ảnh Báo Chí | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Ảnh báo chí
  • pdf
  • 55 trang
MỤC LỤC MỤC LỤC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ............................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ẢNH BÁO CHÍ ................................................... 6 1.1. Khái quát lịch sử và sự phát triển của ảnh báo chí....................................... 6 1.2. Các thành phần của ảnh báo chí ................................................................. 12 1.3. Bản chất, đặc trưng của ảnh báo chí ......................................................... 14 1.4. Một số nguyên tắc hoạt động của ảnh báo chí ........................................... 19 1.5. Vai trò, ý nghĩa xã hội của ảnh báo chí ..................................................... 22 1.6. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng ảnh báo chí ....................................... 23 1.7. Những tố chất và đạo đức của người phóng viên ảnh ................................ 24 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TÁC PHẨM ẢNH BÁO CHÍ ... 30 2.1. Khái niệm về nghệ thuật tạo hình .............................................................. 32 2.2. Bố cục trong ảnh báo chí ............................................................................ 42 2.3. Đường nét trong ảnh báo chí ...................................................................... 45 2.4. Ánh sáng trong ảnh báo chí ........................................................................ 45 2.5. Màu sắc trong ảnh báo chí ........................................................................ 55 2.6. Một số thủ thuật tăng hiệu quả chụp ảnh ................................................... 60 2.7. Một số yêu cầu đối với ảnh báo chí ........................................................... 62 CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ KỸ THUẬT MÁY ẢNH VÀ NHỮNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ .................................................................................................................... 64 3.1. Các loại máy ảnh và cấu tạo ....................................................................... 64 3.2. Ống kính máy ảnh .................................................................................... 71 3.3. Một số kiến thức cơ bản khi sử dụng máy ảnh .......................................... 77 3.4. Những công cụ hỗ trợ chụp ảnh ................................................................. 89 3.5. Một số cách bảo vệ máy ảnh thông dụng ................................................... 92 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 102 1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN: LÝ LUẬN VÀ THỰC HÀNH ẢNH Số tín chỉ: 03 (20 tiết lí thuyết, 10 tiết thảo luận, 15 tiết thực hành) Khoa phụ trách: Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN Mã số học phần: 3170783 Dạy cho ngành: Cử nhân Báo chí 1. Mô tả học phần: Lý luận và thực hành ảnh là một trong những học phần quan trọng dành cho sinh viên báo chí. Với những kiến thức cơ bản về thực hành ảnh và ảnh báo chí, học phần này không chỉ trang bị những kiến thức nghiệp vụ mà còn giúp sinh viên có thể thực hiện được tác phẩm ảnh báo chí hoàn chỉnh. Học phần Lý luận và thực hành ảnh sẽ cung cấp các kiến thức chính sau: (1) Khái niệm về Ảnh báo chí, (2) Phương pháp thực hiện tác phẩm ảnh báo chí. (3) Kiến thức cơ bản thiết bị chụp ảnh. Theo kế hoạch giảng dạy, môn học này được học vào học kỳ 7. 2. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong các học phần sau: Cơ sở lý luận báo chí. 3. Mục tiêu môn học: 3.1. Mục tiêu chung: Học xong môn học này, sinh viên có được: * Về kiến thức: - Hiểu được các vấn đề lý luận cơ bản về nhiếp ảnh, bản chất và đặc trưng của ảnh báo chí. - Nắm được cách thức khai thác đề tài và cách thực hiện tác phẩm ảnh báo chí. - Hiểu được công việc phóng viên ảnh, biên tập ảnh trong cơ quan báo chí. * Kĩ năng: - Làm chủ các phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh cũng như các quy trình kỹ thuật trong việc thể hiện tác phẩm ảnh báo chí. - Thực hành chụp ảnh và chụp được các tác phẩm ảnh báo chí có chất lượng. 2 - Có khả năng phát hiện vấn đề, thông tin trên báo bằng ảnh và thể hiện vấn đề hiệu quả nhất. - Có khả năng thuyết trình, phân tích các tác phẩm ảnh báo chí và ảnh sáng tác. - C ó khả năng nhìn nhận và đánh giá được cách thông tin hiệu quả bằng ảnh trên báo chí. * Thái độ: - Yêu thích môn học, ngành học. - Chủ động tìm hiểu các vấn đề độc đáo của xã hội để làm đề tài. - Chăm chỉ làm các bài tập được giao. 3.2. Mục tiêu khác: - Tăng khả năng tư duy sáng tạo về mặt hình ảnh. - Phát triển kỹ năng khai thác đề tài và nhân vật. 4. Nội dung chi tiết môn học và hình thức dạy học: 4.1. Nội dung cụ thể: Chương 1. Cơ sở lý luận ảnh báo chí (10 tiết) 1.1. Khái quát lịch sử và sự phát triển của ảnh báo chí 1.2. Các thành phần của ảnh báo chí 1.3. Bản chất, đặc trưng của ảnh báo chí 1.4. Một số nguyên tắc hoạt động của ảnh báo chí 1.5. Vai trò, ý nghĩa xã hội của ảnh báo chí 1.6. