Ăn Cỗ đi Trước, Lội Nước Theo Sau - Phật Giáo Hòa Hảo

GIỚI THIỆUTHÔNG BÁOTIN TỨC SỰ KIỆNĐẠO SỰ TỪ THIỆN XÃ HỘITIN ĐẠI LỄTẠP CHÍ HƯƠNG SENDIỄN ĐÀN
Tin mới
Video
Lời cảm ơn
Tin mới
TẠP CHÍ HƯƠNG SEN TỪ TẬP 1 ĐẾN NAY
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Hệ thống Tổ chức Giáo hội
VĂN BẢN ĐẠO QUY
Hiến chương Quy chế Nội quy
THÔNG TIN ĐẠO SỰ
  • - Công an An Giang và Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo sơ kết mô hình ‘2 An’
  • - BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO XÃ KHÁNH HÒA HỖ TRỢ QUÀ CHO HỘ NGHÈO VÀ HỌC SINH
  • - Thêm địa chỉ chữa bệnh từ thiện ở huyện Phú Tân
  • - Những người hào phóng với quê hương
  • - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xã Hòa An cất nhà tình thương cho hộ nghèo Ấp Bình Quới
  • - TP.HCM - HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
  • - BAN TRỊ SỰ XÃ HÒA BÌNH BÁO CÁO KẾT QUẢ XÂY DỰNG CẦU AN QUỚI I
  • - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xã Tân Phong bàn giao 20 căn nhà từ thiện
  • - XOA DỊU NỖI ĐAU CHẤT ĐỘC DA CAM
  • - TỔ CẤT NHÀ TỪ THIỆN CỦA BAN TRỊ SỰ GH PGHH P. TÂN LỘC CẤT NHÀ CHO HỘ NGHÈO
  • LỊCH THUYẾT GIẢNG
  • - Lịch Lớp Bồi dưỡng Giáo lý căn bản (khai giảng từ 12/7/2020 đến 15/8/2020)
  • LIÊN KẾT WEBSITE
    --- Chọn website ---
    TIẾNG TỪ BI
    Sấm giảng (sách) Thi văn Giáo lý (sách) VIDEO TIẾNG TỪ BI
    LỊCH THUYẾT GIẢNG
    Video Thuyết Giảng Giáo Lý
    PHIM TÀI LIỆU
    Phim tài liệu Đại lễ Tu Rèn Tâm Trí Muốn Về Cõi Phật
    THỐNG KÊ TRUY CẬP
    Đang online: 61
    Hôm nay: 189
    Hôm qua: 1,603
    Tuần này: 3,328
    Tuần trước: 16,106
    Tháng này: 377,123
    Tháng trước:
    Tất cả: 5,389,921
    DIỄN ĐÀN (Mọi yêu cầu gửi câu hỏi, chủ đề. Vui lòng gửi về địa chỉ email: bantrisutrunguongghpghh@gmail.com)
    Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau 10/28/2021 10:55:59 AM

      Tục ngữ có câu:

    "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau"

    Kính mời Quý đồng đạo cùng tham gia thảo luận về câu tục ngữ này (về quan điểm, giá trị đạo đức, bài học kinh nghiệm trong thực tiễn,..)

