Kinh Tế - Ngành Nông Nghiệp Huyện Châu Thành: Sản Xuất...
Có thể bạn quan tâm
(TUAG)- Để chủ động ứng phó, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) tích cực tuyên truyền, vận động nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất theo hướng đa canh, thích ứng tình hình mới. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp (DN) tăng cường công tác liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đặc biệt là lúa, rau màu và cây ăn trái…
Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Thời gian qua, huyện Châu Thành tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó, chú trọng hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương, thích ứng biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, địa phương luôn tạo điều kiện, khuyến khích DN, nông dân đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó, góp phần tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo đầu ra nông sản ổn định, giúp nông dân yên tâm canh tác.
Thu hoạch lúa
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành Nguyễn Phạm Tuấn cho biết, ngành nông nghiệp phối hợp các ngành chuyên môn tích cực chuyển giao công nghệ tiên tiến, khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân, để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Thời gian qua, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tổng diện tích gieo trồng năm 2021 trên 81.326ha (đạt 98,56% so kế hoạch cả năm), giảm 321,62ha so cùng kỳ, do chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng rau màu và cây ăn trái. Trong đó, diện tích sản xuất lúa trên 78.947ha, diện tích xuống giống rau màu 2.378ha.
Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Châu Thành tập trung phát huy thế mạnh, thúc đẩy các hình thức sản xuất hợp tác, liên kết và tổ chức lại sản xuất. Đồng thời, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh tập trung, với những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, từng địa phương và thích ứng biến đổi khí hậu. Huyện đã từng bước quy hoạch và triển khai thực hiện các vùng và sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực, như: lúa, gạo, xã hội hóa giống lúa, chăn nuôi, thủy sản, rau màu, nấm dược liệu, hoa kiểng, cây ăn trái…
Từ đầu năm 2021 đến nay, diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái và rau màu của huyện trên 438ha (rau màu hơn 385ha và cây ăn trái gần 53ha). Qua đó, xuất hiện một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đang được địa phương duy trì và nhân rộng trên địa bàn, như: trồng quýt, cam, chanh, ổi, chuối…
Sản xuất rau màu ở xã Bình Thạnh
Liên kết tiêu thụ nông sản
Bên cạnh đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh gắn với tiêu thụ theo hợp đồng, tiêu chuẩn, chất lượng, huyện Châu Thành khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất mời gọi các tổ chức, cá nhân, DN đầu tư, nhân rộng các mô hình có tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là thực hiện chuỗi liên kết sản xuất… Từ đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân. Bên cạnh đó, tập trung củng cố, nâng cao năng lực các hợp tác xã, tổ hợp tác, các tổ liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với DN. Huyện Châu Thành sẵn sàng làm cầu nối gắn người sản xuất với DN tiêu thụ sản phẩm, từng bước mở rộng diện tích sản xuất, xây dựng, phát triển thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản, tạo chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch nông thôn, góp phần mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân.
Ông Nguyễn Phạm Tuấn cho biết, nhằm chủ động ứng phó, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản, tăng cường công tác liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản căn cơ và bền vững, huyện Châu Thành đang khẩn trương triển khai kế hoạch tổ chức liên kết tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025. Huyện đã thành lập các tổ phản ứng nhanh cấp huyện và các xã, thị trấn để hỗ trợ thu hoạch, tiêu thụ nông sản, kết nối thông tin, dữ liệu về huyện kịp thời, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng nông sản. Đồng thời, hỗ trợ nông sản của nông dân, DN, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện tiếp cận và kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối, DN, chợ, điểm bán nông sản trong và ngoài tỉnh. Trong đó, tập trung ký kết hợp đồng ngay từ đầu vụ sản xuất là chủ yếu hoặc ký hợp đồng trong cả năm, nhằm tạo đầu ra cho nông sản, tránh hiện tượng được mùa mất giá, không tiêu thụ được…
TRUNG HIẾU
Từ khóa » Diện Tích Trồng Lúa ở An Giang
-
Thiết Lập Vùng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Quy Mô Lớn Tại An Giang Và ...
-
Tỉnh An Giang - Vụ Kế Hoạch
-
An Giang đi đầu Cả Nước Trong Công Tác Xã Hội Hóa Giống Lúa
-
An Giang: Xuống Giống Lúa Vụ Hè Thu 3 đợt để Né Khô Hạn, Rầy
-
[DOC] 2. Định Hướng Phát Triển Ngành Lúa Gạo Tỉnh An Giang đến Năm 2020
-
An Giang đi đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Kiên Giang, Ngày 19 Tháng 12 Năm 2016
-
An Giang Tiếp Tục Mở Rộng Diện Tích Trồng Lúa Nhật
-
Kinh Tế - Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp, Giải Pháp Khuyến...
-
Kiên Giang đạt Sản Lượng Lúa Vụ Đông Xuân Hơn 2 Triệu Tấn
-
An Giang: Tạo Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Lúa Nhật Chất Lượng Cao
-
Nhìn Lại Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 ở Tiền Giang
-
Sai, đó Là Tỉnh Kiên Giang - VnExpress
-
An Giang Cấp Mã Số Vùng Trồng Cho Các Loại Cây Trồng - Báo Cần Thơ