Anh Chị Hãy Thuyết Minh Về Món Xôi Gấc - Văn Mẫu Lớp 8
Có thể bạn quan tâm
Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về món xôi gấc bao gồm các bài văn mẫu hay cho các em tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Tài liệu giúp các em nâng cao kỹ năng viết văn, từ đó học tốt Ngữ văn 8 hơn.
Thuyết minh về món xôi gấc
- Thuyết minh về xôi gấc mẫu 1
- Thuyết minh về món xôi gấc mẫu 2
- Hãy thuyết minh về món xôi gấc mẫu 3
Thuyết minh về xôi gấc mẫu 1
Tuy xôi gấc là một món ăn dân dã nhưng có vị trí không nhỏ với con người Việt Nam. Nhắc đến xôi gấc, tôi tin rằng không ai là chưa từng ăn, không ai không biết nó.
Xôi là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Từ xưa, con người đã nấu gạo nếp lên thành món xôi như một kết tinh tinh túy nhất của thiên nhiên để dâng lên thần linh, cầu mong “mưa thuận gió hòa”, con người an tâm sản xuất. Theo sự phát triển xôi ngày càng đa dạng và được kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác để hấp dẫn và bổ dưỡng hơn. Việt Nam có rất nhiều các loại xôi với những mùi vị đặc trưng riêng như xôi dừa, xôi ruốc, xôi vừng, xôi đỗ, xôi lạc, xôi voc, xôi đậu đen… Trong đó, xôi gấc mang một ý nghĩa quan trọng và là món ăn rất bổ dưỡng.
Xôi gấc là một loại xôi thuộc các món xôi, có màu đỏ đặc trưng của gấc. Xôi gấc được dùng nhiều và gần như không thể thiếu trong các ngày lễ Tết cổ truyền, lễ cưới hỏi ở Việt Nam. Bởi người Việt Nam quan niệm xôi gấc có thể đem đến may mắn. Ngoài ra, thường ngày xôi gấc cũng là bữa ăn sáng của nhiều người, nhất là học sinh.
Khi làm xôi gấc, nó cũng có những yêu cầu khắt khe trong lựa chọn nguyên liệu và cách chế biến. Xôi gấc gồm hai thành phần chính là gạo nếp và gấc. Ngoài ra, xôi gấc cũng cần thêm một số loại gia vị khác. Gạo nếp đồ xôi thường là nếp cái mới thu hoạch, thơm, mẩy, chắc hạt. Gấc càng chín đỏ sẽ cho màu xôi càng đẹp. Đầu tiên, gấc bổ đôi, vỏ vỏ, lấy phần ruột lẫn hạt, trộn cùng ít rượu trắng vào đánh nhuyễn. Gạo nếp cái vo sạch, ngâm qua đêm từ trước. Tiếp tục, trộn gạo nếp với gấc, đổ vào trong chõ rồi đặt trên bếp. Có thể thêm vài hạt muối và chút nước cốt dừa, vài sợi dừa tươi cho xôi thơm dẻo, đậm đà hơn. Cứ đun đều lửa đến khi nào gấc chuyển màu đỏ thẫm tức là xôi đã chín. Xôi chin thông thường có hai lựa chọn, hoặc là làm xôi mặn hoặc là làm xôi ngọt. Xôi mặn sẽ rắc ruốc lên trên mặt xôi. Xôi ngọt thường kèm thêm đỗ và trộn thêm chút đường. Xôi được đóng vào các khuôn rồi trình bày lên đĩa. Một đĩa xôi gấc đạt chuẩn là xôi phải chín dẻo, thơm mùi gấc, ngậy mùi dừa, bóng đều. Xôi gấc dùng chung với chả, giò rất ngon.
Xôi gấc là món ăn bổ dưỡng, thanh sạch. Xôi gấc ngoài việc cung cấp năng lượng cho hoạt động sống hằng ngày còn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin A từ gấc bổ mắt, bổ não. Xôi gấc cũng có tác dụng làm đẹp da, giúp da mịn màng, trắng sáng. Những ngày đông giá, được ăn miếng xôi gấc nóng giúp làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng. Thành phần từ quả gấc trong xôi gấc còn giúp nhuận tràng, giảm nguy cơ ung thư và đặc biệt tốt cho tim mạch.
