Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Tâm Lý Tiểu Nông đến Thực Hiện Dân Chủ ở ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.13 KB, 172 trang )
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHHÀ THỊ THUỲ DƯƠNGẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂUNÔNG ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆTNAM HIỆN NAYLUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌCCHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNGVÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬHÀ NỘI - 2019HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHHÀ THỊ THUỲ DƯƠNGẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂUNÔNG ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆTNAM HIỆN NAYLUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌCCHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦNGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62.22.03.02Người hướng dẫn khoa học: 1. GS, TS. Lê Hữu Nghĩa2. TS. Trần Sỹ DươngHÀ NỘI - 2019LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồngốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.Tác giảHà Thị Thùy DươngMỤC LỤCMỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI.................................................................................................................. 61.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở, về tâm lý tiểu nôngtrên phương diện lý luận......................................................................................................... 61.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâmlý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Việt Nam hiện nay......................161.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp để hạn chế những ảnh hưởngtiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở nước tahiện nay....................................................................................................................................... 231.4. Những giá trị của các công trình được tổng quan và những vấn đề cầnđặt ra cho tác giả luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết................................ 29CHƯƠNG 2: TÂM LÝ TIỂU NÔNG VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN............................................................................. 332.1. Một số vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông....................................................................... 332.2. Một số vấn đề lý luận về thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay .............502.3. Phương thức tác động và sự cần thiết phải hạn chế những ảnh hưởng tiêucực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở......................................... 64CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNGĐẾNTHỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN............................................................... 793.1. Thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dânchủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay.......................................................................................... 793.2. Nguyên nhân của thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nôngđến thực hiện dân chủ ở cơ sở.......................................................................................... 103CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰCCỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN DÂNCHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................... 1144.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - cơ sở vật chất đểhạn chế, xoá bỏ những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông.........................1144.2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao trình độ,nhận thức, văn hóa của nhân dân.................................................................................... 1224.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó cópháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn........................................... 1334.4. Hoàn thiện công tác cán bộ nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức ởcơ sở có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất................................................................... 139KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 150DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊNQUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ................................................................................... 152DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 1531MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTừ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta, dân chủ đã được xácđịnh là một trong hệ mục tiêu của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta. Đến đại hội lần thứ XI, hệ mục tiêu đổi mới của Việt Nam được Đảng taxác định là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, như vậy dân chủđã được đặt lên trước mục tiêu công bằng. Điều này thể hiện sự phát triển nhận thứccủa Đảng về dân chủ, dân chủ là mục tiêu, là yếu tố thể hiện bản chất của chế độ xãhội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với đó, dân chủ còn được xác định là động lực củacông cuộc đổi mới. Tuy nhiên, dân chủ có trở thành động lực thực sự cho sự pháttriển đất nước hay không, bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là chế độcủa dân, do dân và vì dân có được thể hiện hay không tùy thuộc vào mức độ dânchủ hóa, mức độ thực hành dân chủ trong đời sống xã hội. Trong đó, việc thực hiệndân chủ ở cơ sở là một nội dung quan trọng và đòi hỏi cấp bách nhất trong quá trìnhdân chủ hóa, xây dựng và hoàn hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nếunhư tại cơ sở, nhân dân chưa được thực sự làm chủ thì khó có thể nói làm chủ ởnhững cấp cao hơn, phạm vi rộng hơn.V.I.Lênin đã từng khẳng định không phải chúng ta tuyên bố dân chủ, ra sắc lệnhdân chủ là có dân chủ trong thực tế. Việc biến các giá trị dân chủ trở thành hiện thựccuộc sống là một quá trình lâu dài, phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như sự hoàn thiệncủa cơ chế, pháp luật dân chủ, trình độ, ý thức làm chủ của người dân và năng lực, tháiđộ tôn trọng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức… [210]. Với đặc điểmcủa một nước nông nghiệp lạc hậu bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xãhội như ở nước ta thì việc hiện thực hóa các giá trị dân chủ trong thực tiễn đời sống làvô cùng khó khăn. Những thách thức ấy không chỉ xuất phát từ chỗ người dân và cánbộ chưa được đào luyện, trưởng thành trong nền dân chủ tư sản mà còn bị ảnh hưởngbởi những tàn dư về tư tưởng, tâm lý của xã hội phong kiến, xã hội tiểu nông trước đây.