vào đường lối cai trị của quốc gia và quan niệm sống của xã hội thời xưa. Nó ảnh hưởng nhất định vào nếp sống của con người và xã hội Á Đông ngày nay. Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần lễ và nhạc, tùy theo truyền thống văn hóa nghệ thuật của mỗi miền, mỗi vùng mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống của vùng, miền ấy. Nghi lễ Phật giáo mang màu sắc lễ nhạc cổ truyền của dân tộc, là một mảng của nền văn hóa truyền thống cần phải tôn trọng, phát huy và bảo tồn. Theo định nghĩa truyền thống: “Âm nhạc là một thực thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, hiểu khác nhau”. Đạo Phật đến với Việt Nam rất sớm, từ thời Hùng Vương khoảng từ thế kỷ thứ I, thứ II. Đạo Phật đi đến đâu như nước thấm vào đất, hòa vào dân tộc Việt như máu và thịt, như tim với óc của một cơ thể con người. Vai trò của Tăng, Ni đối với đạo Phật rất quan trọng. Tăng đoàn chính là những nghệ sĩ âm nhạc truyền thống Phật giáo, là nghệ sĩ sáng tác đồng thời cũng là nghệ sĩ biểu diễn. Thanh nhạc và khí nhạc của âm nhạc Phật giáo Việt Nam có nhiều loại khác nhau, nào chuông, mõ, khánh, trống, ốc, tang, bản mộc, thủ xích, đại hồng chung…mỗi loại đều tạo một âm thanh trầm hùng thoát tục… Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo Việt Nam có thể chia làm mười thể loại đó là: Tụng, trì, niệm, tán, sám pháp, bạch, thỉnh, xướng, kệ, đọc. Tụng kinh A Di Đà khác với trì chú Đại bi, niệm Phật “Nam mô A Di Đà Phật” cũng khác với kệ chuông: “Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới…”. Tán lại hoàn toàn khác với xướng. Đọc sớ cũng khác với thỉnh, tác bạch khác với tuyên pháp ngữ v.v… mỗi thể loại khác nhau, không thể loại nào giống thể loại nào. Âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam có yếu tố truyền thừa, sáng tác mà đặc biệt là yếu tố truyền khẩu vô cùng quý giá. Từ các vị bổn sư, chủ sám, gia trì, chánh chúng, duy na truyền tụng và lần lượt các lớp hậu bối làm theo, dường như những tác phẩm của âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam không có tên tác giả mà là những tác giả dân gian. Âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam lại có nhiều nốt, nhiều âm đậm đà bản sắc dân tộc và rất đa dạng, rất phong phú mang yếu tố địa phương. Tán của miền Bắc khác với tán của miền Trung và tán miền Nam. Tán tang năm, lại khác với tán tang sáu, và cũng khác phạm lễ, tán tẩu… "Hãy nhìn lại một buổi lễ Đăng đàn chẩn tế bạc độ âm linh của chư tôn đức miền Bắc hoàn toàn khác với miền Trung và miền Nam và ngược lại, mặc dầu Trung Pha Du Già là một." 2. Mang nặng một tấm lòng Âm nhạc trong nghi lễ của đạo Phật Việt Nam là gì? Vị trí của âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam trên thế giới? Trong buổi thuyết trình tại Tuần văn hóa Phật giáo toàn quốc 2010, tại Nha Trang-Khánh Hòa, Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong kể mẩu chuyện đầy niềm tự hào về các nhà sư Việt Nam đã nhiều lần sang Nhật truyền dạy âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam cho chư Tăng Phật giáo Nhật Bản vào những thế kỷ trước và khẳng định vị trí của âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam rất được thế giới trân kính. Vậy làm thế nào để âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam được bảo tồn, phát triển và phát huy giá trị của âm nhạc nghi lễ Phật giáo? 1. Tại các trường Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng Phật học, HVPGVN cần có chương trình giảng dạy, đề tài nghiên cứu cho Tăng Ni sinh về âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam. Bởi vì