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng ảnh báo chí 1.7. Những tố chất và đạo đức của người phóng viên ảnh Chương 2: Phương pháp thực hiện tác phẩm ảnh báo chí (20 tiết) 2.1. Khái niệm về tạo hình nghệ thuật 2.2. Bố cục trong ảnh báo chí 2.3. Đường nét trong ảnh báo chí 2.4. Ánh sáng trong ảnh báo chí 2.5. Màu sắc trong ảnh báo chí 2.6. Một số thủ thuật tăng hiệu quả chụp ảnh 2.7. Một số yêu cầu kỹ thuật đối với ảnh báo chí Chương 3: Thiết bị, kỹ thuật, máy ảnh và những công cụ hỗ trợ (15 tiết) 3.1. Cấu tạo và các loại máy ảnh 3 3.2. Ống kính máy ảnh 3.3. Một số kiến thức cơ bản khi sử dụng máy ảnh 3.4. Những công cụ hỗ trợ chụp ảnh 3.5. Một số cách bảo vệ máy ảnh thông dụng 5. Tài liệu tham khảo: 5.1. Tài liệu chính: [1] Trần Thị Ngọc Hà (2015), Lý luận và thực hành ảnh, bài giảng lưu hành nội bộ, Phòng Chuyên đề Khoa Ngữ Văn, Đà Nẵng. 5.2. Tài liệu tham khảo: [2] Brian Horton (2013), Ảnh báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội. [3] Nhiều tác giả (2012), Lý thuyết và thực hành kỹ thuật ánh sáng trong nhiếp ảnh, NXB Thông Tấn, Hà Nội. [4] Nguyễn Hạnh, Nguyễn Chí Hiếu (2001), Sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và xử lý ảnh. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. [5] Đỗ Quyên (2011), Thủ thuật bấm máy đối với máy ảnh số SRL, NXB Thông Tấn, TP Hà Nội. [6] Việt Khôi (2012), Nhiếp ảnh màu với máy ảnh số SRL, NXB Mỹ Thuật, TP Hà Nội. [7] Nguyễn Đức Chính (2002), Ảnh báo chí, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. [8] Trần Đức Tài (1997), Nhiếp ảnh toàn thư từ máy ảnh đến hình ảnh, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. [9] V.V. Vôrôsilốp (2004), Nghiệp vụ báo chí Lý luận và Thực tiễn, NXB Thông Tấn, Hà Nội. [10] E.P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí (2 tập), NXB Thông Tấn, Hà Nội. [11] G.V. Lazutina (2004), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, NXB Thông Tấn, Hà Nội [12] Bill Kovachi & Tom Rosenstiel (2013), Những yếu tố của báo chí, NXB Thông Tấn, Hà Nội. [13] Đỗ Đình Tấn (2014), Một nền báo chí phẳng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. [14] Dương Xuân Sơn (2012), Giáo trình lý luận báo chí truyền thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [15] Bùi Minh Sơn (2014), Căn bản kỹ thuật nhiếp ảnh, NXB Thời Đại, Hà Nội. 4 [16] Đinh Văn Hường (2011), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [17] Vũ Quang Hào (2012), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội. [18] Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hà Nội. [19] Nguyễn Tiến Mão (2006), Cơ sở lý luận ảnh báo chí, NXB Thông Tấn, TP HÀ Nội. 6. Phương pháp đánh giá học phần Trọng số: Chuyên cần: 0,1 Bài tập cá nhân: 0,1 Kiểm tra giữa học phần: 0,2 Thi kết thúc học phần 0,6 Cộng 1,0 Tính theo thang điểm: A, B, C, D, F 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ẢNH BÁO CHÍ 1.1. Khái quát lịch sử và sự phát triển của ảnh báo chí 1.1.1. Khái quát lịch sử nghệ thuật nhiếp ảnh Nhiếp ảnh ra đời hơn 150 năm, từ chiếc máy thô sơ, cồng kềnh thủa ban đầu, ngày nay chiếc máy ảnh đã có những bước tiến công nghệ hiện đại và đang thâm nhập tích cực vào đời sống con người. Từ thời tiền sử, con người đã có nhu cầu ghi lại những hình ảnh mà họ thấy được trong sinh hoạt, trong thiên nhiên qua những bức tranh tường nhằm lưu giữ thông tin qua nhiều thế hệ. Trong quá trình phát triển của nhân loại, hội họa ra đời và thăng hoa rực rỡ ở thời kỳ Hy Lạp Cổ đại hay Ai Cập cổ đại. Qua đó con người không chỉ lưu lại hình ảnh cuộc sống mà còn thể hiện những mơ ước của mình. Trước Công nguyên, người Trung Quốc và Hy Lạp đã khám phá ra những nguyên tắc cơ bản về quang học và kỹ thuật ghi nhận hình ảnh. Giữa thế kỷ XV, nhà danh họa Leonard de Vinci đã ứng dụng nguyên tắc hộp tối để ghi nhận hình ảnh trong quá trình thực hiện những bức tranh của ông thay cho công đoạn phác thảo. Sau đó, nhiều nhà khoa học đã ứng dụng thêm những phản ứng quang hóa trong việc lưu lại hình ảnh được ghi nhận qua hộp tối trên bề mặt kim loại hoặc kính và sau này là phim nhựa và giấy ảnh. Đầu thế kỷ 19, ngành nhiếp ảnh mới phôi thai. Thomas Wedgewood và Humphrey đã tạo hình in trên giấy nhưng không hãm được lâu. Năm 1812, William Wollaston chế tạo được thấu kính hội tụ đơn, gồm một mặt lồi và một mặt lõm. Năm 1816, Niepce đã chụp được hình đơn sắc nhờ ánh nắng. Năm 1839, Louis Jacques Daguerre chụp được bức hình đen trắng rõ ràng. Năm 1861, J.C. Maxwell báo cáo trước Hội đồng khoa học Anh về cách tạo ra hình màu từ cách chụp hình đen trắng qua ba kính lọc màu đỏ, lục, lam. Cách sử dụng chỉ ba màu để ra mọi hình ảnh màu đã trở thành nguyên lý cơ bản để máy ảnh kỹ thuật số và màn hình máy tính ghi nhận và hiện thị màu sắc. Đây cũng trở thành nguyên lý căn bản của mắt người trong việc cảm thụ màu sắc. Cũng trong năm 1861, một chủ bút của tạo chí du lịch ảnh tên Photographic Notes người Anh đã phát minh ra máy chụp ảnh thấu kính đơn. Từ năm 1942, phim màu âm bản bắt đầu phát triển ở Đức rồi Kodakcolor ra đời ở Mỹ. Năm 1963, máy ảnh Polaroid với ảnh màu lấy ngay xuất hiện, bên trong giấy ảnh có sẵn các phân tử thuốc màu. Khi ánh sáng được định trên giấy ảnh, có một bộ phận ép phân tử thuốc màu để hiện hình màu trên giấy. Ngày nay, hình chụp từ máy ảnh kỹ thuật số có thể in trên máy tính in phun với loại giấy riêng. 6 * Một số thể loại nhiếp ảnh: Ảnh được chia ra làm 3 nhóm ảnh chính: ảnh sinh hoạt, ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí. - Ảnh sinh hoạt: là những bức ảnh ghi lại những khoảnh khoắc buồn vui trong cuộc sống để làm kỉ niệm. - Ảnh nghệ thuật: là ảnh có nội dung tư tưởng, có giá trị thẩm mĩ, ý nghĩa xã hội, truyền cảm xúc mạnh đến người xem, chứa đựng những suy nghĩ rộng lớn về cuộc sống, con người. Tính hình tượng không thể thiếu trong ảnh nghệ thuật - Ảnh báo chí: là một loại ảnh mang tính thời sự cao, có nội dung tư tưởng rõ ràng. Ảnh báo chí gồm nhiều thể loại: tin ảnh, phóng sự ảnh và ảnh tin, ảnh phóng sự. * Ngoài ra, người ta còn chia ảnh ra làm nhiều thể loại khác nhau: - Ảnh phong cảnh: là ghi lại một cảnh thiên nhiên mà con người trong ảnh (nếu có) không chiếm một vị trí quá lớn. Ảnh phong cảnh bao giờ cũng mang một ý đồ nghệ thuật, một nội dung tư tưởng rõ ràng. Ảnh phải mang được