Để thực hiện dân chủ nói chung, thực hiện dân chủ ở cơ sở nói riêng, điều quan trọng làphải nhận diện rõ những rào cản đối với việc thực hiện dân2chủ, trong đó một trở lực rất đáng quan tâm chính là tâm lý tiểu nông. Như tác giảHoàng Chí Bảo từng khẳng định:...muốn thực hiện được vai trò và tác dụng tích cực của dân chủ đối vớisự phát triển của cá nhân và xã hội thì phải thường xuyên phát hiện vàtháo gỡ những rào cản dân chủ, xoá bỏ những phản dân chủ trong xã hộicả những biểu hiện hữu hình có thể cảm nhận được trong thể chế, trongbộ máy và con người lẫn những biểu hiện vô hình trong tâm ý, ý thức, lốisống phong tục, tập quán lạc hậu có trong đời sống hàng ngày của cánhân và cộng đồng [9, tr.13].Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của thực hiện dân chủ ở cơ sở với xâydựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Bộ Chính trị ban hànhchỉ thị 30 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và đặc biệtlà sự ra đời của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, việcthực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã có những chuyển biến tích cực. Ngườidân đã có cơ sở pháp lý để thực hiện quyền làm chủ của mình. Tuy nhiên, mức độảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở nặng nềhơn so với các cấp cao hơn. Một phần, do trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, hìnhthức dân chủ trực tiếp được phát huy tối đa với sự tham gia của đông đảo người dân,vì vậy đối tượng tham gia thực hiện dân chủ ở diện rộng. Một phần khác, do cán bộở cơ sở đều là những người quen biết, họ hàng, không hề xa lạ với người dân nên họkhông chỉ bị tác động bởi những quy định của luật pháp mà còn bị chi phối bởi cácmối quan hệ phi quan phương khác. Người dân và cán bộ ở cơ sở, đa số là ở các xã(Việt Nam có hơn 11.000 xã, phường, thị trấn thì đến hơn 8000 xã), hoạt động củanhiều người dân vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, do đó những tàn dưcủa tâm lý tiểu nông ở bộ phận này nặng nề hơn so với các tầng lớp khác. Vì vậy,hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ thìtrước hết phải quan tâm đến cấp cơ sở, cấp xã.Thời gian qua, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị định và pháp lệnh dânchủ ở xã, phường thị trấn trong thực tế, quyền dân chủ của người dân trên các mặtkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã được khẳng định ngày càng tốt hơn. Thông quađó, ý thức, năng lực làm chủ của người dân được nâng lên, thái độ, tác phong, tinh3thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cũng có nhiều chuyểnbiến tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dân chủ ở các xã vẫn còn những bấtcập, tình trạng dân chủ hình thức, độc đoán chuyên quyền vẫn còn tồn tại ở không ítnơi, một bộ phận người dân cũng chưa tích cực, chủ động hưởng quyền dân chủ củamình, hoặc thực hiện nhưng không hướng đến lợi ích chung của cộng đồng…Những hạn chế trong chất lượng thực hiện dân chủ ở cơ sở có nhiều nguyên nhânkhác nhau, trong đó một phần xuất phát từ chính tâm lý tiểu nông đã ăn sâu vàotrong suy nghĩ và hành động của cán bộ và người dân ở cơ sở.Vì vậy, việc nhận diện rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đếnviệc thực hiện dân chủ ở cơ sở nước ta là rất cần thiết để chúng ta có những biệnpháp chủ động ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông,góp phần thiết thực vào việc đẩy mạnh thực hành dân chủ ở nước ta, đưa dân chủthực sự trở thành động lực để phát triển đất nước và hiện thực hóa các mục tiêu củasự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Với những lý do đó, tôi lựa chọn đềtài “Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở ViệtNam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án2.1. Mục đíchTrên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông, về thực hiệndân chủ ở cơ sở và thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thựchiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp để ngănngừa, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiệndân chủ ở cơ sở Việt Nam trong thời gian tới.2.2. Nhiệm vụ- Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án;Làm rõ những vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông và thực hiện dân chủ ở cơ sở ViệtNam hiện nay; phân tích sự cần thiết phải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực củatâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, phương thức tác động của tâm lýtiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở.- Phân tích thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thựchiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân của thực trạng đó.4- Đề xuất một số giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểunông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng của luận án là ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việcthực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay.3.2. Phạm vi nghiên cứuVề phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là việc thực hiện dân chủ củanhân dân và cán bộ ở các xã. Nội dung của việc thực hiện dân chủ ở các xã cũngđược khảo sát trên cơ sở nội dung của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thịtrấn.Phạm vi không gian: các xã trong phạm vi không gian lãnh thổ Việt Nam.Phạm vi thời gian: từ năm 2007 (khi có Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn) đến nay.4. Những đóng góp mới của luận án- Những vấn đề về tâm lý tiểu nông, về thực hiện dân chủ ở cơ sở đã đươcnhiều công trình bàn tới nhưng những phương thức tác động của tâm lý tiểu nôngđến thực hiện dân chủ ở cơ sở, đó là thông qua phong tục tập quán và giáo dục giađình là nội dung mà chưa công trình nào đề cập tới và sẽ được làm rõ trong luận án.- Nhận diện và chỉ rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trongthực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay ở cả người dân và cán bộ cơ sở, đánhgiá mức độ tác động của tâm lý này trong thực hiện 4 nhóm quyền cơ bản của ngườidân là quyền được biết, quyền được tham gia ý kiến, quyền biểu quyết, quyết địnhvà quyền kiểm tra, giám sát.