    Gửi bình luận
    nguyenhuudoannguyen@gmail.com 11/12/2021 | 01:35:24 PM “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”, thể hiện lối sống ích kỷ, bảo vệ lợi ích cho riêng mình. Nếu mọi người đều nghĩ như vậy thì phần thiệt thòi, khó khăn thuộc về ai? Trong thời đại hiện nay mọi người cần đoàn kết, hy sinh giúp đỡ lẫn nhau, “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, để đất nước được phát triển, cuộc sống xã hội được đi lên; nhất là để vượt qua khó khăn, như chúng ta đã thấy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của nhân dân ta trong thiên tai, bão lũ và điển hình là trong đại dịch covid 19 . Những khẩu hiệu “ đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên”, “ vì nước quên thân vì dân phục vụ”…luôn được thể hiện trên thực tế cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, có những trường hợp, nếu ta cảm thấy không có khả năng thì cũng không nên xung phong ( đi đầu), như không rành về đường đi, lội nước…mà ta đi trước, có thể gây tai nạn cho ta và khó khăn cho những người đồng hành … Tinh thần dũng cảm thôi chưa đủ, mà còn cần phải có kiến thức. Cũng như việc phòng chống dịch bệnh hiện nay, nếu ta không có bổn phận và hiểu về y khoa thì cũng không nên gần gũi với khu cách ly, hay tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Các ngành chức nhân khuyên ta nên tuân thủ 5 K và ở tại nhà cũng góp phần phòng chống dịch bệnh!
    congsetpt@gmail.com 10/12/2021 | 02:43:20 PM Nghĩa đen của câu này là: Một người nào đó khi được mời đi ăn cỗ (ăn tiệc) thì đi trước mọi người để giành lấy miếng ngon, chọn chỗ ngồi tốt. Đến trước sẽ được ăn đầy đủ các món ăn ngon và không sợ thiếu. Nhưng khi nào lội nước thì phải đi sau, nhường cái khó khăn nguy hiếm lại cho người khác. Vì dưới nước, không ai biết được chỗ cạn chỗ sâu, không biết rõ dưới nước có gì nguy hiểm. Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ này nói đến những người có thói hư tật xấu. Sống ích kỷ, so đo, tính toán thiệt hơn, khi hưởng quyền lợi thì tranh thủ đến sớm, đến trước để được phần lợi cho cá nhân mình. Nhưng mỗi khi có việc khó khăn, nguy hiểm thì họ lại tìm cách lẩn tránh mà giao lại cho người khác. Câu tục ngữ này, phản ánh giá trị đạo đức của con người, sống chỉ biết hưởng thụ, phê phán con người có lối sống thực dụng, chỉ biết hưởng lợi riêng cho bản thân mình. Trước mọi nhiệm vụ khó khăn họ sẵn sàng lẩn tránh, không ý thức trách nhiệm nào cả. Đó là những kẻ “Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con” mà làm. Những hạng người này, trong xã hội thời nào cũng có. Sau đây tôi xin minh họa qua Kể chuyện Bác Hồ: Bài học về sự công bằng – “Ba Chiếc Ba Lô”, như sau: Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói: - Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít. Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 chiếc ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm: - Các chú đã chia đều rồi chứ? Hai đồng chí trả lời: - Thưa Bác, rồi ạ. Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên. - Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ? Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói: - Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người. Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô. Bài học kinh nghiệm: Thông qua câu chuyện ngắn “Ba chiếc ba lô”, chúng ta rút ra được bài học là, trong cuộc sống cần phải biết san sẻ cùng nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, đừng dựa vào quyền cao chức rộng mà đàn áp kẻ yếu thế. Sống phải công bằng mới khiến lòng người khâm phục và nể trọng. Tóm lại, qua câu thành ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Dạy cho chúng ta bài học: Chúng ta không thể nào chấp nhận thái độ sống ích kỉ, cá nhân vụ lợi. Chúng ta phải biết sống chan hòa, lo cùng lo, hưởng cùng hưởng, sống phải có nghĩa có tình. Trong xã hội, không ai có thể sống riêng lẻ một mình được, mà phải biết nương tựa lẫn nhau, mọi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp cho lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong đó có quyền lợi của bản thân và gia đình mình. Chúng ta cần thực hiện đúng câu “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”./.
    hphuoc.ag@gmail.com 10/12/2021 | 02:42:04 PM Trong kho tàng ca dao tục ngữ, cổ nhân đã để lại rất nhiều. Trong đó có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Hàm ý của cổ nhân đã dạy chúng ta điều gì? Ta thử cùng tìm hiểu sau đây: Ăn cỗ: ăn đám , tiệc có mâm cao cỗ đầy, và đặc biệt có nhiều người tham dự. Đi trước : không đi trễ. Hàm ý đi đúng giờ. Đi dự đám tiệc, thì tranh thủ đi đúng giờ để khỏi làm phiền cho những người khác chờ đợi cũng như để thuận tiện cho người sắp xếp tổ chức. Rộng hơn khi tham dự một buổi liên hoan, hội họp, ta cũng phải tranh thủ đi đúng giờ, để ít nhất cũng thấy ta tỏ ra tôn trọng buổi liên hoan, hội họp đó. Lội nước. Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ dễ cảm nhận ý của từ lội nước. Hàng năm vào khoản tháng 6 đến tháng 10 nước từ nguồn đổ xuống làm cho vùng đồng bắng, đường sá, nhất là ở vùng nông thôn bị ngập sâu, cho nên đường đi rất khó khăn. Người đi đường nếu đi không khéo sẽ bị rơi vào các hố sâu, nước chảy xiết rất nguy hiểm. Do đó phải theo sau, tức lần dò theo dấu của người đi trước. Lội nước phải theo sau để tránh những rủi ro, nguy hiểm. Rộng hơn trên đường đời, luôn có rất nhiều chông gai, hiểm trở. Cụ Phan Bội Châu đã từng thốt lên: “Ví thử đường đời bằng phẳng cả / Anh hùng hào kiệt có ai hơn”. Theo sau. Ta theo dấu chân của người đi trước. Trong đời sống, ta 20, 30 tuổi là ta đi sau người 40,50 tuổi; ta 50, 60 tuổi là ta đi sau người 70, 80 tuổi. Theo sau không có nghĩa hèn nhát rụt rè, mà là có thái độ dè dặt, tinh thần luôn học hỏi, rút kinh nghiệm cuả người đi trước. Học để làm theo những điều tốt, và học để tránh những điều không tốt, vấp ngã của người. Người chỉ huy cầm quân đi đánh giặc, nếu chưa từng rành về binh pháp, huấn luyện để nắm vững chiến lược, chiến thuật. Chưa nghiên cứu kỹ tình hình lực lượng quân giặc. Địa hình hiểm trở… thì khó có thể mang về chiến thắng cho đoàn quân. Người lãnh đạo trong đơn vị. Nếu chưa từng nghiên cứu về phương pháp quản lý. Chưa rành chủ trương đường lối thì làm sao dẫn dất cơ quan đơn vị mình phát triển được. Kẻ tu hành. Nếu không chịu học tập giáo lý, “chưa hiểu rành nẻo bước đường đi”, mà luôn tỏ ra ta hay giỏi. Như vậy cũng có ngày phải “bán đồ nhi phế”. Tóm lại, trong câu tục ngữ trên, cổ nhân có ý nhắc chúng ta hiểu rằng trên đường đời luôn có nhiều khó khăn, cạm bẫy; theo sau, chúng ta không rụt rè nhút nhát mà phải luôn cẩn trọng, dè dặt. Vì rằng không có sự thành công nào mà không phải trải qua những thất bại. Luôn học hỏi ở người đi trước ta sẽ đỡ tốn thời gian, kinh nghiệm và hạn chế thất bại . Cuộc sống sẽ tốt hơn.