người xưa đã khẳng định “Tiên học lễ hậu học văn”. Học lễ trước rồi sau đó mới học kiến thức văn hóa. Bởi vì lễ sẽ hoàn thiện con người, thành người có tâm, có đức, để “Thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân. Thượng báo tứ ân, bạc tế tam hữu.” Muốn vậy cần tổ chức bộ phận nghiên cứu, biên soạn giáo trình có hệ thống làm tài liệu cho giáo thọ, giảng viên giảng dạy. 2. Âm nhạc nghi lễ Phật giáo rất cần thiết trong đời sống cộng đồng xã hội đã trở thành một bộ phận văn hóa truyền thống của dân tộc như nước với sữa như tim với óc, do đó Phật giáo cần sưu tầm, ký âm, tích lũy, phổ biến để không những Tăng Ni trong nước được biết âm nhạc nghi lễ Phật giáo từng miền, từng vùng, mà còn có phương pháp bảo tồn, duy trì và phát triển có hiệu quả… 3. Trong một thời gian không xa, nếu được, mong rằng Giáo hội lập hồ sơ trình với Hội đồng di sản quốc gia đề nghị thế giới công nhận âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể. 3. Lời kết Âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú bởi đời sống của con người Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam phong phú rất giàu và rất đẹp. Âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam giàu bởi đời sống của người Việt Nam muôn màu, muôn vẻ, đời sống tư tưởng tình cảm dồi dào, phong phú. Âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam đẹp bởi tiếng ta đẹp đầy màu sắc, âm thanh và nhạc họa. Mỗi người con Phật từ diễn đàn Hội thảo Nghi lễ Phật giáo toàn quốc lần thứ II-2010 hãy là một viên gạch để xây dựng ngôi nhà nghi lễ Phật giáo Việt Nam đậm đà bản sắc Phật giáo dân tộc. Bài viết: "Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo Việt Nam" Trí Bửu - Vườn hoa Phật giáo Tags âm nhạc trong nghi lễ phật giáo việt nam am nhac trong nghi le phat giao viet nam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao phat giao vuon hoa phat giao phat hoc- Tweet
Các bài viết khác
-
Câu chuyện của những phong bao lì xì ngày tết
-
HT.Thích Huệ Minh nói về cách thức cúng giao thừa tại tư gia
-
Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách đón Tết của người Việt
- Lễ Hằng Thuận: cây cầu nối hạnh phúc giữa đạo và đời
- Ý niệm mùa xuân Di Lặc
- Nghi thức kinh Phước Đức (Kinh Phật dành cho Phật tử tại gia đặc biệt là giới trẻ)
- Phải làm gì khi đứng giữa hành chánh của giáo hội và pháp môn của Phật?
- Tâm của mỗi người chính là phong thủy tốt nhất mà họ cần có
Tin đáng quan tâm
Vườn Hoa Phật Giáo
Nhà tài trợ chính
- trang chủ
- Liên Hệ Quảng Cáo
- Tin tức
- Phật học
- Danh tăng
- Văn học
- Văn hóa
- Tự viện
- Phật pháp
- Lịch sử
- Nghi thức
- Tuổi trẻ và đời sống
- Góc suy ngẫm
- Từ thiện
- Thư viện audio
- Từ điển phật học
- RSS
- Sitemap
Từ khóa » Nghi Lễ Phật Giáo Miền Trung
-
Các Bài Tán Xấp Theo Nghi Lễ Phật Giáo Miền Trung
-
Cần Có Cái Nhìn Tổng Quan Hơn Về Nghi Lễ Phật Giáo
-
NET ĐAC THU CUA NGHI LE PHAT GIAO VIET NAM
-
Lễ Nghi Miền Trung - YouTube
-
NGHI LỄ PHẬT GIÁO || TÁN HUẾ || KINH - NHẠC THÍCH NHUẬN ...
-
Bộ Sưu Tầm Những Bài Tán Xấp, Rơi, Trạo, Thỉnh... Trong Nghi Lễ ...
-
(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghi Lễ Cầu An, Cầu Siêu Trong Phật Giáo ở Miền ...
-
Các Bài Tán Xấp Theo Nghi Lễ Phật Giáo Miền Trung
-
Những Bài Tán Rơi Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung - Pháp Vân
-
Hoà Thượng Chủ Tịch: Thống Nhất Mục đích, ý Nghĩa, Hình Thức Của ...
-
TP.Hải Phòng: Bế Mạc Hội Thảo Nghi Lễ Phật Giáo Toàn Quốc Lần Thứ III
-
Vai Trò Của Nghi Lễ Trong Tu Học Và Hoằng Pháp
-
[PDF] Nghi Lễ Cầu An, Cầu Siêu ở Thừa Thiên - Huế Và Vấn đề đặt Ra