Xôi gấc xứng đáng là một nét văn hóa tinh hoa trong ẩm thực của người Việt. Bởi xôi không chỉ mang trong mình lịch sử khai phá, chinh phục tự nhiên của con người mà nó còn là nét đẹp tô điểm cho đất nước Việt Nam hôm nay. Trên những con đường, những vỉa hè dài nơi góc phố cổ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh vẫn có hình ảnh các bà, các mẹ gồng gánh thúng xôi đỏ. Hương thơm của gấc, cái dậy mùi của nếp nương, nếp cái mới thu hoạch thu hút khứu giác của bất kì ai mỗi khi qua những nơi ấy. Ai có thể cưỡng nổi “cơn thèm” một miếng xôi nóng trong tiết thu se lạnh của đất trời, phố xá? Du khách từ khắp nơi về phố cổ Hà Nội có ai không thưởng thức xôi gấc một lần để rồi còn vương vấn mãi. Rời Việt Nam, du khách còn ngoái lại cảm nhận lần nữa món xôi bằng tâm tưởng. Người con xa quê, đi nước ngoài lam việc, du học… mỗi Tết xa nhà lại không mong nhớ đĩa xôi nếp đỏ thắm ư?
Từ trẻ nhỏ đến người lớn, từ học sinh đến người đi làm, từ thành thị tới những miền quê xa xôi… bao thế hệ đó đã gắn bó với món xôi gấc truyền thống của dân tộc.
Thuyết minh về món xôi gấc mẫu 2
Chúng ta biết rằng, cùng với các món truyền thống như gà luộc, giò lụa hay bánh chưng, hay đó là những chiếc bánh tét thì đĩa xôi gấc được xem là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết truyền thống của người Việt Nam từ xưa cho đến nay.
Người Việt ta hay nói rộng hơn đó chính là những người phương Đông thì dường như cũng vẫn quan niệm rằng màu đỏ là màu của hạnh phúc. Hơn nữa ta như biết được rằng chính sắc màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn và cũng chính là sự tốt lành. Hơn nữa, ta cũng có thể nhận thấy được rằng chính màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, màu đỏ này dường như cũng đã mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới an khang hơn, nhiều may mắn cũng như hạnh phúc hơn biết bao nhiêu.
Đặc biệt hơn nếu như ta chú ý thì cứ vào bữa cơm tất niên hay trên mâm cỗ cúng gia tiên ngày đầu năm mới của dân ta thì người Việt thường chuẩn bị thêm một đĩa xôi gấc. Đĩa xôi gấc nó dường như cũng đã tượng trưng cho một niềm tin sẽ được nhiều lộc, nhiều may mắn trong cả năm sắp tới này. Xôi gấc có màu đỏ – đó cũng chính là một điều cực may mắn cho những thành viên trong gia đình theo quan niệm của ông cha ta. Và chho dù bạn không tin lắm thì cũng không thể phủ nhận được màu đỏ luôn là một trong những màu nổi trội, đẹp mắt và mang đến điều tốt lành cho chúng ta.
Thật dễ có thể nhận thấy được chính đĩa xôi gấc là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết Việt từ trước cho đến nay. Thực sự thì cũng đã có rất nhiều loại xôi được người Việt chế biến khác nhau để dâng lên mâm cỗ cúng gia tiên. Ta như thấy được từ những món xôi được bày bán phổ biến mỗi sáng như xôi xéo, xôi lạc, xôi khúc, hay những đĩa xôi đậu xanh đến những thứ xôi chỉ được nấu vào mỗi dịp ngày giỗ, ngày lễ truyền thống như xôi ngũ sắc, xôi thập cẩm… Thế nhưng, ta cũng phải bất ngờ khi biết được rằng cũng chỉ có xôi gấc là trở thành một món truyền thống trong mâm cỗ tết Việt Nam mà thôi.
Cứ vào mỗi phiên chợ giáp tết, dù ở quê nghèo hay trên thành phố sầm uất giàu sang. Và ta như nhận thấy được cũng chính ngay trong sự bận bịu sắm tết hay trang hoàng nhà cửa thì người ta vẫn cố tìm mua một vài quả gấc đỏ tươi rồi thổi một vài đĩa xôi gấc đỏ thắm vừa thơm lại vừa ngon miệng biết bao nhiêu!