cái hồn của đất nước, địa danh, hoặc xứ sở nào đó. - Ảnh chân dung: ngoài việc diễn tả con người còn nhấn mạnh về nét mặt và hình dáng. Qua đó làm cho người xem cảm nhận được tâm trạng của nhân vật. Ảnh chân dung phải phản ánh được đặc điểm, tính cách của con người, thể hiện rõ, tình cảm tư tưởng của đối tượng. - Ảnh chụp Marco, close up: là ghi lại những chi tiết nhỏ, cận một chủ thể nào đó như cận cảnh côn trùng, giọt sương,… - Ảnh du lịch: là ghi lại những khoảnh khoắc, phong cảnh khi đi du lịch. - Ảnh sự kiện: chụp các sự kiện diễn ra. - Ảnh kiến trúc: là ảnh mô tả kiến trúc như nhà ở, đường phố, chùa chiền… nhằm giới thiệu nét đẹp của kiến trúc. - Ảnh thể thao: Phản ánh các bộ môn thể thao trong những buổi tập hay các cuộc thi đấu so tài. - Ảnh phóng sự: Là một tập hợp gồm từ 3 ảnh trở lên. Phóng sự ảnh là một thể loại rõ ràng sinh động của báo chí, nó tạo cho người xem hình dung được sự kiện xảy ra. - Ảnh Nude Art : Ảnh nghệ thuật chụp hình khỏa thân của người mẫu 1.1.2. Sự phát triển của ảnh báo chí Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Dù hoạt động bí mật hay công khai, Đảng đã sử dụng nhiếp ảnh để phục vụ cách mạng. Tháng 9 năm 1937, Hội Ái hữu thợ ảnh được thành lập tại Hà Nội và công khai hoạt động. Hội có khoảng 30 hội viên do ông Ngô Lê Động làm Hội trưởng. Các nhà nhiếp ảnh lúc đó không chỉ đoàn 7 kết trong Hội, hoạt động nghề mà còn hoạt động xã hội rộng rãi, tham gia vào việc truyền bá quốc ngữ, dạy chữ cho dân nghèo, bán sách báo công khai của Đảng. Những người thợ ảnh đã tham gia các sự kiện lớn thời đó và dùng máy ảnh để ghi lại. Vào những năm 30 của thế kỷ XX ở Hà Nội và Sài Gòn đã có một số cơ sở làm bản kẽm in ảnh trên giấy báo. Báo chí đăng ảnh có giá trị thời sự, thông tin kèm theo bài viết. Đề tài ảnh trên báo chí và sách thường dùng ảnh phong cảnh đất nước, ảnh chân dung thiếu nữ, ngoài ra còn có các ảnh sinh hoạt khác. Ngày đó, báo chí trở thành vũ khí đấu tranh của Đảng nhằm tuyên truyền, cổ dộng, tổ chức quần chúng làm cách mạng. Tuy còn hạn chế về kỹ thuật in ấn nhưng trên các tờ báo công khai của Đảng như tờ Nhành Lúa, La Pauple Notre Voix, Thời báo,... đã sử dụng ảnh làm chức năng thông tin hoặc minh họa bài viết. Cũng trong thời kỳ này, trên báo chí bắt đầu xuất hiện những bức ảnh hiện thực. Đặc biệt là sự xuất hiện những ảnh các chiến sỹ yêu nước bị kìm kẹp, bị chặt đầu, ảnh anh em thợ thuyền lao động khổ cực trong đồn điền cao su hay hầm mỏ,... Cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh em nhiếp ảnh đã ghi lại nhiều hình ảnh quý giá về các cuộc mít tinh, biểu tình của quần chúng nhân dân đòi chính quyền ở mọi nơi trên đất nước. Nhiều nhà nhiếp ảnh như Vũ Năng An, Nguyễn Bá Khoản, Võ An Ninh, Nguyễn Tiến Lợi,... xách máy ảnh đi trong biển người để ghi lại cảnh tượng có một không hai tại thủ đô Hà Nội. Khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam hay chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, mỗi bức ảnh báo chí, hay lúc đó còn gọi ảnh thời sự, đều mang đến cho bạn đọc một cảm xúc bị thuyết phục bởi tính chân thật và thông tin mà nó mang đến. Người đọc không chỉ đọc những thông tin về sự kiện mà còn được nhìn thấy sự kiện qua ống kính của các nhà báo. Ngày đó ảnh thời sự trở thành vũ khí truyền thông sắc bén. Các nhà báo cầm máy ảnh của chúng ta thời đó chỉ có phương tiện thô sơ, in tráng bằng tay, giấy và thuốc ảnh chất lượng thấp lại hiếm và đắt, chỉ được phân phối với số lượng ít ỏi theo quy định của cơ quan báo chí. Vượt qua những khó khăn, vất vả đó, họ đã để lại một di sản vô giá. Các tác phẩm thời sự nổi tiếng có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao như: “O Du kích nhỏ” của Phan Thoan, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của Minh Trường, “Chiếm Căn cứ Đầu Mầu” của Đoàn Công Tính, “Tải đạn” của Lê Chí Hải, “Phúc Tân kêu gọi trả thù” của Vũ Ba, “Chạy đâu cho thoát” của Mai Nam, “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” của Vũ Tạo, “Tiểu đội nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc” của Văn Sắc,.. Những tác phẩm đó không chỉ có giá trị lịch sử cao mà còn có giá trị nghệ thuật lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ 8 không chỉ ở trong nước, mà còn ra thế giới. Nhiều tác phẩm đã đoạt giải cao ở trong nước và các cuộc triển lãm ảnh quốc tế. Trong một thời gian dài sau hòa bình, ảnh báo chí hầu như bị chững lại. Trên các trang báo thiếu vắng những tấm ảnh thời sự sinh động, kỹ thuật đẹp, đi sâu phản ánh công cuộc đổi mới của đất nước và những sự kiện mới, con người mới, với những chủ đề mà mọi người quan tâm. Nhiều tờ báo và tạp chí cho đăng những tấm ảnh nội dung nhàn nhạt, kém chất lượng báo chí, không chú thích, phần lớn chỉ mang tính minh hoạ. Nhiều phóng viên nhiếp ảnh chỉ làm nhiệm vụ đi khai thác ảnh theo yêu cầu của toà soạn nên không còn thời gian cần thiết để chụp ảnh hoặc có chụp cũng chỉ chụp một cách dễ dãi, miễn là có ảnh đăng báo. Thời gian gần đây, ảnh báo chí Việt Nam đã có sự chuyển biến về chất lượng, nhưng nhìn chung những bức ảnh xuất sắc quá ít trên mặt bằng chung còn yếu. Ảnh báo chí Việt Nam chưa gặt hái được thành tích cao trong Cuộc thi ảnh báo chí thế giới World Press Photo hàng năm. Hal Buell - nguyên Trưởng ban ảnh của Hãng Thông tấn AP (Mỹ) - từng nói: "Nhà báo không phải và không nên trở thành nghệ sĩ bởi vì nghệ sĩ thường có quan điểm hay ít ra cũng cần có quan điểm. Còn nhà báo chỉ tường thuật lại những gì đã xảy ra". Mặc dù ảnh báo chí ngày càng được sử dụng với tỷ lệ cao nhưng ảnh báo chí hiện nay lại nặng tính minh hoạ hơn là chuyển tải đầy đủ nội dung thông tin và có tính ấn tượng. Theo đánh giá chung, dù đang có những bước tiến