An Giang Tiếp Tục Mở Rộng Diện Tích Trồng Lúa Nhật
Có thể bạn quan tâm
Năm 2020, Công ty TNHH Angimex-Kitoku cùng Hội Nông dân tỉnh đã vận động nông dân liên kết sản xuất lúa Nhật trên diện tích 2.371/3.000ha, đạt 79% so kế hoạch. Trong đó, các địa phương có diện tích canh tác lúa Nhật lớn là: Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, TP. Long Xuyên. Ngoài ra, công ty cũng liên kết với nông dân huyện Hòn Đất, Tân Hiệp (Kiên Giang) để sản xuất lúa Nhật.
Hiện nay, hoạt động xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt cùng với tác động từ biến đổi khí hậu đã gây không ít khó khăn cho nông dân. Bên cạnh đó, rào cản về các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm từ các nước nhập khẩu cũng gây khó cho các doanh nghiệp.
Xác định rõ những khó khăn phải đối mặt, Công ty TNHH Angimex-Kitoku đã tiếp tục triển khai hợp đồng bao tiêu sản xuất lúa Nhật với giá cố định ngay từ đầu vụ với kế hoạch rõ ràng, phù hợp với thực tế, tận dụng tốt những cơ hội, góp phần ổn định thu nhập cho nông dân.
Khen thưởng những nông dân hợp tác sản xuất lúa Nhật tiêu biểu trong năm 2020
Theo đó, khi thực hiện ký kết hợp đồng với công ty, nông dân không phải lo giá cả thị trường biến động và có thể yên tâm về đầu ra. Bên cạnh đó, năng suất của lúa Nhật có thể đạt 6 - 7 tấn/ha trong vụ đông xuân và 5,5 - 6,5 tấn/ha cho vụ hè thu, mức lợi nhuận đạt 30 - 35 triệu đồng/ha. Nếu nông dân tham gia liên kết sản xuất lúa Nhật, mức lợi nhuận hoàn toàn vượt trội so với các giống lúa được canh tác đại trà.
Từ vụ đông xuân 2018-2019, Công ty TNHH Angimex-Kitoku đã triển khai thực hiện một số diện tích trồng lúa Nhật áp dụng quy trình kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật theo nhu cầu của thị trường Châu Âu. Kết quả đã được nông dân đồng tình, hưởng ứng. Sản phẩm lúa Nhật của công ty đạt chất lượng cao về kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Ông Lê Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phú Đông (Thoại Sơn), cho biết: “Hiện nay, nông dân trên địa bàn xã đã dần an tâm hơn khi tham gia liên kết sản xuất lúa Nhật, bởi các điều kiện giao dịch đều thể hiện rõ trong hợp đồng và thu nhập của nông dân có thể dự tính trước. Với giá bao tiêu của công ty ở mức 6.600 đồng/kg vụ đông xuân và 6.700 đồng/kg vụ hè thu, thì trên cùng một diện tích nông dân có thể thu lãi cao hơn khoảng 10 triệu đồng khi trồng lúa Nhật”.
Theo ông Lê Thanh Tùng, Hội Nông dân xã Mỹ Phú Đông luôn thực hiện vận động nông dân tham gia canh tác lúa Nhật trước mỗi vụ sản xuất, cũng như bám sát diễn biến của thị trường, cập nhật giá lúa để báo cho nông dân biết. Từ đó, giúp họ mạnh dạn hơn khi quyết định việc tham gia liên kết sản xuất lúa Nhật với công ty. Tuy nhiên, ông Tùng cũng đề xuất phía công ty không nên cắt giảm diện tích đối với các hộ tham gia sản xuất lúa Nhật lâu dài, vì sẽ gây khó khăn cho công tác vận động ở các vụ sản xuất tiếp theo.
Ông Huỳnh Phước Hòa, nông dân xã Mỹ Phú Đông yêu cầu công ty có hướng giữ vững diện tích canh tác qua từng vụ. Hiện tại, nhiều nông dân ở xã Mỹ Phú Đông muốn gắn bó với lúa Nhật lâu dài, nhưng diện tích công ty yêu cầu tăng, giảm theo từng vụ nên họ không thể thực hiện mục tiêu này. Ngoài ra, lịch xuống giống và thu hoạch của công ty trái với lịch thời vụ tại địa phương nên nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất.
Dù nông dân vẫn gặp khó khăn khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất lúa Nhật nhưng đây vẫn là mô hình mang đến kết quả tích cực, khi giúp họ chủ động được đầu ra và thu lợi nhuận cao hơn. Do đó, việc Công ty TNHH Angimex-Kitoku và Hội Nông dân tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng diện tích trồng lúa Nhật trong năm 2021 là hợp lý, trong bối cảnh người nông dân cần giảm bớt lệ thuộc vào thị trường và hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu của những khách hàng “khó tính” ở châu Âu.
Năm 2021, Công ty TNHH Angimex-Kitoku phối hợp Hội Nông dân tỉnh vận động nông dân liên kết trồng lúa Nhật trên diện tích 3.200ha, với giá thu mua dao động từ 6.400 - 7.100 đồng/kg, áp dụng cho các giống lúa: DS1, Hana, Akita và Koshi. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích nông dân đi theo mô hình sản xuất lúa có kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn Châu Âu, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân trồng lúa Nhật và nâng cao vị thế hạt gạo Việt trên thị trường thế giới. |
THANH TIẾN
Từ khóa » Diện Tích Trồng Lúa ở An Giang
-
Thiết Lập Vùng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Quy Mô Lớn Tại An Giang Và ...
-
Tỉnh An Giang - Vụ Kế Hoạch
-
An Giang đi đầu Cả Nước Trong Công Tác Xã Hội Hóa Giống Lúa
-
An Giang: Xuống Giống Lúa Vụ Hè Thu 3 đợt để Né Khô Hạn, Rầy
-
[DOC] 2. Định Hướng Phát Triển Ngành Lúa Gạo Tỉnh An Giang đến Năm 2020
-
An Giang đi đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Kiên Giang, Ngày 19 Tháng 12 Năm 2016
-
Kinh Tế - Ngành Nông Nghiệp Huyện Châu Thành: Sản Xuất...
-
Kinh Tế - Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp, Giải Pháp Khuyến...
-
Kiên Giang đạt Sản Lượng Lúa Vụ Đông Xuân Hơn 2 Triệu Tấn
-
An Giang: Tạo Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Lúa Nhật Chất Lượng Cao
-
Nhìn Lại Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 ở Tiền Giang
-
Sai, đó Là Tỉnh Kiên Giang - VnExpress
-
An Giang Cấp Mã Số Vùng Trồng Cho Các Loại Cây Trồng - Báo Cần Thơ