    Dieuhuethanh@gmail.com 07/12/2021 | 02:20:31 PM Tục ngữ là những câu ngắn gọn, diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường là đúc kết những kinh nghiệm tăng gia sản xuất, hiện tượng đời sống, triết lý dân gian muốn truyền lại đời sau.Vậy tục ngữ muốn nói điều gì?“Ăn cỗ đi trước” tức là chọn thời điểm đến sớm đề bàn cỗ đầy đủ, ngon miệng, tươm tất thì sẽ được ăn nhiều, ngon. Đến muộn sẽ thiếu phần, đồ ăn không còn ngon nữa. “Lội nước theo sau” là theo sau lưng người khác để tránh nguy hiểm khi lội qua những vùng trũng nước, có vấn đề gì thì người trước sẽ chịu đầu tiên. Đây là ý tốt để bảo vệ mình. Bên cạnh đó tục ngữ còn có ý: - Phê phán những người lợi dụng người khác, chọn phần tốt, phần an toàn và đẩy phần xấu, phần nguy hiểm cho người.- Thực trạng ngày nay, có một số người, lớp người trong xã hội chỉ biết nghĩ cho bản thân, không biết gắn mình vào tập thể, không làm mà hưởng lợi, không nghĩ đến cảm xúc, đến công sức của người khác.- Ngại khó, khi gặp khó khăn, đùn đẩy hết cho mọi người xung quanh. Nhưng khi có lợi ích, thành quả thì nhận hết công lao về mình. Lối sống ích kỷ, ngại khó luôn đáng bị phê phán. Những kẻ có lối sống “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” sẽ luôn bị người đời ghét bỏ, mất thiện cảm và chỉ trích. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” lời bài hát. Để khắc phục điều này, ta phải làm sao? Theo tôi nghĩ: các nhà quản trị và các nhà khoa học sẽ giải quyết được điều này. Thí dụ: về ăn cổ: có mời theo giờ; về lội nước: khó khăn có các quy định, quy trình, phục vụ ít rủi ro nhất. Vấn đề đã được giải đáp là ta cần tiếp cận khoa học kỹ thuật: yêu cầu phải học. Trong xã hội không chỉ sống riêng mình, cần có tập thể. Để một tập thể phát triển thì mỗi người trong tập thể ấy có tinh thần vì mọi người, vì lợi ích chung (“không lợi riêng một mình” - Lời Đức Thầy). Hòa nhập cùng xu thế phát triển của xã hội và thế giới để tổ chức phát triển vững mạnh thì: - Việc tuyển dụng và đào tạo cần: + Đúng người; + Đúng thời điểm + Đúng vị trí - Tìm người giỏi nhất, những người biết họ cần làm gì trong vị trí của mình và được trang bị tốt nhất nhằm giải quyết theo nhu cầu thay đổi của xã hội và sự thay đổi cần có để một tổ chức phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Muốn tổ chức phát triển cần: - Liên tục đảm bảo nguồn nhân lực (tránh trì trệ) và duy trì tính cạnh tranh (không chấp nhận thành quả đã có cần phát triển hơn). - Xác định khả năng, kỹ năng sẵn có của người phục vụ cho tổ chức đồng thời nhân rộng, truyền cảm hứng (lan tỏa) đến mọi người (khai thác tiềm năng sẵn có của người làm việc). Có khen thưởng , tổng kết - Chọn người phục vụ có hiệu quả Hiệu quả công việc và tối ưu hóa tuyển dụng là làm liên tục, chứ không phải một sáng kiến đơn lẻ. Mỗi cá nhân cải thiện bản thân thì hiệu quả của tổ chức sẽ được nâng cao. Câu tục ngữ “Ăn cổ đi trước, lội nước theo sau” giúp chúng ta xem lại mình, cập nhật sự phát triển khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống (google hướng dẫn nhiều việc,…) để mỗi người ngày càng hoàn thiện và góp phần phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội
    lan1984@gmail.com 06/12/2021 | 09:32:06 PM Câu tục ngữ này ý nhằm phê phán dạng người có lối sống ích kỷ, chỉ đặt lợi ích của mình lên trên hết. Tuy nhiên, dạng người này tự cho rằng đây là lối sống "khôn ngoan" nhưng người có "Tầm" rất dễ nhận ra họ không "thông minh" chút nào, vì lối sống ấy không sớm thì muộn tự đẩy mình vào "vực thẳm". Vì khoa học ngày càng tiến bộ, kiến thức và sự hiểu biết của con người càng được nâng cao, người ta có thể châm chế, thông cảm hoặc tha thứ cho những thiếu sót hoặc sai lầm của mình 1 hoặc 2 lần, không ai thích mình bị lợi dụng hay là "con mồi" cả. Lối sống chỉ biết mình sẽ khiến mọi người dần xa lánh và sẽ tự hủy hoại tất cả. Nên người thật sự thông minh, có tầm thì luôn sống có tâm và đặt lợi ích người khác lên trên lợi ích của mình. Để có được cái tầm ấy phải luôn học hỏi, mở lòng tiếp nhận những cái mới quanh mình để có cái nhìn hoàn thiện.