đáng ghi nhận về chất lượng, nhưng ảnh báo chí nước ta hiện vẫn còn nhiều mặt yếu kém cần được khắc phục. Một thực trạng phổ biến hiện nay là ảnh đăng báo chưa được các cơ quan báo chí quan tâm để sử dụng tối đa hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do quan niệm sử dụng ảnh của chúng ta còn có những khiếm khuyết. Nhận thức của nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí chưa đánh giá đúng mức vai trò của ảnh báo chí như một loại hình báo chí độc lập, có ngôn ngữ riêng. Đó là chưa kể tới nhiều cơ quan báo chí chưa thật coi trọng giá trị của ảnh báo chí, khâu tuyển dụng phóng viên ảnh của nhiều tờ báo thiếu tính nguyên tắc nghề nghiệp. Thêm vào đó là đội ngũ phóng viên ảnh chuyên nghiệp còn quá ít ỏi, chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu là phóng viên viết kiêm luôn chụp ảnh. Đặc biệt, cách sử dụng ảnh trên mặt báo còn dễ dãi, thiếu hoặc không có biên tập viên ảnh có năng lực thực sự để kiểm soát thể loại thông tin này. Xã hội hoá ảnh báo chí cũng là vấn đề được quan tâm để nâng cao chất lượng ảnh báo chí. Thực tế là trong thời gian qua, bên cạnh đội ngũ phóng viên ảnh chính thức, các phóng viên ảnh tự do và cộng tác viên hoặc nhiều khi 9 chỉ là người dân ở địa phương nơi có sự kiện diễn ra, đã góp phần không nhỏ làm phong phú diện mạo đời sống ảnh báo chí Việt Nam. 1.2. Các thành phần của ảnh báo chí * Khái niệm Ảnh báo chí: “Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định.” Nguyễn Tiến Mão – Cơ sở lý luận báo chí. 1.2.1. Chủ đề của ảnh Trong xã hội hiện nay, những nội dung để các nhà báo phản ánh vô cùng phong phú, từ chính trị tới văn hóa, kinh tế, giáo dục,... Tuy nhiên, chính sự phong phú về nội dung cũng khiến cho các phóng viên phải có cái nhìn thấu đáo để lựa chọn những thông tin cần thiết và tìm cách tái hiện để nổi bật chủ đề của tác phẩm. Chủ đề là “Vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm trong văn học nghệ thuật, theo một khuynh hướng nhất định” _ Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học. Chủ đề cũng sẽ khẳng định tính tư tưởng mà phóng viên muốn đề cập từ đề tài. 1.3.2. Hình tượng của ảnh báo chí Nhiếp ảnh là nghệ thuật của cái nhìn, đồng thời nó cũng là một phương tiện giao lưu và truyền tải cái đẹp nhanh nhất, rộng rãi nhất. Một bức ảnh giá trị có thể thay hàng ngàn lời nói. Điều này có được nhờ vào sự cô đọng, súc tích của hình tượng trong ảnh. Người phóng viên cần phán đoán thời cơ bấm máy để miêu tả thông tin một cách tiêu biểu nhất. Hình tượng của ảnh được thể hiện qua ánh sáng, góc máy, cắt cảnh, bố cục,... và quan trọng nhất là thời khắc quyết định. Ảnh báo chí được phép gia công thẩm mỹ nhằm tăng giá trị nghệ thuật nhưng không được sa đà vào phương pháp này khiến cho bức ảnh mất đi tính báo chí. Hình tượng của ảnh báo chí cần mang tính khái quát cao, phản ánh được những nét tiêu biểu, bản chất của hiện thực ở sự vật, sự việc, được chụp tại chỗ khi phát hiện chủ đề. Nếu ảnh nghệ thuật câu nệ vào cảm xúc sáng tác, có thể dàn dựng, sắp đặt thì ảnh báo chí không thể phụ thuộc vào những điều đó. Hình tượng nghệ thuật ở ảnh báo chí cần được thể hiện một cách trực diện, chân phương, không chấp nhận lối tạo hình méo mó. 10 Hình tượng được xây dựng trong ảnh báo chí thường ở trạng thái động, luôn ghi nhận hành động ở cao trào, kịch tính. Điều này giúp cho hình tượng ảnh báo chí cô đọng, đôi khi có thể thay được bao lời nói. 1.3.3. Chú thích ảnh Đối với ảnh báo chí, chú thích ảnh là một phần không thể thiếu. Ảnh báo chí có hai phần là phần hình ảnh và phần ngôn từ. Ở ảnh đơn thì ngôn từ là chú thích ảnh còn ở chùm ảnh thì các phần chú thích được viết công phu như một bài viết. Đôi khi ở ảnh báo chí, hình tượng chưa đủ để truyền đạt thông tin nội dung và để tránh sự nhầm lẫn của người đọc, phóng viên chú thích thêm mang tính định hướng. Thông tin trên báo chí thường bao hàm các yếu tố sau: Ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào và như thế nào. Phóng viên sử dụng chú thích ảnh để bổ sung thêm những điều cần thiết để người đọc hiểu được sự việc. Các chú thích ảnh được lưu giữ và có thể làm căn cứ cho những nghiên cứu sau này. Phóng viên chú thích ảnh bằng ngôn từ dễ hiểu, lời văn trong sáng bình dị, thể hiện sự tôn trọng người đọc. Một chú thích ảnh tốt sẽ giúp người đọc tiếp cận thông tin dễ dàng và nhận ra được chiều sâu của bức ảnh. * Các qui tắc viết chú thích ảnh:, Theo cuốn “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển” có 10 qui tắc vàng đối với chú thích ảnh: - Hãy dụng công khi viết chú thích ảnh: Đây là lối chính dẫn độc giả vào bài viết. - Giải thích những gì có trong ảnh và nói lí do bạn lựa chọn ảnh đó. - Tạo nên tính tò mò, khiến cho độc giả muốn tiếp tục đọc bài viết. - Chú thích phải dễ đọc: không dùng tít dài hay những giải thích phức tạp. - Thêm thông tin về địa lý: chú thích phải nêu được bức ảnh đó chụp ở đâu, tên đường phố hay thành phố. - Luôn viết tên người trong ảnh, ngay cả khi đó là trẻ em, và kiểm tra xem tên viết có chính xác không. - Nếu dùng câu dẫn, cần để ở dạng chủ động và viết sao cho có ý nghĩa. 