- Đề xuất được một số giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực củatâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam trong thời gian tới,trong đó đặc biệt là giải pháp xoá bỏ dần phương thức tác động của tâm lý tiểu nôngđến thực hiện dân chủ qua đó nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểunông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh đó, giải pháp về hoàn thiện hệ thốngpháp luật về dân chủ ở cơ sở đã có một số công trình nói tới, nhưng hoàn thiện hệ5thống pháp luật về dân chủ ở cơ sở nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực củatâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở là những đóng góp mới, chưa đượcđề cập ở các công trình trước.5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án5.1. Cơ sở lý luậnCơ sở lý luận của luận án là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước ta về thực hành dân chủ., về ý thức xã hội, ý thức nông dân…5.2. Phương pháp nghiên cứuTrên cơ sở quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp,lịch sử và lôgíc, quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp chuyêngia…6. Ý nghĩa của luận án- Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạchđịnh chủ trương, chính sách, pháp luật về phát huy dân chủ cơ sở, hạn chế ảnhhưởng của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.- Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệutham khảo cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng như nhân dân trong quá trìnhthực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trongcác trường chính trị, trường đại học, cao đẳng.7. Kết cấu của luận ánNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học liên quanđến đề tài luận án của nghiên cứu sinh, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án chialàm 4 chương 13 tiết.6Chương 1TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ, VỀTÂM LÝ TIỂU NÔNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN LÝ LUẬN1.1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở trên phương diệnlý luậnVề những công trình nghiên cứu ở nước ngoài: vấn đề dân chủ ở cơ sở cũnglà một nội dung quan trọng trong thực hiện dân chủ, được nhiều nước quan tâm.Đặc biệt, quá trình thực hiện dân chủ cơ sở ở Trung Quốc có nhiều điểm tương đồngvới Việt Nam và cũng được giới khoa học của Trung Quốc nghiên cứu khá sâu sắc ởnhiều góc độ khác nhau.Ở Trung Quốc, nội dung của dân chủ cơ sở đã được luật hoá bằng các luật vàcó những nội dung gần giống như ở Việt Nam mặc dù tên gọi có khác. Vương Đổngtrong Xây dựng dân chủ cơ sở trong 30 năm cải cách mở cửa [59] cho rằng, từ cảicách mở cửa đến nay, Trung Quốc từng bước thiết lập nên hệ thống tự trị dân chủ ởcơ sở với nội dung chủ yếu là Ủy bản thôn dân ở nông thôn, Ủy ban cư dân ở đô thịvà Đại hội đại biểu người lao động ở các doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của dânchủ cơ sở ở Trung Quốc chính là bầu cử dân chủ, quản lý dân chủ, quyết sách dânchủ, giám sát dân chủ. Bầu cử dân chủ người dân trực tiếp bầu ra uỷ ban dân thônđại diện cho họ trong thực hiện quyền tự trị ở thôn. Quản lý dân chủ nghĩa là ngườidân được biết và cùng nhau quản lý những vấn đề lớn trong phạm vi thôn. Quyếtsách dân chủ là những chính sách lớn thực hiện ở thôn đều phải có sự bàn bạc, biểuquyết của nhân dân và giám sát dân chủ là người dân được tham gia vào quá trìnhgiám sát các hoạt động diễn ra ở thôn. Nội dung những quyền này của người dâncũng đã được thể chế hoá ở Việt Nam.Nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng đượcnhiều học giả Trung Quốc chỉ ra. Các tác giả cũng tiếp cận vai trò, ý nghĩa ở nhiềugóc độ khác nhau, vai trò của dân chủ đối với việc xây dựng chế độ chính trị dânchủ xã hội chủ nghĩa, với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc cũng nhưthực hiện các mục tiêu ở Trung Quốc như xây dựng xã hội hài hoà… Tác giả Lưu7Diệp Phong trong bài viết Ý nghĩa của việc tăng cường xây dựng dân chủ cơ sở ởnông thôn và một số khó khăn hiện thực [145] khẳng định, xây dựng chính trị dânchủ ở cơ sở lấy tăng cường tự trị thôn dân làm nội dung chủ yếu là một công việcđặc biệt quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa ở Trung Quốc, là thực tiễn quantrọng của cải cách thể chế chính trị nông thôn Trung Quốc. Đồng thời chỉ ra một sốkhó khăn, thách thức trong việc thực hiện tự trị thôn dân ở Trung Quốc hiện nay.Dương Ái Dân trong cuốn sách Nghiên cứu xây dựng dân chủ chính trị ở cơ sở [31]đã phân tích giá trị và ý nghĩa của việc xây dựng dân chủ ở cơ sở trên các phươngdiện như: xây dựng dân chủ ở cơ sở với việc xây dựng xã hội hài hòa, xây dựng dânchủ với văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa, chế độ chính trị dân chủ xã hội chủnghĩa với chính trị dân chủ ở cơ sở; Tác giả cũng khẳng định quần chúng nhân dânở cơ sở là chủ thể dân chủ ở cơ sở. Trương Nông An trong Tự trị thôn dân - conđường tất yếu của xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc [1] khẳng địnhtự trị thôn dân là một mắt khâu trong tiến trình cải cách thể chế chính trị TrungQuốc. Thái Đài Hồng trong bài viết Một số suy nghĩ về thúc đẩy xây dựng dân chủcơ sở ở nông thôn [79] cho rằng, xây dựng dân chủ ở cơ sở là một bộ phận quantrọng của xây dựng dân chủ ở Trung Quốc. Thực trạng xây dựng và phát triển dânchủ ở cơ sở trực tiếp ảnh hưởng đến trình độ phát triển và mức độ thực hiện của dânchủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn là một bộ phận quantrọng của xây dựng dân chủ ở cơ sở.Như vậy, dân chủ cơ sở ở Trung Quốc có những nội dung tương đồng vớiquá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam, đồng thời cũng có nhiều sự khácbiệt. Ở Trung Quốc, dân chủ ở cơ sở lấy cấp thôn làm điểm xuất phát, trong khi ởViệt Nam là cấp xã. Một sự khác biệt nữa trong dân chủ cơ sở ở Việt Nam và TrungQuốc là ở Trung Quốc, nhân dân trực tiếp bầu và bãi nhiệm uỷ ban thôn dân (từ 5đến 7 người), trong khi ở Việt Nam nhân dân trực tiếp bầu và bãi nhiệm trưởngthôn.Về tình hình nghiên cứu ở trong nước: nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở, đặcbiệt là dân chủ ở xã, phường, thị trấn thu hút sự tham gia của rất nhiều nhà khoa họcvà những người lành đạo thực tiễn ở nước ta từ năm 1998 đến nay. Các công trình8này đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơsở theo nhiều góc độ khác nhau:Những công trình đi sâu nghiên cứu nội dung của thực hiện dân chủ ở cơ sở Tác giảĐỗ Quang Tuấn trong bài “Cơ sở lý luận - thực tiễn của phương châm dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra và mấy vấn đề về xây dựng quy chếdân chủ ở cơ sở” [202], đã đề cập những nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra trong quy chế