Xôi gấc được người Việt nấu luôn luôn lại có được vị dẻo thơm của những hạt lúa nếp, và những hạt xôi này lại có màu đỏ tươi tắn, còn chứa đựng đủ vị bùi, béo, ngậy… Tất cả những mùi, hương vị này như cũng rất đặc trưng từ quả gấc. Món xôi này không chỉ mang đến vị lạ, đặc biệt nó dường như cũng rất ngon trong ngày tết mà còn gửi gắm một giá trị tinh thần cho ngày tết truyền thống Việt Nam.
Ngoài ra, ta cũng dễ nhận thấy được rằng, cứ trong ngày tết cổ truyền, người Việt còn sử dụng mứt gấc hay dùng quả gấc để gói bánh chưng… Tất cả dường như cũng đã muốn tạo được màu đỏ cho sự may mắn trong năm mới.
Xôi gấc được biết đến cũng chính là thức ăn trong dịp lễ tết nên món xôi gấc thường được chuẩn bị rất công phu. Thật dễ có thể nhận thấy được rằng, cũng chính từ việc lựa gấc làm sao cho đỏ, thơm và ngon nhất đến việc đồ xôi, đơm xôi và đặt lên ban thờ như thế nào… dường như ta thấy được tất cả đều được các bà, các mẹ làm kỹ lưỡng, cầu kỳ biết bao nhiêu,
Xôi gấc là một loại xôi dễ ăn, màu sắc đẹp và nó thực sự trở thành một trong những loại xôi truyền thống của dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay.
Hãy thuyết minh về món xôi gấc mẫu 3
Nhắc về xôi gấc là nhắc tới món ăn truyền thống của người Việt Nam với màu đỏ tượng trưng cho may mắn và sung túc. Nhưng hay ho nhất là ở chỗ gấc có thật nhiều tác dụng như: bổ mắt, chống lão hóa và các bệnh phổi, tim mạch, thần kinh..
Cứ mùng 1 hay các dịp lễ Tết, mỗi nhà cũng thường có 1 quả gấc to đẹp, màu đỏ cam tươi tắn để dành cho món ăn đặc biệt mà đơn giản
Hôm nay là ngày mùng 1/10 âm lịch, cũng là ngày đầu tiên tôi chính thức làm xôi gấc từ A-Z. Cũng tự học cho mình vài kinh nghiệm và cũng rút ra được kết luận chung là: Nấu ăn chẳng khó gì, chỉ là bạn có thích thú và giành một chút thời gian, tâm trí cho nó không thôi.
Nguyên liệu: Nửa cân gạo nếp (loại nếp ngon nhất vẫn được gọi là nếp cái hoa vàng, chẳng hiểu rõ vì sao. Nửa quả gấc chín đỏ. Đường, muối hạt. Nửa chén uống rượu trắng. Một cái rổ inox nhỏ (vừa nồi cơm điện) (đường kính chắc khoảng 18-20cm)/ chõ inox. Đế hấp (tôi không biết gọi là gì, nhưng bạn yên tâm, các nồi cơm điện thường có dụng cụ này, dùng cho việc hấp bánh. Nếu không có, bạn vẫn có thể linh động dùng một chiếc bát con thay thế! Nồi cơm điện. Đũa/ thìa
Cách làm: Ngâm gạo nửa ngày – 1 ngày rồi vớt ra để ráo nước, có thể cho vào rá inox hoặc 1 bát to. Gấc nạo phần ở trong (tạm gọi là nhân gấc) vào một chiếc bát nhỏ, đổ rượu vào và dùng thìa dầm cho tan phần thịt gấc rồi đổ vào gạo, lấy thìa đảo đều cho gạo đỏ đều. Rắc nửa thìa cà phê muối hạt để xôi thêm đậm đà. (không cần bỏ hạt gấc). Xếp bát/ đế hấp xuống cuối cùng, đổ 2 bát nước to rồi đặt rổ/ chõ gạo lên trên. Cắm nồi cơm điện và để chế độ Cook như bình thường.
Trong quá trình đồ xôi với nồi cơm điện (kéo dài khoảng 1 tiếng – tiếng rưỡi) nên thường xuyên kiểm tra nồi và thỉnh thoảng bật lên chế độ Warm khi nước sôi (Vì nhớ rằng xôi chín nhờ hơi). Cũng chú ý 2-3 lần mở nắp nồi ra đảo đều để gạo chín đều!
Khi xôi đã chín mềm (thử bằng cách vê hạt gạo bằng tay), cho khoảng 2 thìa đường vào, dùng đũa đảo đều và đậy nắp, để chế độ Cook thêm khoảng 10p nữa là xong và bày ra đĩa. (Cho đường sau là vì nếu cho đường ngay từ lúc đầu, gạo sẽ lâu chín).
