Những Thói Quen ăn Uống 'mang Ung Thư đến Nhanh Như Chớp ...

Những thói quen ăn uống dễ gây ung thư

Trong rất nhiều trường hợp, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng bệnh nhân bị ung thư hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư thực quản và ung thư dạ dày, có một đặc điểm chung: Thích ăn thức ăn rất nóng, đặc biệt là rất thích ăn đồ ăn vừa lấy ra từ trong nồi.

Bình thường niêm mạc thực quản chịu được nhiệt độ 40-50 độ C. Vì vậy, nếu chúng ta ăn uống các món ăn nóng hơn có thể sẽ gây nguy hiểm, tổn thương, viêm loét và các vấn đề khác cho thực quản.

Theo một cảnh báo trong báo cáo của Trung tâm IARC thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), uống đồ uống nóng trên 65℃ có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Ăn nhiều đồ ngọt

Đồ ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, trà ngọt,…) là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên chúng luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung. Bởi vì khi ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng insulin, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư nội mạc tử cung hình thành và phát triển.

Ngoài ra, việc cơ thể hấp thụ lượng đường quá lớn có thể khiến phụ nữ phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Những người có thói quen ăn đồ ngọt có nguy cơ mắc UT vú cao hơn khoảng 27% so với những người có chế độ ăn uống điều độ, khoa học, không ham đồ ngọt.

Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt dễ gây béo phì từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, thực quản, thận, tuyến tụy, túi mật, buồng trứng,…

Ăn không đúng giờ

Ăn đúng giờ là yêu cầu cơ bản nhất để đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa, nhưng nhiều người không làm được. Bởi vì người hiện đại thường không quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe, chế độ ăn uống, họ có xu hướng trì hoãn giờ ăn hoặc đơn giản là bỏ ăn khi bận công việc. Thậm chí có người còn duy trì chế độ ăn đều đặn mỗi ngày một bữa.

Những thói quen xấu này rất có hại cho sức khỏe của niêm mạc dạ dày. Nếu không được cải thiện kịp thời, theo thời gian, những thói quen này sẽ gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày và các bệnh khác. Khi tình trạng nặng hơn có thể chuyển thành ung thư dạ dày.

Dùng chung bộ đồ ăn

Nói đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, nhiều người lại không mấy để ý nhưng thực tế thì điều này lại gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày tương đối lớn.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, ăn chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau trong bữa ăn là thể hiện tình cảm ấm cúng, thân thiện và hiếu khách. Tuy nhiên, đây cũng chính là con đường lây lan vi khuẩn HP - vi khuẩn gây viêm loét ở dạ dày, dẫn tới ung thư.

Do đó, nếu bạn thường xuyên dùng chung thìa, đũa và các bộ đồ ăn khác với người khác sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Nếu không điều trị tiệt trừ càng sớm càng tốt sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở một mức độ nhất định. Bạn nên chọn đũa chuyên dụng và tránh dùng chung thìa.

Ưu tiên thức ăn có mùi vị nặng

Đối với những nhân viên văn phòng bận rộn, thường xuyên phải chịu áp lực quá lớn gây ra tình trạng kém ăn. Khi đó nhiều người sẽ chọn những đồ ăn nặng, cay, mặn để kích thích cảm giác thèm ăn và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ gây kích ứng ruột và dạ dày nhiều hơn. Nhìn chung loại thức ăn này không dễ tiêu hóa, ăn lâu dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa đáng kể, dễ gây ung thư.

Ăn kiêng quá mức

Nhiều người có nhu cầu giảm cân sẽ chọn phương pháp ăn kiêng "cực đoan" vì nghĩ rằng làm như vậy không chỉ đỡ lo lắng, tiết kiệm chi phí mà còn có thể đạt được hiệu quả giảm cân rõ rệt. Tuy nhiên, từ quan điểm sức khỏe thể chất, phương pháp giảm cân này cực kỳ không tốt.

Ăn kiêng quá mức có thể dẫn đến không cung cấp đủ dinh dưỡng. Nhịn ăn kéo dài làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra các vấn đề như suy dinh dưỡng, chức năng tiêu hóa không bình thường tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng tăng cao.

Ăn quá nhanh

Để duy trì dạ dày và ruột khỏe mạnh, việc kiểm soát tốc độ ăn uống cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều bạn trẻ thường "ngấu nghiến" đồ ăn để tiết kiệm thời gian, thậm chí nhiều người còn có thói quen xấu là vừa đi vừa ăn.

