PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH BÁO CHÍ
Có thể bạn quan tâm
Ảnh báo chí phải là chiếc gương không biến dạng
Tính đạo đức trong ảnh báo chí được quy định cụ thể và nghiêm ngặt, thậm chí Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa ra tới 10 điều. Trong khi ảnh báo chí của “lề phải ta” nhiều khi không tuân thủ theo nguyên tắc này do phải phục vụ mục đích tuyên truyền có lợi cho nhà cầm quyền, còn việc có đúng sự thật hay không bị đặt vào hàng thứ yếu.
Tôn trọng và kiên nhẫn
Cách đây khoảng tám năm, trong làng ảnh rộ lên chuyện tấm ảnh của tác giả C.H ở Đắc Lắc đoạt giải báo chí toàn quốc là ghép. Rồi sau vài lần nói qua nói lại, mọi chuyện cũng “chìm xuồng”.
Trong giới ảnh phương Tây, câu chuyện về một phóng viên của Báo Los Angeles Times (Mỹ) đã ghép ảnh người dân Irắc từ tấm ảnh này sang tấm ảnh kia (dù là cùng một nhân vật, nhưng ảnh sau động thái của nhân vật mạnh mẽ hơn) là bài học cho việc vi phạm tính đạo đức. Khi bị phát hiện, anh ta bị đuổi việc và bị huỷ toàn bộ kho ảnh tư liệu anh chụp cho toà báo.
Nhà nhiếp ảnh tự do người Mỹ Steve Nordup từng nói: “Bạn chụp một bức ảnh báo chí cũng tương tự như cầm gương ra cho mọi người soi. Cái gương đó không được phép biến dạng, mà phải trong sáng, đúng thực tế. Phải bằng mọi giá giữ lấy lòng tin của độc giả”.
Vấn đề đặt ra là nhiều khi sự xuất hiện của nhà nhiếp ảnh tại hiện trường đã làm thay đổi thực tế. Khi đó, anh ta phải biết chờ đợi để mọi sự diễn tiến trở lại tự nhiên, tuyệt đối không can thiệp, tạo dựng hiện thực, trong khi một số phóng viên ảnh ở ta rất thoải mái trong việc dàn dựng.
Về điểm này, Richard Vogue – một phóng viên quốc tế làm việc ở VN, có kinh nghiệm 18 năm chụp ảnh khu vực Châu Á cho hay: Căn bệnh chung của nhiều phóng viên nhiếp ảnh Châu Á là hay sắp xếp, can thiệp vào hiện thực.
Được và không được
Vậy trong ảnh báo chí, được và không được phép làm gì? Tạp chí Times (Mỹ) có lần đã bị độc giả phản đối, khi trang nhất đăng ảnh chân dung một bị can bị tình nghi giết vợ. So với tấm ảnh nhân vật đó đăng ở báo khác, Tạp chí Times đã tăng độ đậm tối đa, tạo ra nhiều mảng tối khiến nhân vật trở nên dữ dội hơn. Như thế ngay việc hiệu chỉnh độ sáng tối cũng phải có giới hạn trong ảnh báo chí.
Một nhà nhiếp ảnh làm cho hãng AP (Pháp) nói: Bạn có thể cắt cúp một chiếc nón ra khỏi tấm ảnh, nhưng nếu dùng photoshop để xóa chiếc nón ra khỏi khuôn hình thì không được. Bản chất của hai việc hoàn toàn khác nhau.
Chuyện xử lý hậu cảnh đen sẫm đi để nổi nhân vật chính lên cũng phải có giới hạn, vẫn phải tôn trọng bối cảnh phía sau, sẫm lên thì có thể, nhưng không thể bôi đen hoàn toàn. Trong ảnh báo chí cũng không thể sử dụng kính lọc màu để làm tăng màu này, giảm màu kia.
Trong ảnh báo chí, chỉ có thể cắt cúp, thay đổi độ tương phản, sáng, tối (trong chừng mực nhất định). Phải tôn trọng đối tượng chụp vì những bức ảnh chụp họ không thể quan trọng hơn chính nhân vật.
Một số tiêu chí của ảnh báo chí
Có người cho rằng tin có nghĩa là văn bản và các bức ảnh chẳng qua chỉ mang tính trang trí. Nếu không đủ diện tích và phải lựa chọn cắt đi một phần nội dung, chắc chắn các biên tập viên sẽ cắt phần ảnh. Nhưng hình ảnh bao trùm các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh đang thực sự bao trùm văn hóa đọc của chúng ta.
Nếu muốn biểu đạt thông tin, các bức ảnh cũng có thể làm tốt nhiệm vụ đó không kém gì tin dạng văn bản. Người ta thường nói: “Một bức ảnh với phần chú thích đầy đủ có sức công phá hơn cả ngàn chữ.” Vì thế, nếu muốn thu hút độc giả, các tờ báo cần phải lưu tâm đến ảnh.
