Khắc Phục Tâm Lý Tiểu Nông Trong Xây Dựng NTM: Chuyện Cần Làm ...
Có thể bạn quan tâm
Vì vậy, nhận diện rõ những rào cản này để phá dỡ nó, xây dựng tâm lý người nông dân Việt Nam hiện đại, tư duy hội nhập trong quá trình xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết.
Nếu người nông dân chủ động, không tư lợi, chung tay cùng Nhà nước, thì Chương trình xây dựng NTM chắc chắn sẽ thắng lợi
Tâm lý tiểu nông – rào cản trong xây dựng nông thôn mới
Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô hình.
Tuy nhiên, trong thực tế, những tập quán, thói hư, tật xấu, đặc biệt là tâm lý tiểu nông đang khiến quá trình xây dựng nông thôn hóa chưa thực sự đạt kết quả như kỳ vọng.
Tâm lý tiểu nông là tâm lý của người nông dân sản xuất nhỏ, nảy sinh và phản ánh trực tiếp phương thức sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, mang tính tự phát, manh mún, tự cung, tự cấp.
Tâm lý tiểu nông có những biểu hiện tiêu cực như tâm lý thu vén cá nhân, tư lợi; nếp nghĩ theo kinh nghiệm, tính bảo thủ, ngại thay đổi; tâm lý tuyệt đối hóa cộng đồng, xem nhẹ cá nhân, không dám thể hiện chính kiến, quan điểm riêng, phụ thuộc vào quan điểm chung; thói tùy tiện, vô nguyên tắc, ý thức kỷ luật kém, trọng lệ hơn luật, trọng tình hơn lý; tâm lý địa phương, cục bộ, dòng họ; tâm lý thụ động, cầu an, tầm nhìn thiển cận; tâm lý bình quân chủ nghĩa.
Những nét tâm lý này tồn tại vô hình là rào cản, cản trở trong các chủ thể thực hiện xây dựng nông thôn mới gây ra những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
Cụ thể như tâm lý thụ động, dựa dẫm vào tập thể, thiếu tinh thần trách nhiệm cá nhân khiến nhiều người dân chưa nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Vì vậy, trong thực tế, đã không huy động được nguồn lực trí tuệ và vật chất trong nhân dân cho quá trình xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, người dân cũng chưa tích cực, chủ động tham gia đóng góp ý kiến, chỉ đóng vai trò là khán giả của quá trình xây dựng nông thôn mới dẫn tới nhiều quy hoạch chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân, chưa phù hợp với đặc điểm vùng, miền...
Tâm lý thụ động, ỷ lại, dựa dẫm vào tập thể, thiếu trách nhiệm cá nhân đã khiến họ nhận thức không đầy đủ về vai trò chủ thể của mình, từ đó hạn chế việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Trong khi đó, xây dựng nông thôn mới với rất nhiều nội dung, nhiệm vụ trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước có hạn, thì nguồn lực của nhân dân là rất quan trọng để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là rất toàn diện, trên tất cả các nội dung về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, suy nghĩ thiển cận, hạn hẹp của tâm lý tiểu nông ở người dân đã khiến họ không nhận thức đầy đủ về mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Do tác động tiêu cực của tâm lý tiểu nông, người dân nhận thức không đúng đắn về mục tiêu, chủ thể, nội dung xây dựng nông thôn mới, dẫn tới những sai lệch trong hoạt động xây dựng trên thực tiễn, trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của quá trình xây dựng nông thôn mới.
Thậm chí, nhiều cán bộ xã lại chỉ muốn xây dựng nhiều công trình để trục lợi trong xây dựng nông thôn mới. Chính vì lý do đó, nhiều xã đã vay tiền doanh nghiệp để xây dựng, dẫn tới tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản tại các xã mặc dù đã đạt chuẩn nông thôn mới xảy ra phổ biến.
Trong xây dựng NTM, vấn đề quan trọng là nâng cao thu nhập, thay đổi phương thức sản xuất của người dân ở nông thôn theo hướng sản xuất lớn, hiện đại, có liên doanh, liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ hàng hoá.
Để thực hiện được mục tiêu này thì phải thực hiện dồn điền, đổi thửa, người dân phải tích cực áp dụng công nghệ, nâng cao kỹ thuật, tay nghề, có tư duy làm ăn lớn, chấp nhận rủi ro...
Tuy nhiên, tâm lý tiểu nông của nhiều người nông dân khiến họ không ủng hộ những tư duy mới. Cụ thể, trong thực hiện dồn điển đổi thửa, ở một số địa phương, chính quyền cấp thôn, xã, do tâm lý tư lợi cá nhân, họ hàng cục bộ đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, giao ruộng đất tốt cho anh em, họ hàng còn vùng đất xấu thì giao cho dân, gây phản ánh tiêu cực trong nhân dân.