Khi bày xôi ra đĩa để thắp hương kiêng nén chặt, cũng kiêng ăn trước để thể hiện sự kính trọng. Mẹ tôi không thích cho mỡ vì không thích ăn ngấy, tuy nhiên, để màu bóng đẹp hơn, bạn có thể cho 1 thìa dầu ăn/ 1 ít mỡ gà và đảo đều với xôi cùng thời gian cho đường vào.
Tùy khẩu vị mà bạn có thể cho thêm dừa nạo/ nước cốt dừa đảo đều với xôi cho thêm béo và thơm ngậy, cũng vào khoảng thời gian như cho đường. Có người cầu kỳ hơn, làm thêm đậu xanh cà hay đậu xanh đã bỏ võ. Cách làm đơn giản: ngâm đậu xanh trước khoảng 3 tiếng rồi dùng chõ/rổ hấp chín. Khi đậu xanh chín bung cho thêm đường và dừa nạo, đảo đều rồi hấp tiếp khoảng 5-10p. Bỏ đậu xanh hấp ra, cho thêm 1 thìa nước sôi, dùng thìa dầm nhuyễn cho mịn. Nên hấp đậu trước rồi dùng chính các dụng cụ đấy để hấp xôi gấc. Đến lúc bày ra đĩa (hay nhất là có khuôn) có thể cho lớp xôi dưới cùng rồi đến đậu, rồi xôi, rồi đậu, rồi xôi là đã có một đĩa xôi gấc đậu xanh vừa ngon vừa đẹp mắt với 2 màu đỏ – vàng rực rỡ.
Ở nhiều đám cỗ tôi cũng thấy họ cho thêm mè/ vừng rắc lên trên, cũng là để cho thơm. Hôm nay nhà còn vani, tôi cũng đổ vào lúc cho thêm đường rồi trộn đều với xôi, ăn cũng thấy thơm, bạn có thể thử. Hãy chọn những quả gấc đã chín, màu đỏ cam, chắc nặng tay, cộng thêm may mắn nữa chắc chắn quả gấc sẽ cho bạn màu sắc món xôi thật tươi đẹp mà không cần dùng phẩm màu gì cả!
Món ăn này được gia đình và bạn bè ưa chuộng nhất. Nó là món ăn sáng nhiều chất dinh dưỡng, là món ăn được kết hợp một cách hoàn hảo giữa vị thơm ngọt của gấc, sự bùi, nồng ấm của gia vị và sự dẻo dai của gạo nếp.
........................
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Anh chị hãy thuyết minh về món xôi gấc cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh sẽ có thêm nhiều thông tin và ý tưởng xây dựng bài văn Thuyết minh về món xôi gấc đạt điểm cao.
Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể xem thêm các tài liệu môn Ngữ văn lớp 8 trên VnDoc để học tốt môn Văn hơn.
Từ khóa » Giới Thiệu Về Xôi Gấc
-
Xôi Gấc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuyết Minh Về Món Xôi Gấc - Kênh Học đường
-
Xôi Gấc, Món ăn May Mắn Ngày Tết - Báo Tuổi Trẻ
-
Ý Nghĩa Món Xôi Ngày Tết, Bạn đã Biết Hay Chưa?
-
[ Văn Mẫu Lớp 8] - Thuyết Minh Về Xôi Gấc
-
Xôi Gấc Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Anh Chị Hãy Thuyết Minh Về Món Xôi Gấc Ngày Tết, Cách Nấu Xôi ...
-
Xôi Gấc – Wikibooks Tiếng Việt
-
Cách Nấu Xôi Gấc Ngon, đỏ Hấp Dẫn Và Cực đơn Giản Tại Nhà
-
Ý Nghĩa Của Món Xôi Gấc Trong Mâm Cỗ Cưới Truyền Thống ...
-
Đề Xuất 7/2022 # Thuyết Minh Về Món Xôi Gấc # Top Like
-
Sau Sinh ăn Xôi Gấc được Không? Sinh Thường, Sinh Mổ Cần Chú ý Gì?
-
Xôi Gấc Là Gì? Chi Tiết Về Xôi Gấc Mới Nhất 2021
-
Cách đồ Xôi Gấc Truyền Thống Cho Mâm Cỗ Cúng Ngày Tết