Ăn Nhanh Hoặc Chậm đều Gây Ra Nhiều Vấn đề Sức Khỏe - Genk

Các nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây cũng cho thấy thói quen ăn vội ăn vàng và không nhai đầy đủ có thể gây ra nhiều đối với sức khoẻ.

 Ăn nhanh hoặc chậm đều gây ra nhiều vấn đề sức khỏe: Một bữa ăn nên kéo dài trong bao lâu? - Ảnh 1.

Bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu của Lithuania năm 2012 cho thấy bệnh tiểu đường có thể là kết quả của việc ăn uống nhanh. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể là do đề kháng insulin - tình trạng các tế bào trong cơ thể không đáp ứng hiệu quả với insulin nội tiết tố.

"Khi ăn nhanh , chúng ta sẽ không cảm thấy no và dẫn tới dễ bị ăn quá nhiều. Ăn nhanh gây ra tình trạng biến đổi glucose lớn hơn, dẫn đến kháng insulin", tiến sĩ Takayuki Yamaji, bác sĩ tim mạch của Đại học Hiroshima, Nhật Bản cho biết.

Các vấn đề liên quan đến tim mạch

Tiến sĩ Yamaji, tác giả chính của một nghiên cứu được thực hiện ở hơn 1.000 người tham gia trong 5 năm. Những người tham gia được chia thành 3 nhóm dựa trên tốc độ ăn uống của họ: chậm, bình thường và nhanh.

Kết quả cho thấy nhóm người ăn nhanh có tỷ lệ cao nhất của hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng về tim và đột quỵ.

Hội chứng chuyển hóa có thể bao gồm các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, thiếu hụt cholesterol HDL và tăng cân.

"Trong tương lai, hội chứng chuyển hóa có thể là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho bệnh tim”, Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH) có thông báo.

Béo phì

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhanh dẫn đến sự hài lòng thấp hơn nhưng lại mang đến một lượng calo cao hơn, làm tăng đáng kể nguy cơ béo phì. Do nuốt thức ăn quá nhanh, cơ thể không thể báo hiệu cảm giác no đúng lúc.

"Ăn nhanh trong suốt cả bữa ăn sẽ khiến bạn bỏ lỡ những dấu hiệu này, trong khi nếu ăn chậm lại, bạn sẽ cho cơ thể đủ thời gian để nhận những tín hiệu và dừng lại khi bạn nhận ra rằng bạn đã no", tiến sĩ Amanda Foti - chuyên gia dinh dưỡng cấp cao tại Cơ quan Quản lý Trọng lượng Selvera cho biết.

Trào ngược axit

Với tốc độ ăn nhanh mà chưa nhai kỹ, thức ăn nhanh chóng vào dạ dày với số lượng lớn, từ đó có thể dẫn đến trào ngược axit, là khi a xít dạ dày chảy ngược vào ống thực phẩm và gây cảm giác nóng rát.

Các biến chứng liên quan bao gồm khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, đau bụng và khó nuốt. Uống một ngụm nước sau mỗi miếng thức ăn cũng không được khuyến khích cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Nghẹn

Cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể bị nghẹn/sặc nêu nuốt quá nhanh và không nhai kỹ. Nói chuyện hoặc cười trong khi ăn cũng làm tăng nguy cơ nghẹn thức ăn.

"Bạn có thể bị sặc/nghẹn bất cứ thứ gì. Hãy chắc chắn là nhai thật kỹ và không nuốt vào những miếng lớn”, Joan Salge Blake, giảng viên dinh dưỡng tại Đại học Boston lưu ý.

 Ăn nhanh hoặc chậm đều gây ra nhiều vấn đề sức khỏe: Một bữa ăn nên kéo dài trong bao lâu? - Ảnh 2.

Ăn như thế nào thì tốt cho sức khỏe?

Ăn quá nhanh thực sự là một thói quen không tốt đối với sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe cho biết cơ thể phải mất khoảng 15 đến 20 phút để thiết lập chế độ tiêu hóa thích hợp và kiểm soát khẩu phần.

Vì vậy, chúng ta nên dành cho mỗi bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút. Tuy nhiên, buổi ăn tối có thể kéo dài lâu hơn một chút. Tất nhiên, ăn chậm quá cũng không tốt chút nào.

Khoảng 15 phút kể từ khi bắt đầu ăn, dịch tiêu hóa tiết ra nhiều nhất. Khi đó, thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất, có lợi cho quá trình phân giải và hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng. Nếu ăn quá lâu, dịch mật tiết ra không đủ, chất béo không được phân giải hết và tích tụ lại, dẫn đến béo phì.

Nhưng mọi người nên nhớ đây là thời gian nhai và nuốt thức ăn, không bao gồm thời gian nói chuyện hay làm việc riêng.

* Theo Medical Daily

Ăn thử bọ lực sĩ rang muối trong máy bán côn trùng ở Nhật và cái kết sạn mồm

Từ khóa » Tốc độ ăn Uống