    minhnguyetag2005@gmail.com 06/12/2021 | 08:11:15 PM Theo cá nhân tôi, tục ngữ, ca dao, thành ngữ hay thậm chí là kinh điển đều hướng hậu nhân đến cuộc sống hoàn thiện hơn, nhưng tất cả chỉ là phương tiện, dù là tục ngữ, ca dao, thành ngữ, triết lý hay thậm chí là kinh điển, chúng giúp ta hướng đến cuộc sống hoàn mỹ hơn, người bên mình được thoải mái, chúng được “trân quý” hay “tôn thờ” là vì ý nghĩa, tác dụng mà chúng mang lại chứ không phải do chúng là thể loại gì hay do ai viết ra. Vận dụng linh hoạt, đúng cách không chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân mình mà cả những người xung quanh cũng được nhiều lợi lạc.
    anlanhhanhphuc03@gmail.com 30/11/2021 | 08:06:17 PM Tục ngữ: “ĂN CỖ ĐI TRƯỚC, LỘI NƯỚC THEO SAU” Ăn cỗ là chỉ các tiệc tùng, đám tiệc, nơi được đãi đằng ăn uống…thì đi trước vì có lợi thế: danh dự, ăn trước, thức ăn đầy đủ, phục vụ chu đáo… còn lội nước chỉ công việc có nhiều thử thách, khó khăn, nguy hiểm…thì đi sau vì không ai biết được phía trước dưới nước ấy có điều gì đang đợi chờ…Câu này chỉ lối sống ích kỷ, một cách sống đề cao chủ nghĩa cá nhân, lợi dưỡng bản thân; Đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tha nhân, quyền lợi riêng luôn đi trước quyền lợi chung; Lợi ích thì giành phần, khó khăn, gian khổ, hiểm nguy thì “nhường” người; Là người thiếu trách nhiệm trong công việc, tắc trách. Tư tưởng, thái độ sống như câu tục ngữ trên là trái với các giá trị đạo đức của người Việt trong mọi thời đại. Đạo đức truyền thống từ xa xưa: không vì lợi dưỡng đã thể hiện ở câu “Vì tình vì nghĩa, không ai vì đĩa xôi đầy”. Trong chiến đấu, giá trị đạo đức đậm chất nhân văn đã được thể hiện qua hình ảnh những anh hùng đã xả thân để bảo vệ bờ cõi, chủ quyền đất nước trong các cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc, còn có những hình ảnh đã trở thành chất hùng ca vang dội, là niềm tự hào của cả dân tộc: đó là hình ảnh Anh hùng Phan Đình Giót – người đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai ngăn đạn giặc để đồng đội tiến lên tấn công hay hình ảnh Anh hùng Võ Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, khi khẩu pháo chẳng may bị đứt dây đang lao xuống dốc, không một chút ngần ngại, người chiến sĩ đã dũng cảm lấy thân ra làm vật cản để đồng đội kịp thời cứu pháo… Và không thể kể hết những giai thoại về thiên anh hùng ca của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc chiến chống covid hôm nay, những con người đang lăn xả trên trận tuyến chống đại dịch - dù ở Việt Nam hay thế giới – đều chứng tỏ câu thành ngữ trên là sai trong xã hội hiện đại – xã hội nhân văn, các nước vẫn sẵn sàng chuyển giao công nghệ vắc-xin cho nhau để cùng nghiên cứu, cùng sản xuất... Hơn nữa, câu thành ngữ trên cũng trái với tinh thần vô ngã, vị tha và các đại đức của nhà Phật như đức từ, đức bi…Trái với giáo lý nền tảng “ Tứ Ân” của PGHH. Đức Giáo Chủ đã dạy: “Thấy người lâm nạn đua chen giúp giùm”: thấy người bị nạn còn cứu giúp thì sao nỡ giành giật lợi ích và đùn đẩy trách nhiệm, khó khăn, nguy hiểm cho người?
    BAN TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢOĐịa chỉ: An Hòa Tự - TT. Phú Mỹ - H. Phú Tân - An Giang

    © 2014-2015 Bản quyền thuộc về Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo

    Hotline:18001742

    Chia sẻ với bạn bè trên

    Từ khóa » đi ăn Cỗ Là Gì