11 - Nếu ảnh là ảnh đã cắt sửa, bạn phải nói rõ cho độc giả biết. - Khi dùng đồ hình, luôn có chú thích để giải thích về các dữ kiện và cách tìm hiểu các đồ hình đó. - Một trong những nguyên tắc đặt tên cho ảnh là không tìm cách diễn giải những gì người xem đã thấy. - Đừng cố đoán mò hay đưa ra giả định về những điều mà người trong bức ảnh đang nghĩ , ví dụ như : "Một cử tri không vui..." hay "một người sống sót may mắn". - Tìm hiểu thông tin của từng người trong bức ảnh rõ ràng, tránh nhầm lẫn , đảm bảo tên người và địa điểm trong bức ảnh là chính xác và đúng chính tả . Hãy chính xác vì một phóng viên ảnh cũng là một nhà báo Về mặt ngôn ngữ, chú thích ảnh nên tránh xa các tính từ thể hiện cảm xúc. Chú thích ảnh không phải là chỗ cho biên tập viên điền cảm nhận chủ quan của mình, nó chỉ cần thông tin. Khi giải thích, chú thích ảnh cần phải rõ ràng và cụ thể. Lời chú thích phải làm cho người đọc hiểu được những thông tin cốt lõi cho dù người đọc có nhiều cách hiểu, nhiều cách suy nghĩ khác nhau. 1.3. Bản chất, đặc trưng của ảnh báo chí 1.3.1. Bản chất của ảnh báo chí Ngày nay, nhiếp ảnh trở thành một hoạt động nghệ thuật không thể thiếu đối với con người. Trước đây, người ta cho rằng nhiếp ảnh là hoạt động máy móc, sao chép thuần túy, người chụp ảnh chỉ cần bấm nút máy ảnh là có thể thể hiện một lát cắt nào đó của hiện thực. Tuy nhiên, giờ đây nhiếp ảnh hiện đại không sao chép nguyên mẫu theo lối tự nhiên chủ nghĩa mà dùng hình ảnh mang tính nghệ thuật để phản ánh. Hình ảnh mang tính nghệ thuật ở đây chính là hình ảnh của hiện thực khách quan thông qua sự cảm thụ thẩm mỹ của nhà nhiếp ảnh. Thông qua chiếc máy ảnh, người chụp không chỉ thể hiện hình dáng bề ngoài mà còn có khả năng biểu đạt thế giới nội tâm của con người, tạo nên những tác phẩm ảnh mang giá trị tài liệu đích thực. Hình ảnh đó chứa nội dung tư tưởng sâu sắc và hình thức thể hiện độc đáo, mang lại cho người xem những tình cảm mới mẻ, tốt đẹp và những tư tưởng lớn về cuộc sống, con người, xã hội. Đối với nhà báo nhiếp ảnh, người chụp phải tôn trọng sự thật tuyệt đối, không được sao chép, dàn dựng. Ảnh báo chí xét về mặt phạm trù phải đảm bảo hai yếu tố là các tính chất tự nhiên và được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực 12 và sinh động, nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định. Nhiếp ảnh đã cùng với báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá thông tin. Người phóng viên sử dụng chiếc máy ảnh, ghi nhận một khoảnh khắc trong thời gian để kể một câu chuyện bằng hình ảnh. Khoảnh khắc đó Henri Cartier-Bresson gọi là “khoảnh khắc quyết định”. Nội dung của ảnh báo chí không bó hẹp tại một cuộc chiến hay một cuộc hội nghị nào đó mà nó còn phản ảnh nhiều nội dung khác nhau trong cuộc sống về con người, cảnh vật, sự biến đổi của chính trị, xã hội,... Nhiệm vụ của ảnh báo chí bao gồm thông tin, tường thuật, đưa hình ảnh sự kiện đến với độc giả, giúp độc giả thấy được điều mà họ không được chứng kiến tận mắt. Chính khoảnh khắc được ghi lại đó sẽ trở thành tư liệu cho lịch sử và tương lai. Trong các thể loại ảnh như ảnh thời trang, ảnh tư liệu, ảnh quảng cáo, ảnh mỹ thuật thì Ảnh báo chí được coi là gần với Ảnh nghệ thuật nhất. Nhiều bức ảnh báo chí được nằm trong những tuyển tập Ảnh nghệ thuật của thời đại. Báo chí quốc tế chia bốn nhóm khác nhau trong Phóng sự ảnh: - PHOTO STORY: Phóng cách phóng sự ảnh lâu đời nhất và đơn giản nhất, đặc trưng bằng một loại ảnh thuật lại một sự việc với một chủ đề cụ thể. Ví dụ: đời sống người dân chài, ô nhiễm môi trường ở khu chung cư mới, ...). Mặc dù sự việc được tường thuật bằng hình ảnh, một bài viết ngắn tổng quát và những chú thích ảnh chi tiết phải đi kèm với hình ảnh. Cái này tạm gọi là PHÓNG SỰ ẢNH. - PHOTO PORTFOLIO: Thuật ngữ này hiện nay được các nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh sử dụng để trình bày một tập hợp nhiều bức ảnh riêng lẻ hoặc nhiều loạt ảnh khác nhau. Trong nghề báo, thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ một tập hợp ảnh báo chí nhưng không nhất thiết phải có một chủ đề duy nhất và cụ thể. Người ta thường gọi đây là ẢNH BỘ. - PHOTO FEATURE: Thuật ngữ này được hãng thông tấn Asscociated Press (AP) cùng nhiều hãng tin khác sử dụng để chỉ một bức ảnh duy nhất hay một tập hợp ảnh nhỏ gồm những hình ảnh không mang tính chất thời sự hay tin tức. Đó là một hay nhiều bức ảnh không có thời gian tính và thường dùng để minh họa nhẹ nhàng cho các chuyên mục đặc biệt. Người ta tạm gọi là ẢNH CHUYÊN MỤC. Ảnh chuyên mục cũng có thể là ảnh chụp phong cảnh, động vật, thời trang trẻ em, những sự kiện khôi hài … nhưng phải đem lại cho độc giả điều gì đó mới lạ về thế giới chung quanh. - PHOTO ESSAY: Đây là hình thức ảnh báo chí được hình thành và phát triển từ những năm 1920, chủ yếu ở Đức và Pháp. Photo Essay có thể đề cập đến một chủ đề nghiêm túc (ví dụ như các vấn đề xã hội, kinh tế, môi 13 sinh, …) nhưng cũng có thể tập trung vào cuộc sống và công việc của những nhân vật nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật, chính trị, hay các chủ đề như mỹ thuật, sân khấu, văn học, kiến trúc, lịch sử,…. Trong các thể loại ảnh báo chí, phóng sự và bút ký là hai thể loại tương đương nhưng phóng sự mang đậm chất thông tấn, còn bút ký in rõ dấu ấn văn chương. Photo Essay cũng giống như một bài bút ký, tác giả có thể bộc lộ những cảm xúc riêng và những phản ứng chủ quan từ tâm hồn mình. Nhiều photo essay nổi tiếng ngày nay được xem như những tác phẩm của nghệ thuật nhiếp ảnh. Người ta thường gọi photo essay là bằng từ KÝ SỰ ẢNH. Thực tế cho thấy, ảnh báo chí cũng như ảnh sáng tác có những bức ảnh đạt tới giá trị nghệ thuật đáng được gọi là tác phẩm nghệ thuật. Song, do có sự khác nhau chức năng mà phương pháp thể hiện cũng khác nhau. Tính nghệ thuật của mỗi loại ảnh do đó cũng có sự khác nhau. Nếu lẫn lộn hoặc đánh đồng, khó có thể chọn đúng ảnh chất lượng cao trong từng lĩnh vực hoạt động nhiếp ảnh. * Một số sự khác biệt trong phương thức thực hiện giữa Ảnh báo chí và Ảnh nghệ thuật - Ảnh báo chí: Người chụp không can thiệp vào đối tượng, phản ánh chân thực nội dung và hình thức. Giây phút bấm máy quyết định là cao trào của quá trình xảy ra sự kiện. Ảnh chụp cần được phát hành kịp thời, nhanh chóng, có tính khách quan để