Đã vậy, nhiều người dân với tâm lý đề cao kinh nghiệm, ngại thay đổi vẫn muốn sản xuất nông nghiệp theo lối cũ, ngại áp dụng khoa học, kỹ thuật mới, do đó khó có thể đáp ứng được yêu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và thu nhập cho người nông dân.
Do đó, một bộ phận không nhỏ người lao động ở nông thôn, do nhiều nguyên nhân đã có thái độ xem nhẹ việc học tập các kiến thức về phát triển sản xuất, đào tạo nghề, chuyển giao, tập huấn kỹ thuật...
Yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới chính là phát huy được vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của người dân nông thôn tham gia vào quá trình này. Tuy nhiên, do tâm lý ỷ lại, thụ động, thiếu đề cao trách nhiệm cá nhân, trông chờ vào tập thể, nhiều người dân cũng chưa thật sự chủ động tích cực tìm tòi suy nghĩ để có những đóng góp sáng tạo cho việc triển khai đề án xây dựng nông thôn mới một cách hiệu quả.
Trong xây dựng nông thôn mới, có những tiêu chí về văn hoá, xã hội, môi trường đòi hỏi tinh thần trách nhiệm chung của người dân, tuy nhiên, do tâm lý tư lợi, vun vén cá nhân của đa số người dân nông thôn mà những tiêu chí đòi hỏi có ý thức, sự tự giác và trách nhiệm chung của người dân cũng khó thực hiện được. Ví dụ, trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới có nhóm tiêu chí về môi trường, có nội dung là giữ gìn môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp nhưng do tâm lý tư lợi vun vén cá nhân, một số gia đình sống sạch sẽ nhưng chỉ trong phạm vi nhà mình, thờ ơ với xung quanh, không tích cực tham gia bảo vệ môi trường chung.
Cần xây dựng tư duy hội nhập, hiện đại cho người dân khu vực nông thôn
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng, thiết thực đối với đông đảo quần chúng nhân dân, vì thế, khắc phục được những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông ở cả người dân và cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cần xây dựng tâm lý người nông dân kiểu mới, hiện đại, chủ động.
Theo đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng tập trung quy mô lớn, gắn kết sản xuất với thị trường.
Thứ nữa, để xây dựng lối sống, tư tưởng mới hiện đại cho người nông dân, khắc phục tâm lý tiểu nông, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân; cần phải chỉ rõ những tác hại của tâm lý tiểu nông trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt, cần phải để người dân hiểu rõ, họ chính là chủ thể của chương trình nông thôn, thông qua những tấm gương người tốt, việc tốt, đẩy mạnh tổng kết gắn với khen thưởng xứng đáng về tinh thần và vật chất đối với những điển hình tiên tiến, những cá nhân tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao trong xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, việc cần phải làm ngay đó là phải hoàn thiện công tác cán bộ ở cơ sở nông thôn. Theo đó, cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ hiểu biết, có tâm, có tầm, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với nhân dân, với công việc chung. Từ đó, khắc phục được những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong xây dựng nông thôn mới./.
Từ khóa » Những Hạn Chế Của Tâm Lý Tiểu Nông
-
Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Tâm Lý Tiểu Nông Trong Công Tác Cán Bộ Của ...
-
[PDF] ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN THỰC ...
-
Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Tâm Lý Tiểu Nông đến Quá Trình Xây Dựng ...
-
Mối Quan Hệ Giữa Tâm Lý Tiểu Nông Và Kinh Tế Thị Trường ở Việt Nam
-
Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Tâm Lý Tiểu Nông đến Thực Hiện Dân Chủ ở ...
-
Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Tâm Lý Tiểu Nông Trong Công Tác Cán Bộ
-
Tâm Lý Tiểu Nông - Báo Nghệ An
-
Phương Thức Tác động Của Tâm Lý Tiểu Nông đến Con Người Việt Nam ...
-
[PDF] Mối Quan Hệ Giữa Tâm Lý Tiểu Nông Và Kinh Tế Thị Trường ở Việt Nam
-
Về Lối Sống Tiểu Nông Của Người Việt Trong Thế Kỷ 21
-
Đọc Và Suy Ngẫm - Đoàn Khối Các Cơ Quan Tỉnh Long An
-
Tâm Lý Tiểu Nông :: Suy Ngẫm & Tự Vấn :: Chú
-
Tư Duy Tiểu Nông Của Người Việt Nam
-
Tâm Lý Tiểu Nông, Sức ỳ Nghìn Năm - Tự Hiểu Mình's Blog