Thói quen ăn uống này có thể dẫn đến việc nhai không kỹ thức ăn, tạo điều kiện cho lượng lớn không khí đi vào ruột và dạ dày, gây khó tiêu, đau bụng, đầy hơi cùng các phản ứng khó chịu khác. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đường tiêu hóa có thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho tế bào ung thư lợi dụng cơ hội xâm nhập.

Thích ăn thức ăn nóng

Trong rất nhiều trường hợp, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng bệnh nhân bị ung thư hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư thực quản và ung thư dạ dày, có một đặc điểm chung: Thích ăn thức ăn rất nóng, đặc biệt là rất thích ăn đồ ăn vừa lấy ra từ trong nồi. Vì vậy, nếu chúng ta ăn uống các món ăn nóng hơn có thể sẽ gây nguy hiểm, tổn thương, viêm loét và các vấn đề khác cho thực quản.

Tóm lại, sự xuất hiện của bệnh ung thư có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống của con người. Nếu mắc phải 6 kiểu hành vi xấu trên thì bạn phải cảnh giác và chắc chắn rằng sức khỏe đường tiêu hóa của bạn đã bị tổn hại.

Nếu thường xuyên có những biểu hiện bất thường như kém ăn, chướng bụng sau bữa ăn, buồn nôn và nôn, buồn nôn và đau bụng thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để khám sức khỏe chi tiết nhằm xác định xem có mắc bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm hay không để không bỏ lỡ thời gian thăm khám và điều trị tốt nhất.

Ăn các thực phẩm muối chua

Có rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ có sở thích ăn đồ muối chua như cà muối, dưa muối,… Các thực phẩm muối lên men dễ sinh ra các vi khuẩn và các chất độc hại. Khi đi vào cơ thể, đó chính là các tác nhân gây nên bệnh ung thư vòm họng và các bệnh ung thư về đường tiêu hóa.

Ăn các thực phẩm để qua đêm

Chúng ta thường có thói quen bảo quản thức ăn thừa vào tủ lạnh để ngày hôm sau ăn để tránh bỏ phí. Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh vẫn bị biến đổi nhưng tốc độ chậm hơn so với bảo quản ngoài. Vì ở nhiệt độ 5-8°C, các vi sinh vật có hại vẫn có thể phát triển và gây biến đổi protein trong thực phẩm. Quá trình này sẽ tạo ra nitrat, nitrit có hại cho cơ thể, gây nên hiện tượng nhiễm độc, ung thư.

Từ bỏ thói quen ăn uống gây ung thư để có cuộc sống khỏe mạnh hơn

Các loại thực phẩm, nhóm chất khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tốt nếu được bổ sung hợp lý. Vì vậy, không phải vì thế mà chúng ta lại loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi bữa ăn hằng ngày nhưng phải cân bằng một cách hợp lý, đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.

Hạn chế sử dụng muối và các loại gia vị khác. Khi hàm lượng những loại này vào cơ thể ở mức độ dư thừa cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là yếu tố dẫn đến bệnh ung thư.

Hạn chế đồ ăn cay nóng, không nên ăn trong thời gian dài hoặc sử dụng quá nhiều gia vị nóng trong bữa ăn.

Nên chú ý nhai kĩ trong bữa ăn, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt không nên ăn nhiều món khó tiêu cùng một lần (như trứng, khoai tây, thịt rán,…).

Sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả hằng ngày, giúp cơ thể bổ sung thêm chất xơ và vitamin vừa tham gia tăng cường hệ miễn dịch đẩy lùi các tế bào ung thư ngay từ đầu.

Tăng cường thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời có thể giúp tăng cường sức khỏe cũng như quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Giúp cơ thể giảm được năng lượng dư thừa và tăng sức đề kháng cần thiết.

Ảnh minh họa: Internet
Những loại rau cải chống ung thư cực tốt nhưng 'đại kỵ' với người mang bệnh sau 08/12/2021
Trời lạnh gội đầu kiểu này dễ đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng
Trời lạnh gội đầu kiểu này dễ đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng 08/12/2021
Trẻ em cần được bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ảnh: Vân Sơn
Gia tăng trẻ mắc COVID-19 08/12/2021
Lực lượng chức năng tại cửa khẩu Lạng Sơn tăng cường kiểm dịch qua biên giới. Ảnh: Duy Chiến
Ứng phó biến chủng mới Omicron: Tăng giám sát hội chứng cúm, viêm phổi 08/12/2021 Hạ Vy (tổng hợp)

Từ khóa » Tốc độ ăn Uống