Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Khi Giải Quyết Tranh Chấp đất đai

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai

Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án nhằm đảm bảo cho việc thi hành án hay bảo vệ lợi ích cho đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại…Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vậy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • 1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
  • 2. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai
  • 3.Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai
  • 4. Lưu ý và bình luận

1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Trong quá trình nhận đơn, thụ lý, giải quyết vụ việc về đất đai, Tòa án có thể phải ra quyết định áp dụng một hoặc một vài biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng một hoặc một số yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ việc đất đai mà Tòa án sẽ thụ lý hoặc đang trong quá trình giải quyết. Vì nếu không áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể dẫn đến những khó khăn, thiệt hại cho đương sự hoặc khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và quá trình thi hành án.

2. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai

2.1 Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai

Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp sau đây:

– Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết mà cần phải được giải quyết ngay, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự;

– Để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;

– Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết;

– Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án.

(khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP)

2.2 Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp

Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ;

– Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;

– Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (hậu quả về vật chất hoặc về tinh thần).

(khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 3 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP)

2.3. Khi nào Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó liên quan đến vụ án đang giải quyết;

– Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là thực sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách;

– Đương sự không làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì có lý do chính đáng hoặc trở ngại khách quan.

(khoản 3 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 5 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP)

3.Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm có 17 biện pháp trong đó có biện pháp: “…Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.…….”

Như vậy, theo quy định thì khi quý khách nộp đơn khởi kiện nếu trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì bước 1 quý khách nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó là Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 122 BLTTDS 2015: Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp quy định:

“Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó”.

Cụ thể, quý khách có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai;

– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giải quyết tranh chấp đất đai;

– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai;

– Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Bước 2: Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai mà quý khách phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Bước 3: Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, quý khách phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được đảm bảo bằng tài sản của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh nếu việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không đúng.

“Điều 136. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật này phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu….”.

4. Lưu ý và bình luận

– Chỉ được quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đối với tài sản đang tranh chấp; do đó, khi có yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời này, thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải xác định tài sản đó có phải là tài sản mà các bên có tranh chấp hay không.

– Khi quyết định áp dụng một hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 10 và 11 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán, Hội đồng xét xử cần chú ý là:

+ Trong trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ thực hiện, thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị từ mức yêu cầu trở xuống.

+ Trong trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài khoản, tài sản để bảo đảm nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản đó trở xuống.

+ Trong trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản đó) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì Tòa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, thì Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với nội dung Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm:

  • Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai
  • Mẫu đơn kiến nghị giải quyết tranh chấp đất đai
  • Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định hiện hành
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi nào?Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi nào?
  • Tư vấn giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiTư vấn giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6284Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6284
  • Nộp thay tiền thi hành án cho người có nghĩa vụNộp thay tiền thi hành án cho người có nghĩa vụ
  • Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quanChấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan
  • Sang tên sổ đỏ mất bao lâuSang tên sổ đỏ mất bao lâu
  • Xử phạt khi doanh nghiệp chậm nộp tiền thuếXử phạt khi doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế
  • Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tếQuyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
  • Tại sao phải bảo vệ thương hiệu?Tại sao phải bảo vệ thương hiệu?
  • Mẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệpMẫu giấy ủy quyền phổ biến trong doanh nghiệp

Bài viết cùng chủ đề

  • Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
  • Giải Thể Công Ty Tại Điện Biên Trọn Gói Đảm Bảo Chất Lượng
  • Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Lào Cai Giá Rẻ Đảm Bảo
  • Tư vấn thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Đặc điểm của Doanh nghiệp tư nhân
  • Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Thanh Hóa Chất Lượng Tốt
  • Khiếu nại quyết định hành chính về đất đai
  • Trường hợp người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam

Từ khóa » Khẩn Cấp Tạm Thời Là Gì