Nhìn Lại Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 ở Tiền Giang
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- CHÍNH QUYỀN
- GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
- BỘ MÁY TỔ CHỨC
- CÔNG DÂN
- DOANH NGHIỆP
- DU KHÁCH
Trong vụ Đông xuân 2018 - 2019, nông dân Tiền Giang đã xuống giống được 64.714 ha, đạt 97,5% chỉ tiêu đề ra. Đến nay, bà con đã cơ bản thu hoạch toàn bộ diện tích gieo sạ với năng suất bình quân 70,63 tạ/ha và sản lượng trên 457.000 tấn lúa. Ngoài ra, thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ, nông dân còn trồng được 1.930 ha bắp, năng suất bình quân khoảng 36,1 tạ/ha, sản lượng thu hoạch gần 7.000 tấn bắp.
Trong vụ Đông xuân 2018 - 2019, nông dân Tiền Giang đã xuống giống được 64.714 ha, đạt 97,5% chỉ tiêu đề ra. Đến nay, bà con đã cơ bản thu hoạch toàn bộ diện tích gieo sạ với năng suất bình quân 70,63 tạ/ha và sản lượng trên 457.000 tấn lúa. Ngoài ra, thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ, nông dân còn trồng được 1.930 ha bắp, năng suất bình quân khoảng 36,1 tạ/ha, sản lượng thu hoạch gần 7.000 tấn.
Nhìn chung, trong vụ Đông xuân 2018 - 2019, nông dân Tiền Giang tổ chức sản xuất trước nhiều thách thức, khó khăn phải vượt qua. Đó là thời tiết không thuận lợi trong quá trình canh tác. Mùa khô 2019 thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng gay gắt. Lúc vào vụ thu hoạch thì việc tiêu thụ gặp khó, giá lúa sụt giảm, thu nhập nông dân cũng giảm...
Về cơ cấu giống, trong vụ Đông xuân 2018 - 2019 nhóm lúa đặc sản, lúa thơm, lúa chất lượng cao chiếm đến 71,3%; lúa thơm đặc sản chiếm 54,6%; lúa chất lượng cao chiếm tỷ lệ 16,7%, còn lại là nhóm lúa thường. Trong vụ Đông xuân, các cơ sở sản xuất giống trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp cung ứng 80% nhu cầu về giống lúa phục vụ sản xuất gồm giống nguyên chủng và giống xác nhận; số còn lại là giống xác nhận 2 do nông dân tự túc.
Để giành thắng lợi trong vụ Đông xuân, tỉnh đưa ra nhiều giải pháp: Xây dựng lịch thời vụ xuống giống tập trung, tăng cường công tác khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, ra quân làm thủy lợi nội đồng, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang tổ chức hội nghị dùng nước phục vụ sản xuất nội đồng vùng dự án ngọt hóa Gò Công và dự án Bảo Định, triển khai kế hoạch phòng chống hạn mặn bảo vệ sản xuất,...
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên 97% diện tích xuống giống theo lịch xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy; 85,3% ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như: "Ba giảm, ba tăng", "1 phải, 5 giảm", 100% diện tích được cơ giới hóa khâu làm đất và bơm tát... Đồng thời, Tiền Giang còn tổ chức 176 cuộc tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật với 6.440 lượt nông dân tham gia cũng góp phần phổ cập rộng rãi khoa học kỹ thuật nông nghiệp trong nông dân.
Đáng chú ý, trong vụ Đông xuân, toàn tỉnh có 3.157 ha với 2.060 nông hộ tham gia liên kết xây dựng cánh đồng lớn về sản xuất lúa theo các phương thức: Đầu tư giống và thu mua lúa; không đầu tư vật tư nhưng thu mua lúa... Tổng diện tích thu mua được 3.044 ha, đạt 96,4% tổng diện tích đã ký kết theo hợp đồng.
Trong vụ Đông xuân 2018 - 2019, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng nông dân tỉnh nhà đã thu hoạch an toàn, ăn chắc cơ bản diện tích đã gieo sạ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không được như mong muốn. Theo khảo sát, năng suất lúa vụ Đông xuân năm nay thấp hơn 395kg so với vụ Đông xuân năm trước. Giá lúa thấp nên lợi nhuận thấp hơn năm trước trung bình 7,68 triệu đồng/ha mặc dù chi phí sản xuất năm nay thấp hơn năm trước đến 1,49 triệu đồng/ha. Trong khi đó, mô hình trồng bắp trên chân ruộng mang lại lợi nhuận cho nông dân đến 56 triệu đồng/ha, cao gấp 3,1 lần so với trồng lúa. Trong tương lai, mô hình có thể nhân rộng ở những địa bàn sản xuất khó khăn trong tỉnh.
Bên cạnh đó, qua vụ sản xuất Đông xuân, nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cũng cần lưu ý. Đó là tình hình tiêu thụ lúa gạo gặp nhiều khó khăn, bà con có xu hướng trở lại gieo sạ các giống lúa có chất lượng trung bình như IR 50404..., xuất hiện tình trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa một cách tự phát, không theo quy hoạch ở nhiều nơi mà đặc biệt là tại các huyện, thị vùng lũ phía Tây đặt ra những khó khăn trong quản lý sản xuất... cần phải quan tâm giải quyết.
Mộng Tuyết
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Thành phố Gò Công: Sơ kết chuyên đề thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" năm 2024 - 29/11/2024 Huyện Tân Phú Đông sơ kết Chuyên đề thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" năm 2024 - 29/11/2024 Thống nhất đề nghị Trung ương công nhận huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới và huyện Gò Công Đông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 - 26/11/2024 Mỹ Tân ra mắt xã nông thôn mới kiểu mẫu - 26/11/2024 Công nhận xã Bình Phú đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 - 26/11/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: GửiVăn bản chỉ đạo điều hành
Công báo Tiền Giang
Góp ý dự thảo văn bản
Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
CSDL Quốc gia về TTHC
Từ khóa » Diện Tích Trồng Lúa ở An Giang
-
Thiết Lập Vùng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Quy Mô Lớn Tại An Giang Và ...
-
Tỉnh An Giang - Vụ Kế Hoạch
-
An Giang đi đầu Cả Nước Trong Công Tác Xã Hội Hóa Giống Lúa
-
An Giang: Xuống Giống Lúa Vụ Hè Thu 3 đợt để Né Khô Hạn, Rầy
-
[DOC] 2. Định Hướng Phát Triển Ngành Lúa Gạo Tỉnh An Giang đến Năm 2020
-
An Giang đi đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Kiên Giang, Ngày 19 Tháng 12 Năm 2016
-
An Giang Tiếp Tục Mở Rộng Diện Tích Trồng Lúa Nhật
-
Kinh Tế - Ngành Nông Nghiệp Huyện Châu Thành: Sản Xuất...
-
Kinh Tế - Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp, Giải Pháp Khuyến...
-
Kiên Giang đạt Sản Lượng Lúa Vụ Đông Xuân Hơn 2 Triệu Tấn
-
An Giang: Tạo Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Lúa Nhật Chất Lượng Cao
-
Sai, đó Là Tỉnh Kiên Giang - VnExpress
-
An Giang Cấp Mã Số Vùng Trồng Cho Các Loại Cây Trồng - Báo Cần Thơ