Ăn Vịt Quay Có Béo Không?

1. Thành phần dưỡng chất của thịt vịt quay

Thịt vịt là thực phẩm được lấy từ vịt nuôi nhà. Đây là loại lương thực được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Thịt vịt còn là món ăn gắn liền với ngày lễ lớn của người Việt Nam và người dân một số nước châu Âu.

Theo đông y, thịt vịt là thực phẩm có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn. Khi ăn vào có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Trong một số sách y học cổ truyền Trung Quốc có ghi chép: sử dụng thịt vịt có thể chữa đươc chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng… Để mang đến hiệu quả chữa bệnh tốt nhất nên dùng vịt đực đầu xanh, vịt trắng, xương đen, mỏ đen.

Trong các sách y học cổ của người Nhật cũng công nhận vịt là thực phẩm tốt có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần… Ngoài ra còn có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, lơi thủy, bổ hư.

Empty

Ăn vịt quay có béo không? Vịt quay là món ăn rất được ưa chuộng tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong thịt vịt có chứa nhiều phần dưỡng chất như: protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe. Nhiều công trình nghiên cứu cũng chứng minh, thịt vịt có lợi cho sức khỏe con người.

Đặc biệt, thịt vịt là sản phẩm tuyệt vời dành cho người mắc bệnh tim mạch. Trong 100g thịt vịt có chứa 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K… Bên cạnh đó còn chứa nhiều omega-3, omega-6 có tác dụng giúp trái tim trở lên khỏe mạnh.

Thịt vịt được xếp trong nhóm thịt trắng cùng với thịt gà và thịt ngan. So với thịt gà thì thịt vịt dai hơn, hàm lượng vi lượng như sắt, kẽm, đồng cũng dồi dào hơn thịt gà. Tuy nhiên, hàm lượng protein trong thịt vịt không thể sánh được với thịt gà.

Với mức độ phổ biến của mình, thịt vịt được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: vịt luộc, vịt nấu canh, vịt om sấu, cháo vịt… Đặc biệt, người Việt Nam và người Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng món vịt quay. Vịt quay Vân Đình hay vịt quay Bắc Kinh luôn là món ăn được người dân Việt lựa chọn số 1 khi ăn thịt vịt.

Song 1 câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi ăn vịt là: thịt vịt quay ăn có béo không? Thắc mắc này luôn thường trực trong suy nghĩ của đại đa số chị em phụ nữ có xu hướng muốn giảm cân hoặc muốn giữa vóc dáng cân đối.

Bài liên quan Những người không nên ăn thịt vịt?Những người không nên ăn thịt vịt? Có bầu ăn thịt vịt được khôngCó bầu ăn thịt vịt được không Thành phần dinh dưỡng của thịt VịtThành phần dinh dưỡng của thịt Vịt Ăn nhiều trứng vịt lộn có thể gây đột quỵĂn nhiều trứng vịt lộn có thể gây đột quỵ

2. Ăn vịt quay có béo không?

Vịt quay được xem là món ăn hấp dẫn số 1 trong hệ thống các món ăn được chế biến từ thịt vịt. Vịt quay hấp dẫn thực khách không chỉ bởi mùi thơm khó cưỡng của gia vị mà nó còn hấp dẫn bởi màu sắc vàng ruộm của da vị và vị thơm, ngọt bùi bên trong thịt vịt.

Thịt vịt quay ngon nhất là loại vịt béo, có lớp mỡ dày. Bởi khi quay lớp mỡ này sẽ bị nhiệt độ làm nóng chảy, ướp chín các gia vị bên ngoài da vịt và bên trong thịt vịt, tạo nên sự béo ngậy. So với thịt vịt luộc, thịt vịt quay hấp dẫn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, có rất nhiều chị em lo ngại khi ăn thịt vịt quay. Bởi lẽ, thịt vịt quay bóng nhẫy có thể khiến cân nặng của chị em tăng vù vù sau khi ăn. Vậy, ăn thịt vịt quay có tăng cân không?

Thịt vịt quay là một trong 6 món ăn khiến chúng ta tăng cân nhanh chóng (trong đó có đồ ăn nhanh, pho mát, trứng cá muối, kem…). Những thực phẩm này đều chứa hàm lượng chất béo và calo dồi dào. Khi ăn vào nếu không được đào thải ra ngoài qua quá trình làm việc hoặc tập luyện thì nó sẽ tích tụ rất lâu trong cơ thể dẫn đến tình trạng béo phì.

Theo nghiên cứu, thịt vịt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng gồm vitamin, sắt (2,7 mg/100 g), phốt pho, selen, đồng và các axit béo chưa bão hòa. Trung bình 100g thịt vịt cung cấp khoảng 190 calo. Vì vậy, khi ăn nhiều thịt vịt, cơ thể sẽ thừa calo và dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ quá nhiều dưới da.

Empty

Ăn vịt quay có béo không? Da vịt quay là nguyên nhân chính gây tăng cân

Khả năng cân nặng sẽ tăng nhanh hơn nữa khi chúng ta ăn quá nhiều vịt quay. Hàm lượng chất béo trong vịt quay cao hơn vịt luộc hoặc vịt nấu canh. Chất béo này không chỉ tạo ra do quá trình quay mà nó còn được thêm vào khi người nấu ăn quết mật ong hoặc dầu thực vật lên thân vịt nhằm tạo độ béo ngậy, thơm ngon.

Những người thích ăn da vịt quay sẽ có nguy cơ tăng cân cao hơn những người ăn chỉ ăn thịt trắng bên trong. Lớp da vịt quay chứa hàm lượng lớn chất béo chưa bão hòa. Chất béo này đi vào cơ thể sẽ không được chuyển hóa hoàn toàn mà sẽ tích tụ trong nội tạng và dưới da. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát được.

Vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người đang giảm cân hoặc đang muốn giữ vóc dáng cân đối thì không nên ăn vịt quay. Thay vào đó có thể chuyển sang ăn các loại thịt đỏ như thịt bò.

Mặt khác, những người mắc bệnh gút, người mới phẫu thuật, người có hệ tiêu hóa kém thì cũng không nên ăn thịt vịt. Bởi thịt vịt có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người dân tuyệt đối không ăn thịt vịt với ba ba. Vì thịt vịt nhiều đạm, ăn chung với ba ba có thể làm biến đổi chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Thịt vịt cũng không nên ăn cùng quả dâu, quả mận bởi tính nóng, dễ sinh nóng ruột.

  • Ăn mặn có béo không?
  • Ăn quả hồng xiêm có béo không?
  • Ăn bánh trôi bánh chay có béo không?

Từ khóa » Vịt Béo Phì