bạn đọc suy nghĩ. Nhà báo nhiếp ảnh phải tuyệt đối tôn trọng sự thật, không được phép dàn dựng, sắp đặt. Xét về mặt bản chất, ảnh báo chí là một hình thức thông tin bằng thị giác, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh chân thân cụ thể và sinh động, nhằm mang lại cho người xem một hàm lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ảnh báo chí cũng phải tôn trọng sự thật, thể hiện đúng các chi tiết cơ bản, thao tác đặc trưng và thời điểm bấm máy điển hình nhất các sự kiện, sự việc, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó. - Ảnh nghệ thuật: Ảnh nghệ thuật thường bộc lộ ý đồ chủ quan của tác giả. Người chụp ảnh sáng tác thường có đầy đủ thời gian trước khi chụp để nghiên cứu về đối tượng, lựa chọn chủ đề, tìm hiểu thực tế, khám phá ra những cái bản chất nhất, đẹp nhất. Trong quá trình thể hiện, người chụp có quyền được sử dụng các kỹ xảo nhiếp ảnh nhằm làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Người chụp ảnh nghệ thuật dùng lối tư duy hình tượng để xử lý đề tài, không lệ thuộc vào thời gian, không gian nhất định miễn là tác phẩm không ảnh hưởng đến hình thức thẩm mỹ và chiều sâu tư tưởng. 14 Nói như vậy không có nghĩa ảnh báo chí đặt yếu tố "nghệ thuật" sang một bên. Ảnh báo chí nhất thiết phải đẹp về mặt kỹ thuật và mang sức mạnh về nội dung. Giá trị thời sự là quan trọng nhất với ảnh báo chí, tiếp đó là hiệu quả của ảnh báo chí đem lại trong xã hội thông tin. Xét về một khía cạnh nào đó ảnh báo chí gần với những ảnh nghệ thuật của khoảnh khắc. Tuy nhiên, trong ảnh báo chí người ta không yêu cầu quá gắt gao về "ý tưởng sáng tạo" mà quan tâm nhiều về kỹ năng thể hiện và biểu đạt nội dung. 1.3.2. Đặc trưng của ảnh báo chí Tận dụng ưu thế của nghệ thuật nhiếp ảnh như tính ghi hình trực tiếp, ra đời nhanh và gây ấn tượng sâu sắc, những người làm báo chí đã sử dụng máy ảnh như một phương tiện thông tin hữu hiệu. Ngoài những đặc trưng của nghệ thuật nhiếp ảnh, ảnh báo chí còn mang một số đặc trưng có tính xã hội rõ rệt. - Ảnh báo chí là sự thông tin bằng hình ảnh, sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận. Hai yếu tố này được thể hiện chặt chẽ và tập trung nhất ở thể loại ảnh báo chí. Với các loại ảnh sáng tác khác, mục đích của tác giả thường là miêu tả cái đẹp trên một mặt nào đó của đối tượng hoặc khai thác giá trị nhân văn của đối tượng đó. Ảnh nghệ thuật không nhấn mạnh nhiều về mặt thông tin nhưng người xem được dẫn dẵn đến với ý tưởng độc đáo, không có nhiều tính nghị luận. Đối với ảnh báo chí, mục đích là sự phản ánh hiện tượng nên yếu tố thông tin và nghị luận luôn gắn kết chặt chẽ ngay trong bản thân sự kiện, nhân vật hay hiện tượng. Yếu tố thông tin mang đến cho độc giả những thông số, sự nhận biết, những cứ liệu xác định về cuộc sống, con người, sự kiện đang diễn ra trước sự chứng kiến của nhà báo và tái hiện bằng hình ảnh trong tác phẩm. Lượng thông tin được chuyển tải qua nội dung lẫn hình thức thể hiện của bức ảnh, qua hình ảnh và ngôn ngữ của bài báo. Đối với ảnh báo chí, yếu tố thông tin mang tính trực tiếp và được thể hiện ở ngay tầng nhận thức thứ nhất. Đối với ảnh báo chí, tính tài liệu là hạt nhân của sự việc, hiện tượng. Nếu thiếu đặc trưng này, ảnh chỉ là những tấm hình vô hồn. Tuy nhiên, tính tài liệu cũng phải được đặt trong mối quan hệ với tính thẩm mỹ của bức ảnh, hòa quyện với tính nghệ thuật. 1.4. Một số nguyên tắc hoạt động của ảnh báo chí Nhằm phân biệt với các loại ảnh nghệ thuật khác, ảnh báo chí cũng cần có những nguyên tắc riêng mà người phóng viên ảnh phải tuân thủ, không thể nhầm lẫn. * Tính tư tưởng: Ảnh báo chí là một phần đặc biệt của báo chí, đồng bộ với tôn chỉ hoạt động của tờ báo, thể hiện văn hóa, tư tưởng của xã hội. Mỗi tấm ảnh ra đời đều 15 có những chủ ý nhất định, thể hiện cái hiện hữu đang vận động. Tính tư tưởng của ảnh báo chí thể hiện qua nội dung của bức ảnh. Ảnh báo chí đi tìm bản chất của sự kiện, từ đó thể hiện cái hay, cái tốt của vẻ đẹp tâm hồn hay sự thật. Những tác phẩm ảnh báo chí có ý nghĩa về mặt xã hội và giá trị tư liệu lịch sử đều có thể trở thành tác phẩm nghệ thuật mẫu mực. * Tính chân thật của ảnh báo chí: Tính chân thật hay còn gọi tính hiện thực, hoặc tính tài liệu, là một trong những đặc tính quan trọng bậc nhất của nhiếp ảnh, đặc biệt hiện nay khi mà kỹ thuật số ngày càng hoàn thiện, phần mềm của photoshop đã đạt được trình độ tinh xảo, thì tính chân thật trong ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng càng đóng một vai trò cực kỳ trọng yếu. Nếu ảnh báo chí không đảm bảo được tính chân thật, sẽ làm mất lòng tin của công chúng. Máy ảnh là một phương tiện ghi hình ảnh cụ thể trực tiếp, chính xác và hình ảnh là sự phản quang của đối tượng được định hình trên phim, thẻ số và trên giấy ảnh. Vì vậy bất cứ một tấm ảnh nào cũng là hình ảnh cụ thể, riêng biệt của một thực thể khách quan, được hoàn thiện bởi một quá trình chuyển hoá quang học, vật lý và hoá học. Mặt khác, nhiếp ảnh không thể và không bao giờ phản ảnh được cái hư vô, cái trừu tượng, cái phi vật chất. Cái gì tồn tại, mang tính vật chất khách quan mà quang học thu nhận được mới có hình ảnh. Nói rõ hơn, nhiếp ảnh chỉ ghi được cái nhìn thấy, sờ thấy. Sức mạnh của ảnh báo chí chính là tính chân thật. Vì vậy ngay từ năm 1908 họa sĩ Henri Matisse tuyên bố trong tạp chí “ Công việc nhiếp ảnh” (Camera Work) rằng: “Nhiếp ảnh báo chí có khả năng cung cấp các tư liệu có giá trị nhất, về mặt này không một ai có thể tranh cãi được. Như vậy bản thân ảnh báo chí đã có một tác dụng như các tác phẩm nghệ thuật. Do đó thuộc tính tư liệu của ảnh báo chí cũng đã bao hàm giá trị nghệ thuật rồi”. *Tính chiến đấu của ảnh báo chí: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng và cần thiết của những người phóng viên ảnh. Người phóng viên cần có lòng dũng cảm để xông xáo vào cuộc đời, phản ánh những câu chuyện sâu sắc. Ống kính phóng viên không ngần ngại hướng về những đề tài nóng bỏng. Ảnh báo chí không chỉ góp phần thể hiện rõ nội dung của một bài báo hay tin tức mà còn góp phần làm nên cái nhìn toàn diện về cuộc sống, con người của đất nước. Do đó, ảnh chụp trên báo hằng ngày cần được chụp mới nhất, làm nổi bật chủ đề mà vẫn đảm bảo tính nghệ thuật cao với sự nhạy bén của người phóng viên ảnh. 1.5. Vai trò, ý nghĩa xã hội của ảnh báo chí Nhiếp ảnh ra đời không nhằm ngoài mục đích nhìn thấy của con người. Khả năng thông tin bằng ảnh đã mở rộng tầm nhìn của con mắt người, giúp 16 con người hiểu mình đầy đủ, chính xác và sâu sắc hơn. Báo chí sử dụng nhiếp ảnh làm phương tiện thông tin, miêu tả, bình luận bởi tính xác thực trực tiếp và nhanh chóng. Khi xem một bức ảnh báo chí, độc giả được sống cùng sự kiện, trực tiếp chứng kiến sự kiện, sự việc mà không phải bỏ ra nhiều công sức. Mặc dù không nhìn thấy đối tượng trực tiếp nhưng nhờ có tính chất hình ảnh mà độc giả có thể nhận thức được đối tượng đang làm gì, làm như thế nào một cách khá chính xác và khách quan. Từ nhận thức trực tiếp, hình ảnh sẽ giúp người xem đưa ra một kết luận nào đó về thực tại. Trong quan hệ xã hội, quan hệ với cộng đồng, ảnh báo chí còn có khả năng vượt qua những hàng rào về ngôn ngữ, chủng tộc để đi đến một tri thức, góp phần nâng cao hiểu biết cho độc giả. Cùng với các loại hình báo viết, phát thanh, truyền hình, ngay từ khi ra đời, nhiếp ảnh báo chí đã có những ưu thế đặc biệt trong việc chuyền tải và truyền bá thông tin đến công chúng. Chiếc máy ảnh gắn bó mật thiết và trở thành biểu tượng của một người phóng viên. Ảnh báo chí tham gia hướng dẫn dư luận xã hội bằng cách làm chuyển biến hoặc thay đổi nhận thức của con người theo chiều hướng tích cực. Với khả năng ghi trực tiếp, tạo hình trong một thời điểm nhất định, ảnh báo chí có khả năng rất lớn trong việc phản ánh sức vận động của đối tượng, sự kiện, tác động kịp thời vào đông đảo quần chúng nhân dân lao động nhằm tạo nên sự định hướng xã hội tích cực. Bằng cảm quan và sự nhận thức sâu sắc vấn đề cần phản ánh, nhà báo phải chỉ ra cho mọi người thấy cái gì cần làm, nên làm hay cần tránh, nên tránh. Giáo dục là một trong những chức năng có tính mục đích trong hoạt động tư tưởng của báo chí, đặc biệt là nhiếp ảnh áo chí. Giáo dục ở đây không chỉ là sự tu dưỡng, rèn đức luyện tài mà còn là tri thức con người thu nhận được, biến thành quan điểm, lập trường tích cực của bản thân. Ảnh báo chí là một phương tiện thông tin trực giác tác động trực tiếp vào công tác giáo dục chính trị, tư tưởng quần chúng nhân dân. Sự kết hợp giữa nội dung ngữ nghĩa và nội dung thẩm mỹ của ảnh là yếu tố quyết định cho việc tuyên truyền thông tin bằng thị giác, mang lại ảnh hưởng nhất định tới dư luận xã hội. Trong đời sống văn hóa xã hội, nói đến văn hóa thẩm mỹ là nói đến cái đẹp của thiên nhiên, của đất nước, của con người mỗi vùng miền, dân tộc. Con người biết cảm nhận cái đẹp sẽ làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, xã hội ngày càng văn minh, hạnh phúc. Ảnh báo chí góp phần tái hiện, khám phá và phổ biến cái đẹp, đưa cái đẹp tới công chúng, giúp cho họ có một tâm hồn thanh cao, trong sáng và nhân văn hơn. 1.6. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng ảnh báo chí Thời đại công nghệ số ngày càng phát triển hiện nay, tỷ lệ sử dụng ảnh trên các báo khá cao, đặc biệt là báo điện tử. Tuy nhiên, hầu hết ảnh đăng báo 17 của chúng ta hiện nay là ảnh kèm theo tin, bài, có tính chất bổ trợ trực quan, minh hoạ cho tin, bài chứ chưa có nhiều những tác phẩm ảnh báo chí độc lập, có sức nặng như tiềm năng của loại hình báo chí này. Gần đây, một số cơ quan báo chí bắt đầu quan tâm đến đi sâu vào thể loại này. Một số tiêu chí chung được đặt ra đối với ảnh báo chí trong giai đoạn hiện nay. - Tiêu chí về mặt hình ảnh: Ảnh phải có nội dung thông tin phù hợp với chủ đề đặt ra mang ý nghĩa biểu cảm cao. Kỹ thuật sử dụng trong ảnh phải đạt được độ sắc nét, ánh sáng, màu sắc để làm nổi bật được mục đích thể hiện nội dung. - Xử lý ảnh báo chí: Chỉ được cắt cúp những chi tiết thừa; cân bằng màu sắc (lấy lại màu gốc); làm rõ nét hơn. Đặc biệt, không được chỉnh sửa nội dung, không thêm bớt chi tiết nội dung làm thay đổi ý nghĩa, thông điệp của bức ảnh. - Bức ảnh nên có bố cục rõ ràng: Bức ảnh cần trình bày thông tin rõ ràng và không gây hiểu lầm cho độc giả. Mỗi bức ảnh phải có trọng tâm để tất cả các thành phần quan trọng của nó hiện lên trước mắt độc giả ngay khi họ nhìn thấy. Có thể gọi phần trọng tâm này là điểm nhìn. Đối với những bức ảnh chụp theo kiểu nghiệp dư, các nhân vật thường cười giả tạo trước ống kính. Còn đối với các bức ảnh chuyên nghiệp, nhân vật tự nhiên, thoải mái tham gia các hoạt động. Bất cứ khi nào có thể hãy chụp người thật làm việc thật, chứ đừng bắt nhân vật phải nhìn chằm chằm vô cảm vào không gian hay vờ bận rộn. Tuy nhiên, khi nhân vật đã hòa với bối cảnh thì phóng viên cần phải bắt được "khoảnh khắc vàng". Tại thời điểm đó, cái thần của nhân vật thực sự được bộc lộ. - Bức ảnh nên có chú thích rõ ràng: Từ ngữ dùng trong chú thích đơn giản, cô đọng, mang đủ thông tin tới cho người đọc. - Bức ảnh cần được phân định rõ ràng: Điều này nghĩa là không để các bức ảnh có nền màu sáng chìm trên các trang báo nền trắng. Có thể phân định các bức ảnh này bằng một đường khung mỏng, chạy dọc mép bức ảnh. - Ảnh phải có nội dung: Độc giả không có thời gian cho những câu chuyện tầm phào, họ cũng không muốn thấy những điều vô nghĩa trong các bức ảnh. Hãy