dân chủ ở cơ sở. Tác giả Đỗ Mười với bài “Phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân ở cơ sở” [121] cũng chỉ rõ “Quy chế dân chủ ở xã có nộidung chủ yếu là xác định quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý nhà nước,quản lý xã hội ở cơ sở, xác định mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền cơ sở”.Tác giả Nguyễn Long Khánh với bài “Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo tư tưởng HồChí Minh” [90] chỉ rõ quan niệm về thực hiện dân chủ ở cơ sở “Thực hiện dân chủở cơ sở là thực hiện các quá trình dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mộtcách trực tiếp, rộng rãi và liên tục đối với mọi người, đối với mọi giới và mọi lứatuổi”. Bên cạnh những tác giả tiếp cận nội dung của thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn trên các nội dung dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân kiểm trathì tác giả Lê Thi trong bài “Thực hiện dân chủ ở cơ sở và vấn đề tăng cường ý thứctrách nhiệm của nhà nước” [176] cho rằng, dân chủ ở cơ sở không phải là hình thứcmà là một cấp độ của chế độ dân chủ. Nội dung của dân chủ cơ sở thể hiện dướihình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Tiếp cận nội dung của quyền dânchủ ở cơ sở theo phương châm dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân kiểm tra, tácgiả Nguyễn Hồng Chuyên trong bài viết “Đổi mới cơ chế dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã” [27] đã phân tíchcụ thể nội dung các quyền dân biết, dân bàn, dân quyết định dân kiểm tra theo phápluật về dân chủ ở cấp xã là gì và đưa ra những yêu cầu trong thực hiện các nhómquyền này.Như vậy, tiếp cận về nội dung của thực hiện dân chủ ở cơ sở, các tác giả cónhiều góc độ xem xét khác nhau nhưng đều thống nhất ở các nội dung dân biết, dânbàn, dân quyết định, dân kiểm tra. Có những tác giả làm rõ mối quan hệ giữa cácquyền này, đồng thời một số nhà nghiên cứu cũng đã bước đầu chỉ ra quyền dân chủ9trực tiếp và dân chủ gián tiếp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những nội dung nàysẽ được tác giả luận án kế thừa và phát triển trong phân tích những vấn đề lý luận vềdân chủ ở cơ sở.Những công trình nghiên cứu về sự cần thiết, ý nghĩa, vai trò của việc thựchiện dân chủ ở cơ sở:Về sự cần thiết của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiều nhà khoa học đã cónhững lí giải của mình. Tác giả Bùi Ngọc Trinh với bài “Để thực hiện dân chủ trựctiếp trên địa bàn làng xã” [196] cho rằng, cần thực hiện quyền dân chủ trực tiếp ởđịa bàn làng xã nơi mà mọi người sống khá ổn định, gắn bó về mặt văn hóa, phongtục, tình cảm, gia đình, dòng họ. Tác giả Đỗ Mười với bài “Phát huy quyền làm chủcủa nhân dân ở cơ sở” [121] chỉ ra thêm 2 lí do phải thực hiện dân chủ ở cơ sở đólà xã là địa bàn nhân dân sinh sống, lao động, sản xuất công tác, là địa bàn diễn rasự tiếp xúc và các mối liên hệ nhiều mặt giữa các tầng lớp nhân dân với đảng bộ vàchính quyền, cán bộ, công chức. Đồng thời đông đảo nhân dân ở cơ sở có nhữngyêu cầu bức xúc về dân chủ, có những nguyện vọng và lợi ích thiết thân trong đờisống hàng ngày. Trong bài “Thực hiện dân chủ ở xã, mấy vấn đề đặt ra” [138], tácgiả Trần Quang Nhiếp cũng giải thích rõ lí do tại sao phải quan tâm thực hiện dânchủ ở xã là do:Xã là nơi có vị trí quan trọng, là nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữanhà nước và nhân dân, là địa bàn tổ chức, thực hiện các chủ trương,đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với lực lượngđông đảo của xã hội. Xã là cộng đồng dân cư mà mọi người gắn bó vớinhau bởi những kết cấu chặt chẽ, làng xóm, họ tộc lâu bền trải qua nhiềubiến cố lịch sử [138, tr.45]Nói về vai trò của xã đối với việc thực thi, hoàn thiện chính sách của Nhà nước, tácgiả cũng khẳng định:Nhân dân ở xã cũng như phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực hiện cácchủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, vừalà người kiểm nghiệm, đánh giá, thẩm định tính chuẩn xác, hiệu lực, hiệuquả của những chủ trương, đường lối, chính sách. Vì thế đây là nơi đưa10nghị quyết, chính sách vào cuộc sống và ngược lại, thông qua đây thểhiện năng lực và trình độ làm chủ của nhân dân trong mỗi thời kỳ, trêntừng lĩnh vực của đời sống xã hội [138, tr. 45].Tác giả Nguyễn Huy Quý trong bài “Về dân chủ ở cơ sở” [153] chỉ rõ sự cầnthiết phải thực hiện dân chủ ở cơ sở, đó là hầu hết các lợi ích chính trị, văn hóa củacông dân hiện nay đều được thực hiện ở cấp xã, phường, xí nghiệp, đơn vị; Nếu cácđơn vị cơ sở không có dân chủ thực sự thì không thể đưa quyền dân chủ về chính trịvà văn hóa trong Hiến pháp và trong đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nướcđến với mọi người dân; Dân chủ ở tất cả các cấp đều quan trọng nhưng dân chủ ở cơsở là khâu trực tiếp quyết định hiệu quả của cả hệ thống dân chủ. Bằng nhiều cáchphân tích và lập luận khác nhau, các tác giả đều khẳng định thực hiện dân chủ ở cơsở là nhu cầu cấp thiết, bức bách và quan trọng nhất trong thực hiện dân chủ ở ViệtNam hiện nay. Các tác giả đều khẳng định việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là cầnthiết do tầm quan trọng của cơ sở, do nhu cầu và điều kiện thuận lợi cho việc thựchiện dân chủ. Đây là những nội dung quan trọng, cần thiết mà tác giả luận án sẽ kếthừa.Về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, Tác giả Nguyễn Cúc(chủ biên) trong cuốn sách “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiệnnay một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [29] đã làm rõ ý nghĩa của việc thực hiệndân chủ ở cơ sở đối với việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ởnước ta hiện nay. Về các bài tạp chí, tác giả Phạm Quang Nghị trong bài “Thực hiệnquy chế dân chủ cơ sở ở Hà Nam” [123] đánh giá quy chế dân chủ ở cơ sở là “giảipháp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể; là chất keogắn kết Đảng, Nhà nước với nhân dân; là liều thuốc chữa căn bệnh quan liêu, thamnhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, góp phần làm lành mạnh và trongsạch bộ máy và cán bộ, giữ vững và phát huy bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa,Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Tác giả Trần Quang Nhiếp trong bài “Dân chủở cơ sở với phát triển cộng đồng” [140] nêu rõ vai trò của thực hiện dân chủ vớiphát triển cộng đồng đó là thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, khắc phục tư duy “đèn11nhà ai nhà ấy rạng” của lối sống cá nhân vị kỷ; Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằmnâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân; Thực