Có rất nhiều điều cần phải học xung quanh việc chụp ảnh, cắt cúp và định kích cỡ bức ảnh. Nhưng dưới đây chỉ nêu một số tiêu chí của ảnh báo chí.
Bức ảnh nên có bố cục rõ ràng. Bức ảnh cần trình bày thông tin rõ ràng và không gây hiểu lầm cho độc giả. Mỗi bức ảnh phải có trọng tâm để tất cả các thành phần quan trọng của nó hiện lên trước mắt độc giả ngay khi họ nhìn thấy. Có thể gọi phần trọng tâm này là điểm nhìn.
Bức ảnh nên trông tự nhiên và có thần. Đối với những bức ảnh chụp theo kiểu nghiệp dư, các nhân vật thường cười giả tạo trước ống kính. Còn đối với các bức ảnh chuyên nghiệp, nhân vật tự nhiên, thoải mái tham gia các hoạt động. Bất cứ khi nào có thể hãy chụp người thật làm việc thật, chứ đừng bắt nhân vật phải nhìn chằm chằm vô cảm vào không gian hay vờ bận rộn. Tuy nhiên, khi nhân vật đã hòa với bối cảnh thì phóng viên cần phải bắt được “khoảnh khắc vàng.” Tại đó, cái thần của nhân vật thực sự được bộc lộ.
Bức ảnh nên có chú thích rõ ràng. Thật ngạc nhiên khi các biên tập viên thường nghĩ rằng: Ồ tất cả mọi người đều biết đó là ai. Bill Clinton chứ ai! Đừng bao giờ cho rằng độc giả thông minh như bạn hoặc tất cả các độc giả sẽ đọc bài viết đó. Hãy chú thích rõ mọi thứ: nhân vật là ai, đang làm gì, như thế nào, tại đâu và khi nào.
Bức ảnh nên được phân định rõ ràng. Điều này nghĩa là không để các bức ảnh có nền màu sáng chìm trên các trang báo nền trắng. Hãy phân định các bức ảnh này bằng một đường khung mỏng, chạy dọc mép bức ảnh (border thường dày 1 point).
Ảnh phải có nội dung. Độc giả không có thời gian cho các câu chuyện tầm phào, họ cũng không muốn thấy những điều vô nghĩa trong các bức ảnh. Hãy cho độc giả thấy các hình ảnh minh họa trực tiếp cho bản tin của ngày hôm nay (nhân vật đang hoạt động, những người thắng, thua chứ không phải con sóc đang chơi trong công viên). Các bức ảnh phải cung cấp thông tin chứ không phải để trang trí.
Khuôn mặt của nhân vật chính trong bức ảnh phải có kích thước có-thể-nhìn-thấy. Các bức ảnh hiếm khi được trình bày cỡ lớn trên báo nhưng lại thường xuyên bị để kích thước quá nhỏ. Nhiều khi, các nhân vật quan trọng lại cùng cỡ với một con kiến. Nếu muốn có hình ảnh ấn tượng, hãy tập trung vào những nhân vật đơn lẻ chứ không phải đám đông, hãy chọn kích cỡ các bức ảnh với kích thước to tới mức độ cho phép và khuôn mặt của nhân vật chính phải thực sự nổi bật và sáng giữa đám đông.
Ai cũng có thể chụp ảnh báo chí
Với chiếc máy ảnh trong tay, ai cũng có thể chụp được những bức ảnh báo chí nếu may mắn được chứng kiến sự kiện mang tính báo chí.
Tôi may mắn được học nghề ảnh từ năm 15 tuổi, hơn 10 năm làm công tác điều tra nên cũng học được nhiều điều từ phương pháp làm bản ảnh (khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi) của ngành Công an.
Ảnh cũng là chứng cứ khi xảy ra một vụ kiện dân sự hay vụ án hình sự. Vì vậy, tôi nghĩ mọi người cần phải biết nếu muốn trở thành một phóng viên ảnh tự do trong xã hội ta hiện nay, để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Những điều được trình bày ở phần dưới đây là kinh nghiệm chụp ảnh của cá nhân tôi.
Chụp ảnh thể loại báo chí cũng giống như khi bạn viết tin, viết bài cho báo chí, tức ảnh phải đạt tiêu chuẩn: thông tin nhanh nhạy, khách quan, trung thực . Ảnh báo chí khác với ảnh nghệ thuật, ảnh giải trí, vui chơi là nó phải mang tính thông tin xã hội đến với người xem.
Muốn làm được điều này yêu cầu bạn phải nhạy cảm, nắm bắt được thời điểm mà bấm máy chớp lấy thời khắc sống động, mang thông tin nhiều nhất cho đề tài bạn muốn phản ánh, truyền tải đến người xem. Điều này phụ thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm sống của bạn chớ không ai có thể dạy cho ai được.
Ảnh chụp phải rõ nét, màu sắc trung thực. Bạn có thể cắt, cúp xung quanh bức ảnh để làm nổi bật chủ đề bức ảnh rõ ràng hơn nhưng không được dùng bất cứ thủ thuật, kỹ thuật, kỹ xảo nào để can thiệp vào nội dung bức ảnh.
Chụp ảnh có “điểm buộc”
“Điểm buộc” là điểm chết không thể dời đi, không thể thay đổi, là vật để xác định ảnh chụp tại một địa điểm cụ thể nào đó. Mục đích của điểm buộc là phản ánh trung thực về địa điểm xảy ra vụ việc một cách cụ thể, tránh nhầm lẫn lấy “râu ông nọ cắm càm bà kia” hoặc các trường hợp ảnh giả. Ví dụ: cột cây số, cột điện, tòa nhà, bảng tên đường…
Chụp một sự vật, hiện tượng, hiện trường nào đó cũng phải chụp ít nhất là 6 kiểu đạt yêu cầu (rõ nét, trung thực về màu sắc) như sau: cận cảnh chính diện, cận cảnh bên phải, cận cảnh bên trái. 3 kiểu buộc là chụp xa chính diện, trái, phải như trên, trong ảnh phải thấy rõ cái vật mình đã chụp cận cảnh lúc nãy kèm theo điểm buộc, nên chọn điểm buộc nào gần nhất, dễ nhận biết nhất. Ví dụ: ngoài đường thì phải ảnh phải thấy rõ bảng tên đường, bảng số nhà, số vẽ trên cột điện, số km (trên cột cây số), cây cổ thụ… Nếu chụp đặc tả thương tích, dấu vết, đồ vật và zoom cho hình ảnh lớn lên thì phải đặt vào bên cạnh vật ấy cái thước dây kéo thẳng ra để người xem ảnh so sánh biết chính xác kích thước vật ấy. Trường hợp không mang theo thước dây có thể lấy một vật có kích thước chuẩn cố định đặt vào thay thế. Ví dụ: để một cái USB hãng Sony vào cạnh vật chụp, khi đó bạn phải quay mặt có in chữ Sony và dung lượng của nó lên trên để người xem không nhầm lẫn kích thước USB giữa hãng này với hãng khác mà xác định sai độ lớn của vật được chụp.
Bạn có thể chụp và công khai tất cả những bức ảnh phản ánh sinh hoạt cộng đồng ở nơi công cộng như: đường phố, rạp hát, sân khấu, cơ quan, trường học, v.v… mà không phải xin phép bất cứ ai, kể cả những người có mặt trong bức ảnh. Tất nhiên, trong những hình ảnh sinh hoạt cộng đồng đó, bạn muốn “nhấn mạnh” cá nhân nào là quyền của bạn và đó thuộc về phạm trù kỹ thuật và nghệ thuật của riêng bạn. Trong văn chương có câu: “Ngôn tại ý ngoại”, nhiếp ảnh cũng vậy.
Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn có thể tự tin cầm máy để thực hiện đam mê của mình: phản ánh hiện thực xã hội qua cái nhìn của một phóng viên ảnh nghiệp dư.
Tạ Phong Tần
Chia sẻ:
Từ khóa » Bố Cục ảnh Báo Chí
-
Bố Cục Trong Nhiếp ảnh
-
Bố Cục ảnh Báo Chí - 123doc
-
Một Số Tiêu Chí Của ảnh Báo Chí - Điều Hành Tác Nghiệp
-
[PDF] Bố Cục ảnh Báo Chí - 5pdf
-
Một Số Tiêu Chí Của ảnh Báo Chí - ĐĂNG KHOA
-
Ôn Tập Môn Ảnh Báo Chí - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình, Hướng Dẫn
-
19 Kỹ Thuật Bố Cục ảnh Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp
-
Bố Cục ảnh: Không Chỉ Có Quy Tắc Một Phần Ba
-
Chụp ảnh Báo Chí, Nhiếp ảnh - Người Làm Báo
-
ảnh Báo Chí | Xemtailieu
-
4 Bố Cục Chụp ảnh Mọi Nhiếp ảnh Gia Cần Biết - Color ME
-
Tài Liệu Biên Tập Và Chụp ảnh Báo Chí
-
Bố Cục Cân Bằng Trong Nhiếp ảnh Và Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết
-
9 Quy Tắc Cơ Bản Về Bố Cục Trong Nhiếp ảnh, Bạn Cần Biết? - VJShop
-
Chụp ảnh Báo Chí Nhưng Không Hiểu ảnh Báo Chí Là Gì? - Tuổi Trẻ ...
-
Tập Huấn Kể Chuyện Bằng Hình ảnh Báo Chí