cho độc giả thấy các hình ảnh minh họa trực tiếp cho bản tin của ngày hôm nay. Khuôn mặt của nhân vật chính trong bức ảnh phải có kích thước có thể nhìn thấy. Các bức ảnh hiếm khi được trình bày cỡ lớn trên báo nhưng lại thường xuyên bị để kích thước quá nhỏ. Nếu muốn có hình ảnh ấn tượng, hãy tập trung vào những nhân vật đơn lẻ chứ không phải đám đông, hãy chọn kích cỡ các bức ảnh với kích thước to tới mức độ cho phép và khuôn mặt của nhân vật chính phải thực sự nổi bật và sáng giữa đám đông. 18 1.7. Những tố chất và đạo đức của người phóng viên ảnh 1.7.1. Những tố chất của phóng viên ảnh Một phóng viên ảnh lao động nghề nghiệp cả về thể lực và trí lực, cần có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai để cầm máy xông pha trên mọi ngả đường, hiện trường, từ thành phố đến những miền đất xa xôi. Ảnh báo chí là một lĩnh vực có tính sáng tạo cao. Tuy nhiên, trên hết sự sáng tạo thì phóng viên ảnh cần có kiến thức và thành thạo công việc nhà báo như đọc, nghe, điều tra, phỏng vấn, xác định chủ đề, biết lập ra kế hoạch để thực hiện đề tài, có quan hệ tốt với người đọc và các cơ sở cung cấp thông tin. Ở người phóng viên, năng lực báo chí và năng lực nghệ thuật không thể tách rời. Người phóng viên ảnh không chỉ phải đảm bảo tính sáng tạo mà còn phải mang trong mình những áp lực mang tính nghề nghiệp, luôn đỏi hỏi tìm tòi những vấn đề mới, nóng bỏng và có tác động xã hội cao. Người phóng viên ảnh cần có một đam mê đặc biệt mới có thể đạt được thành công. Người phóng viên ảnh giỏi không chỉ có khả năng đi theo sự kiện mà còn có thể hình dung trước sự kiện, hiện tượng đó sẽ đi về đâu. Điều đó có nghĩa không phải ai cũng có thể phù hợp với nghề nghiệp này bởi giá trị thông tin của ảnh báo chí khác với ảnh nghệ thuật. Người chụp ảnh nghệ thuật tốt chưa chắc đã có được một tác phẩm ảnh báo chí có giá trị. Điều khác biệt giữa phóng viên ảnh và nghệ sĩ nhiếp ảnh là sự gắn bó với bản chất xã hội và ý thức trách nhiệm tập thể cao của đội ngũ tòa soạn báo, thái độ chính luận trong trong ảnh đăng báo. Michel DuCille phóng viên Washington Post cho rằng bất kỳ lối tiếp cận nào của phóng viên ảnh cũng phải "đối xử trân trọng với chủ đề và vứt bỏ mọi định kiến có sẵn. Phải có khả năng lường trước được bản chất con người và biết có mặt đúng nơi đúng lúc". Nhiều cơ quan báo chí trang bị kiến thức cũng như máy ảnh cho biên tập viên và phóng viên để có thể vừa đi vừa bài vừa kết hợp chụp ảnh. Tuy nhiên, người phóng viên ảnh lại cần có những đặc trưng về tư duy hình ảnh. Nền tảng của phóng viên ảnh dựa trên các yếu tố: Suy nghĩ, hình dung trước và thể hiện. Người phóng viên ảnh suy nghĩ chính xác, đánh giá, tổng hợp, phân tích thông tin để tiến tới hành động. Phóng viên ảnh cần hình dung trước những gì mình sắp bấm máy một cách nhanh nhạy nhất. Năng lực này cần được rèn luyện qua thực tế và thể hiện tác phẩm thông qua các thiết bị kỹ thuật. Ngoài những yêu cầu mang tính nghề nghiệp, người phóng viên ảnh còn cần thêm một số tố chất sau sau: * Nhạy cảm và thông cảm: * Dũng cảm, kiên nhẫn và không ngại gian khó: 19 * Tư duy và óc hiếu kỳ: 1.7.2. Đạo đức của người phóng viên ảnh Hoạt động báo chí là một hoạt động truyền thông đại chúng. Các tác phẩm báo chí được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những thông tin thời sự về các sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy ra trong đời sống xã hội. Đích hướng đến của một tác phẩm báo chí là đem lại giá trị thông tin cho công chúng xã hội, do đó, đảm bảo tính thông tin là chức năng quan trọng đầu tiên của một tác phẩm báo chí. Để đạt được hiệu quả thông tin, một tác phẩm báo chí phải đạt các tiêu chí như: mới, thời sự, cập nhật; chân thực, khách quan; có ý nghĩa xã hội, mang lại giá trị giáo dục và nhân văn… Ngoài ra, tác phẩm báo chí còn phải đảm nhiệm các chức năng xã hội khác như: định hướng dư luận xã hội; giám sát, quản lý và phản biện xã hội; giáo dục và giải trí. Các nhà báo chuyên nghiệp đều phải tuân thủ các bước tiến hành cơ bản trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí là: Nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn, phát hiện đề tài; Thu thập thông tin, dữ liệu; Thể hiện tác phẩm; Tự biên tập tác phẩm; Tổ chức tác phẩm trên sản phẩm báo chí, phát tán thông tin; Theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi. Người phóng viên ảnh cũng nằm trong dòng chảy của nghề báo, vì vậy những vi phạm đạo đức nghề nghiệp cần được loại bỏ. * Các vi phạm thường gặp phải trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí cần phải tránh: - Nhà báo không nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn để phát hiện đề tài sáng tạo tác phẩm báo chí mà chỉ sao chép, bịa đặt thông tin, hư cấu chi tiết trong tác phẩm, dẫn tới gây hậu quả xấu cho dư luận xã hội. - Tác phẩm báo chí sai số liệu, nhầm lẫn thông tin có thể khiến nhà báo bị kiện lỗi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong việc sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu. - Mục đích thông tin không rõ ràng, lạm dụng những chi tiết “hot”, giật gân, câu khách khiến cho tác phẩm thiếu tính khách quan, chân thực và giá trị nhân văn - Người làm báo không tự biên tập tác phẩm của mình, vô tình hoặc cố ý để xảy ra sai sót, đánh đố biên tập viên, đó cũng là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp. - Nhà báo vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hoặc vì mục đích thương mại mà coi nhẹ các chức năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí khi tổ chức tác phẩm trên các sản phẩm báo chí là sự vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp được đánh giá khá nặng nề. 20 Tải về bản full

Từ khóa » Bố Cục ảnh Báo Chí