hiện dân chủ ở cơ sởđã phát huy tiềm năng trí tuệ sức sáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần của nhândân để phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm giữ vững kỷcương, phép nước ngăn chặn tiêu cực, các tệ nạn xã hội, nâng cao năng lực quản lýcủa chính quyền; Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm xây dựng niềm tin và mối quanhệ chặt chẽ giữa dân với Đảng và chính quyền. Trong bài “Khâu đột phá của quátrình phát huy dân chủ ở nước ta thời kỳ đổi mới” [146], tác giả Tòng Thị Phóngcũng nêu ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhận thức về dân chủ củacác tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về dân chủ, nhất là dân chủ trựctiếp của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; Thực hiện dân chủ ở cơ sở gópphần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội;Thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần vào xây dựng Đảng và chính quyền. Dù cónhiều cách tiếp cận khác nhau, song các công trình trên đã phân tích ý nghĩa củathực hiện dân chủ ở cơ sở đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị,nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế, vănhoá, xã hội ở địa phương. Đây cũng là những nội dung hữu ích cần tham khảo chotác giả luận án. Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả tập trung làm rõ hơn vai trò củadân chủ ở cơ sở với quá trình dân chủ hoá, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam.Những công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiệndân chủ ở cơ sở:Tác giả Đỗ Mười trong bài “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở”[121] đã phân tích vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở đối với việc thực hiện quy chếdân chủ ở cơ sở “Điều quan trọng là phải có được số cán bộ chủ chốt ở cơ sở trongsạch, liêm khiết, công tâm; nếu số này tiêu cực nặng, tham nhũng mất dân chủ, nhândân không tin cậy thì phải kiện toàn cán bộ đã rồi mới triển khai chỉ thị 30. Nhữngcơ sở trung bình, thậm chí có những mặt yếu kém nếu cán bộ chủ chốt tốt thì vẫn cóthể triển khai chỉ thị 30”. Tác giả Trần Quang Nhiếp trong bài “Thực hiện dân chủở xã, mấy vấn đề đặt ra” [138] chỉ ra 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dân12chủ ở xã, đó là sự lãnh đạo chặt chẽ và hoạt động thống nhất, sáng tạo của hệ thốngchính trị ở xã là yếu tố cơ bản, là điều kiện trực tiếp đảm bảo thực hiện dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra cùng với đó là sự giác ngộ, năng lực và trình độ làm chủcủa mỗi người dân ở nông thôn. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định, tác độngnhiều mặt đến quá trình thực hiện dân chủ ở xã. Đồng tình với quan điểm của nhiềunhà nghiên cứu, tác giả Nhật Tân với bài “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng để pháthuy dân chủ ở cơ sở” [167] cũng nêu rõ vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên vàtrình độ dân trí, dân sinh của người dân là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thựchiện dân chủ ở cơ sở. Tác giả Lê Thi trong bài “Thực hiện dân chủ ở cơ sở và vấnđề tăng cường ý thức trách nhiệm của nhà nước” [176] bên cạnh việc chỉ ra 2 yếutố cơ bản tác động đến việc thực hiện dân chủ ở xã là người dân và cán bộ, tác giảcòn chỉ ra mối quan hệ tương hỗ giữa hai yếu tố này. Như vậy, các công trình nàyđều đánh giá cao vai trò của hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện dân chủ ởcơ sở là cán bộ cơ sở và nhân dân - những chủ thể thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây làgợi ý về mặt phương pháp luận cho tác giả luận án trong khi nghiên cứu về ảnhhưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những biểuhiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong cán bộ cơ sở và nhân dân thông qua hànhđộng của họ tác động đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tâm lý tiểu nôngNhững công trình chỉ ra những biểu hiện của tâm lý tiểunông.Vì tâm lý tiểu nông, tâm lý nông dân, tâm lý sản xuất nhỏ ở Việt Nam cóđiểm tương đồng, giao thoa với nhau bởi sản xuất của Việt Nam trước đây chủ yếulà sản xuất nông nghiệp nhỏ. Cho nên, tác giả sử dụng các tài liệu này khi nghiêncứu về tâm lý tiểu nông.Đỗ Thị Thanh Mai trong luận án tiến sĩ Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khichuyển sang kinh tế thị trường - đặc trưng và xu hướng biến đổi [108] đã chỉ ra nhữngđặc trưng tâm lý tiêu cực truyền thống của người nông dân miền Bắc là tâm lý sản xuấtnhỏ manh mún, phân tán, tự cung, tự cấp; Bảo thủ thiên về tư duy kinh nghiệm, trựcgiác, hạn chế sự phát triển của tư duy lô gic và khoa học; Tâm lý hẹp hòi, vị kỷ,phường hội, cục bộ địa phương. Như vậy, tác giả công trình này cho rằng tâm lý sản13xuất nhỏ là một biểu hiện trong tâm lý truyền thống tiêu cực của người nông dân.Trong tâm lý sản xuất nhỏ tác giả chỉ ra 2 nét tâm lý là thiển cận, không nhìn xa “gànhà ăn quanh quẩn cối xay”, lối sống cá nhân vị kỷ đèn nhà ai nhà ấy rạng.Lê Hữu Xanh trong cuốn sách Tác động của tâm lý làng xã trong việc xâydựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay[223] đã chỉ ra biểu hiện của tâm lý làng xã là tâm lý tiểu nông, tâm lý cộng đồng vàtâm lý trọng tình cảm. Trong tác phẩm này, tác giả xếp tâm lý tiểu nông vào là mộttrong những biểu hiện của tâm lý làng xã. Đồng thời tác giả nêu 1 số biểu hiện củatâm lý tiểu nông đó là tư duy kinh nghiệm chiếm ưu thế trong đời sống nhận thức;tâm lý an phận, thụ động, trông chờ, ít sáng tạo (sản xuất nhỏ, trình độ lạc hậu, khảnăng chế ngự và chinh phục tự nhiên thấp), tâm lý tư hữu (một nắng hai sương lovun vén cho mảnh ruộng, ngôi nhà của mình).Công trình “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóanhững điều cần khắc phục” [63] do Phạm Minh Hạc chủ biên là tập hợp các bài viếtcủa nhiều tác giả, trong đó các tác giả bàn nhiều về tâm lý tiểu nông. Ví dụ nhưtrong công trình này có bài viết “Một số điều cần khắc phục trong nhân cách ngườiViệt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Thái Duy Tuyên đã chỉra những biểu hiện tâm lý tiêu cực đó là tư tưởng dòng họ, bè phái cục bộ, tâm lý dĩhòa vi quý, tâm lý bảo thủ, trì trệ. Tác giả Đỗ Long trong công trình này cũng chỉ ranhững biểu hiện của tâm lý tiểu nông là tư duy manh mún, tình cảm dòng họ và tínhcục bộ, tính thụ động, cầu may, ăn xổi, tác phong tùy tiện, ý thức kỷ luật kém, tưtưởng bình quân chủ nghĩa.Tác giả Trần Sỹ Dương trong công trình “Ảnh hưởng của tâm lý sản xuấtnhỏ ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” [39] đã chỉ ranhững đặc trưng tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ là cục bộ địa phương và tâm lýbình quân, cào bằng; Tính thu vén cá nhân, tư lợi; Nếp nghĩ theo kinh nghiệm, ngạithay đổi, tầm nhìn thiển cận; Thói quen tự do tuỳ tiện, vô kỷ luật, chưa có ý thức tôntrọng pháp luật.Tác giả Cao Thị Sính trong luận án tiến sĩ “Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nôngđối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”[159] đã phân tích cả những đặc điểm tích cực và tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Các14đặc trưng tiêu cực là thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, bảo thủ, nếp nghĩ theokinh nghiệm, ngại đổi mới; Tâm lý hẹp hòi, vị lợi, cục bộ địa phương, tính tuỳ tiện,kèm kỷ luật, kỷ cương, chưa có thói quen tôn trọng và chấp hành pháp luật.Tác giả Lê Thị Thanh Hương (chủ biên) trong cuốn sách Một số yếu tố tâmlý của người nông dân ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới [83] đãđưa ra định nghĩa về tâm lý tiểu nông đó là “tâm lý của người nông dân sản xuấtnhỏ mang tính tự phát, manh mún, tự cung, tự cấp”. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ramột số điểm hạn chế của tâm lý tiểu nông là “Về mặt nhận thức và tư duy: nhậnthức dựa vào kinh nghiệm, đậm nét cảm tính và chủ quan, chỉ thấy cái ngắn hạn,trước mắt, không nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ, ngại đổi mới, ít sáng tạo”; Về đờisống tình cảm, thích sự bình yên, trọng tình cảm hơn lý trí. Về thói quen và nhu cầu:có tâm lý an phận thủ thủ thường, sống theo kiểu tiết chế nhu cầu. Từ đó, tác giả điđến kết luận: “Những người có tâm lý tiểu nông cũng có tính đố kỵ, ghen ăn tức ởtheo kiểu “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, không muốn ai hơn mình, khôngdám làm gì, níu kéo nhau cùng cực khổ, tùy tiện vô nguyên tắc, coi thường phápluật. Cùng với đó là tâm lý đóng kín, bế quan tỏa cảng, không giao lưu, quan hệrộng mà sống quẩn quanh trong lũy tre làng nên bị hạn chế nhiều về tầm nhìn. Họcũng có tâm lý tư hữu, thờ ơ, vô trách nhiệm trước việc công, chỉ lo vun vén chomảnh ruộng, ngôi nhà riêng của mình”.Lê Thị Lan trong bài viết Tư tưởng làng xã ở Việt Nam [95] đã nêu lên mộtsố nội dung trong tư tưởng làng xã là tư tưởng cố kết cộng đồng, tư tưởng, yênphận, trọng kinh nghiệm, tư tưởng cục bộ địa phương. Như vậy, tâm lý làng xã cũngcó nhiều nét tâm lý tương đồng với tâm lý tiểu nông.Đàm Thị Hồng trong bài viết Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với quátrình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay [77] đưa ra định nghĩa “Tâm lýtiểu nông là loại hình tâm lý phổ biến ở nông thôn nước ta, được hình thành trên cơsở nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ, khép kín, mang nặng tính tự cấp,tự túc”. Tác giả cũng nêu những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông là Tư duymanh mún, phân tán, nhỏ lẻ; Tư tưởng bè phái, dòng họ, cục bộ địa phương; Tâm lýtư hữu cá nhân; Thiếu ý thức kỷ luật lao động, coi thường pháp luật; Tính thụ động,yên phận, ỷ lại; Người nông dân tuy một nắng hai sương nhưng lại làm việc tuỳ15hứng, tự phát, thiếu tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, tác phong lề mề, tuỳ tiện đã trở thànhthói quen phổ biến; Thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể “Nước trôi thì bèo trôi,nước nổi thì thuyền nổi”.Tóm lại, về những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông ở những công trìnhcụ thể vẫn có sự khác biệt, có công trình nói biểu hiện này, công trình nói biểu hiệnkhác và cách sắp xếp tâm lý tiểu nông với tâm lý làng xã, tâm lý nông dân, tâm lýtruyền thống…có sự giao thoa, bao hàm song nếu khái quát chung tất cả các tài liệunày thì những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông đã được nhắc tới về cơ bảnđầy đủ. Đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả luận án khi nghiên cứu vềnhững biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông.Những công trình phân tích cơ sở hình thành tâm lý tiểu nông ở nước ta.Trong công trình “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đạihóa những điều cần khắc phục” [63] do Phạm Minh Hạc chủ biên, trong khi làm rõnhững biểu hiện của tâm lý tiểu nông, tác giả cũng phân tích điều kiện sản xuất sinhhoạt của người nông dân sản xuất nhỏ trong không gian làng xã đã hình thành nêntâm lý tiểu nông như thế nào. Tác giả Đỗ Long trong công trình “Quan hệ cộngđồng và cá nhân trong tâm lý nông dân” [103] phân tích làm rõ tâm lý cộng đồngvà cơ sở hình thành tâm lý cộng đồng đó chính là không gian làng xã. Tác giả TrầnSỹ Dương trong cuốn sách “Ảnh hưởng của tâm lý sản xuất nhỏ ở đội ngũ cán bộchủ chốt cấp cơ sở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” [39] đã chỉ ra những yếu tố tácđộng đến sự hình thành tâm lý sản xuất nhỏ là nền sản xuất nhỏ, điều kiện tự nhiên,yếu tố văn hoá, xã hội đặc biệt là văn hoá làng xã, yếu tố chính trị. Luận án tiến sĩ“Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đến xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Namhiện nay” [159] tác giả Cao Thị Sính cũng làm rõ cơ sở hình thành tâm lý tiểu nôngchính là do điều kiện sản xuất, sinh hoạt của người nông dân. Những công trình nàycũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả luận án trong nghiên cứu lý luận vềtâm lý tiểu nông. Tuy nhiên, các công trình này đôi khi trình bày biểu hiện và nhữngcơ sở hình thành lẫn vào nhau, cách phân chia cơ sở hình thành cũng có nhiều tiếpcận khác nhau. Ở trong luận án, tác giả sẽ trình bày 3 cơ sở quan trọng nhất để hình16thành tâm lý tiểu nông là điều kiện tự nhiên, cơ sở kinh tế và cơ sở văn hoá xã hội.Tác giả sẽ phân tích cụ thể hơn những cơ sở này sẽ góp phần nảy sinh những biểuhiện tiêu cực nào của tâm lý tiểu nông.1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ẢNHHƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ ỞCƠ SỞ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAYVề tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:Trung Quốc là quốc gia có nền văn hoá có nhiều nét tương đồng với ViệtNam, một đất nước nông nghiệp và trải qua hàng nghìn năm dưới chế độ phongkiến. Vì vậy, quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Trung Quốc cũng chịu sự tácđộng mạnh mẽ của nhân tố văn hoá truyền thống. Do đó, cũng có nhiều công trìnhnghiên cứu ở Trung Quốc phân tích những cản trở của yếu tố tâm lý và văn hoátruyền thống đối với việc thực hiện dân chủ cơ sở ở đất nước này, đồng thời đề xuấtcác giải pháp ngăn chặn, hạn chế. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:Quách Ngọc Lan trong công trình Phân tích nhân tố tâm lý và văn hóa cảntrở việc tham gia xây dựng dân chủ cơ sở của nông dân [97] tập trung phân tíchnhân tố tâm lý và văn hóa của nông dân cản trở việc việc nâng cao chất lượng thamgia của nông dân vào quá trình chính trị ở cơ sở.Trương Hải Yến trong bài viết Xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn dưới sựảnh hưởng của văn hóa chính trị truyền thống [224] cho rằng, cùng với việc nghiêncứu xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn ngày càng phát triển theo chiều sâu, ngàycàng nhiều học giả nhận thức được nhân tố văn hóa đã trở thành một nhân tố ở tầngsâu chế ước việc xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn. Điều này chủ yếu được thểhiện ở thái độ và nhận thức đối với dân chủ, tính nhiệt tình và động cơ tham giachính trị, hoạt động bầu cử... Vì thế, để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở nông thôn,cần phải từng bước khắc phục những cản trở của văn hóa chính trị truyền thống đốivới phát huy dân chủ, tập trung phát triển sức sản xuất xã hội ở nông thôn, tăngcường xã hội hóa chính trị ở nông thôn, nỗ lực bồi dưỡng văn hóa chính trị phù hợpvới dân chủ hiện đại.17Trong bài viết Hạn chế sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị truyền thống,thúc đẩy xây dựng dân chủ ở cơ sở [66], Lý Hồng Hải cho rằng, văn hóa chính trịthường ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ và sự phát triển chính trị của một quốc gia.Văn hóa chính trị truyền thống Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đờisống chính trị xã hội hiện đại, đặc biệt là sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị truyềnthống đối với xây dựng dân chủ chính trị ở cơ sở càng rõ nét. Để thúc đẩy xây dựngchính trị dân chủ ở cơ sở, cần phải hạn chế sự ảnh hưởng của văn hóa chính trịtruyền thống phong kiến đối với việc xây dựng dân chủ, chú trọng bồi dưỡng côngdân theo mô hình “người công dân tham gia”, tăng cường sự minh bạch chính trị,xây dựng văn hóa chính trị hiện đại...Vương Đổng với công trình Xây dựng dân chủ cơ sở trong 30 năm cải cáchmở cửa [59], sau khi trình bày nhiều thành tựu trong thực hiện dân chủ cơ sở ởTrung Quốc, cũng khẳng định hiện nay, việc xây dựng dân chủ cơ sở ở Trung Quốcvẫn còn tồn tại nhiều nhân tố cản trở việc phát huy dân chủ bắt nguồn từ lịch sử2000 năm phong kiến của Trung Quốc.Lê Học Huy trong bài viết Tố chất văn hóa của nông dân và sự ảnh hưởngcủa nó đối với việc xây dựng chính trị dân chủ ở cơ sở [86] đã phân tích sự ảnhhưởng về tố chất của nông dân đối với quá trình xây dựng chính trị dân chủ ở cơ sởcũng như việc thực thi dân chủ ở cơ sở.Như vậy, các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc cũng đã bước đầu đặt ravấn đề về những trở lực của tâm lý, văn hoá truyền thống với thực hiện dân chủ ở cơsở. Đây là những tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiêncứu luận án.Về tình hình nghiên cứu trong nước:Các sách nói về thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thựchiện dân chủ ở cơ sở, có thể nói đến một số công trình tiêu biểu sau:Cuốn sách Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn ViệtNam hiện nay [204] do Đào Trí Úc chủ biên, là tập hợp của nhiều bài viết nói về vaitrò của hương ước như một công cụ bổ sung cho pháp luật để quản lý xã hội ở nôngthôn hiện nay. Trong quá trình đó, các tác giả có phân tích những mặt tích cực và18tiêu cực của hương ước cũ, trong đó có những biểu hiện của tâm lý tiểu nông tronghương ước, về tính điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả của hương ước cũ đối với hànhvi của mọi cá nhân. Mặc dù thể hiện ở những bài viết cụ thể nhưng rõ ràng quanhững nội dung này cho thấy tâm lý tiểu nông qua hương ước mà ảnh hưởng đếnmọi người dân ở nông thôn.Trong công trình “Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ởcơ sở” [94], tác giả Trần Ngọc Khuê và Lê Kim Việt cũng đã chỉ ra những tác độngtiêu cực của tâm lý nông dân đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đó là“Nhiều biểu hiện tâm lý tồn tại như một sức ỳ, một vật cản của quá trình dân chủhóa. Biểu hiện rõ nhất là tính duy tình, tự ti, mặc cảm về địa vị xã hội của một bộphận dân cư nên họ không dám đấu tranh, bộc lộ chính kiến, muốn dĩ hòa vi quý.Trong đấu tranh phê bình thì thiếu công tâm, khách quan, cục bộ dòng họ, cục bộđịa phương”. Bên cạnh tâm lý duy tình, tác giả còn chỉ ra biểu hiện của tư duy manhmún dẫn tới “Trong bàn bạc, thảo luận, trao đổi quyết định những vấn đề lớn, tư duytiểu nông, tư duy cò con, manh mún, tủy tiện biểu hiện rất rõ, không vượt ra ngoàinhững nhu cầu hạn hẹp, cá nhân của người nông dân”. Cùng với đó là tác động củatâm lý dòng họ, cục bộ “Do tác động của tâm lý dòng họ, cục bộ địa phương nên ởnhiều nơi xảy ra tình trạng cát cứ, bè phái, phân tán, gây chia rẽ, mất đoàn kết,không tạo ra tính thống nhất, sức mạnh trí tuệ và nội lực của tập thể, cộng đồng.Nhiều vấn đề đưa ra dân bàn bạc thì bị chi phối bởi quan hệ dòng họ, do vậy thiếukhách quan, chính xác”. Một biểu hiện nữa là tâm lý bình quân chủ nghĩa “Yếu tốbình quân, cào bằng ảnh hưởng đến việc triển khai, khi thực hiện dân biết, dân làm,kiểm tra có biểu hiện đố kỵ, không thích ai hơn mình, cái gì cũng phải đều nhau,kìm hãm nhân tố tích cực, nảy sinh sự thiếu tin cậy, nghi hoặc lẫn nhau”. Tác giảtiếp tục chỉ ra tác động tiêu cực của tâm lý cộng đồng đến thực hiện dân chủ “Tâmlý cộng đồng có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực, đang trở thành 1 dạng áplực nhóm, mang tính áp đặt đối với thái độ và chính kiến của cá nhân. Do tác độngcủa tâm lý cộng đồng, tính trách nhiệm, trí tuệ, sáng kiến cá nhân không được pháthuy đầy đủ. Người nông dân có tâm lý ngại bộc lộ chính kiến của mình. Tâm lýcộng đồng có ảnh hưởng lớn đến việc giải phóng năng lực, trí tuệ, sự tự do,19dân chủ của mỗi cá nhân”. Từ những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông đãphân tích trên, tác giả đã đi đến kết luận: “Những ảnh hưởng tiêu cực này biểu hiệncả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân… Nông dân Việt Nam vốn có bảnchất tư hữu, lối tư duy trực quan, cụ thể, tùy tiện, manh mún. Do vậy, trong nhậnthức và hành vi, họ có tầm nhìn hạn hẹp, khi đụng chạm đến lợi ích, ít có khả năngvượt khỏi cái cá nhân để vươn tới cái cộng đồng, cái tổng thể, chiến lược. Đây lànguyên nhân hạn chế hiệu quả việc thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra”.Lê Kim Hải (chủ biên) trong cuốn sách Những vấn đề đặt ra trong triển khaiquy chế thực hiện dân chủ ở xã [66] đã nêu thực trạng thực hiện quy chế dân chủ ởxã, những thành công và đặc biệt là những vấn đề đang đặt ra, trong đó có nhữngnội dung cho thấy ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông trong thực hiện quy chế nhưkhông tuân thủ pháp luật.Tác giả Hoàng Chí Bảo trong cuốn sách Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nôngthôn trong tiến trình đổi mới đã khẳng định “những lực cản đối với dân chủ ở ViệtNam hiện nay có cả trong quá khứ xa xưa để lại, có cả trong hiện tại với những thểchế thiết chế của nó, trong tổ chức quản lý xã hội” [9]. Lực cản mà quá khứ để lạivới việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay đó chính là tâm lý làng xã. Cuốnsách có 1 mục về ảnh hưởng và tác động của tâm lý làng xã đối với việc thực hiệnvà phát huy dân chủ hiện nay ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (từ trang 186 đếntrang 218). Tác giả bàn đến cả những tác động tích cực và tiêu cực. Về những tácđộng tiêu cực, tác giả trình bày 3 đặc điểm tâm lý tác động đến thực hiện dân chủ làtính phân tán, cát cứ, cục bộ địa phương gắn liền với tâm lý phường hội; tâm lý bìnhquân cào bằng; tâm lý lệ làng, coi phép vua thua lệ làng.Tác giả Lê Minh Quân trong cuốn sách Về quá trình dân chủ hoá xã hội chủnghĩa ở Việt Nam hiện nay [149] đã nêu một số yếu tố tác động đến quá trình dânchủ hoá, thực hiện dân chủ ở Việt Nam như xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiểmsoát quyền lực Nhà nước… trong đó dân chủ hoá ở cơ sở được coi là 1 hình thức đểthực hiện dân chủ hoá. Ở đây, tác giả có trình bày thành tựu và hạn chế trong quátrình dân chủ hoá, đặc biệt là những hạn chế có chứa đựng những nội dung về việc20cán bộ không tích cực thực hiện pháp lệnh, nhân dân chủ yếu quan tâm đến lợi íchbản thân… Những hạn chế này thực chất chính là do những ảnh hưởng tiêu cực củatâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, vì là 1 chương nhỏtrong 9 chương của cuốn sách nên những nội dung này mới chỉ được nhắc đến chứchưa được phân tích sâu sắc.Nguyễn Văn Hiển (chủ biên) trong cuốn sách Về thi hành pháp lệnh thựchiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 [69] đã tập trung phân tích nhữngthành tựu và hạn chế trong thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn vớicác nội dung như xây dựng công trình công cộng tại địa phương và hoạt động củaBan giám sát đầu tư của cộng đồng, hoạt động bầu trưởng thôn, trưởng tổ dân phố,hoạt động xây dựng và thực thi hương ước, quy ước văn hoá, hoạt động của banthanh tra nhân dân, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ chủ chốt cấp xã,phường, thị trấn. Mặc dù không nói đến tâm lý tiểu nông nhưng qua phần thực trạnghạn chế, chúng ta có thể thấy nhiều ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đếnthực hiện dân chủ ở cơ sở. Cuốn sách là tài liệu khảo sát công phu với nhiều số liệucụ thể, định lượng là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình đánh giáthực trạng về những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủở cơ sở.Về các bài viết nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí, nhiều tác giả đánh giáthực trạng thực hiện dân chủ ở cấp xã, chỉ ra những bất cập của nó mà những bấtcập đó có liên quan tới ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông, mặc dù có tác giảkhông nói rõ điều này. Tác giả Phạm Quang Nghị trong bài “Thực hiện quy chế dânchủ cơ sở ở Hà Nam” [123] đánh giá trong thực hiện quy chế dân chủ, vẫn cótrường hợp cán bộ thoái hóa, biến chất tham nhũng cố tình làm sai quy chế dân chủcơ sở, không thực hiện đúng các quy định. Người dân không hiểu quy chế dân chủcơ sở, vụ lợi, bị các phần tử xấu kích động, có những hành động sai trái… Thựcchất những hạn chế này là nói đến sự không tuân theo pháp luật, kỷ cương của cánbộ và nhân dân trong thực hiện dân chủ ở cấp xã. Tác giả Lê Kim Việt với bài “Qua3 năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở nông thôn” [221] đã bước đầu thấy trongthực hiện dân chủ cơ sở “Không ít người nhận thức được yêu cầu, nội dung, mục
Tài liệu liên quan
- Năng lực thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Bến Tre
- 86
- 670
- 1
- Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay
- 113
- 1
- 7
- LUẬN văn năng lực thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh bến tre
- 79
- 284
- 0
- Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh hiện nay
- 98
- 1
- 5
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ thực tiễn các trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh bình thuận
- 87
- 464
- 2
- Đặc điểm truyền thống của dân tộc mường tỉnh hòa bình và dân tộc thái tỉnh sơn la ảnh hưởng tới việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- 207
- 576
- 0
- Tiểu luận Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở
- 32
- 1
- 23
- GIÁO TRÌNH lý LUẬN về dân CHỦ và dân CHỦ ở cơ sở
- 72
- 612
- 1
- LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ của mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM cấp xã ở TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỰC HIỆN dân CHỦ ở cơ sở HIỆN NAY
- 103
- 1
- 12
- Mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý xã hội với quá trình thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay
- 325
- 557
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(2.58 MB - 172 trang) - Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở việt nam hiện nay Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Những Hạn Chế Của Tâm Lý Tiểu Nông
-
Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Tâm Lý Tiểu Nông Trong Công Tác Cán Bộ Của ...
-
[PDF] ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN THỰC ...
-
Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Tâm Lý Tiểu Nông đến Quá Trình Xây Dựng ...
-
Mối Quan Hệ Giữa Tâm Lý Tiểu Nông Và Kinh Tế Thị Trường ở Việt Nam
-
Khắc Phục Tâm Lý Tiểu Nông Trong Xây Dựng NTM: Chuyện Cần Làm ...
-
Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Tâm Lý Tiểu Nông Trong Công Tác Cán Bộ
-
Tâm Lý Tiểu Nông - Báo Nghệ An
-
Phương Thức Tác động Của Tâm Lý Tiểu Nông đến Con Người Việt Nam ...
-
[PDF] Mối Quan Hệ Giữa Tâm Lý Tiểu Nông Và Kinh Tế Thị Trường ở Việt Nam
-
Về Lối Sống Tiểu Nông Của Người Việt Trong Thế Kỷ 21
-
Đọc Và Suy Ngẫm - Đoàn Khối Các Cơ Quan Tỉnh Long An
-
Tâm Lý Tiểu Nông :: Suy Ngẫm & Tự Vấn :: Chú
-
Tư Duy Tiểu Nông Của Người Việt Nam
-
Tâm Lý Tiểu Nông, Sức ỳ Nghìn Năm - Tự Hiểu Mình's Blog