Phân Loại Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Theo Quy định Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những chế định quan trọng trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định hiện nay được thể hiện rõ nét dưới đây.
Các biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ
Căn cứ theo quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc nhóm này bao gồm:
– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm;
– Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Nhìn chung, có một điểm giống nhau cơ bản ở các biện pháp này đó chính là người có nghĩa vụ phải tạm ứng trơcs một khoản tiền cho người có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để giải quyết một nhu cầu cấp bách của họ nếu không thì tính mạng, sức khoẻ của người đó có thể bị nguy hiểm, bị đe doạ.
Xem thêm: Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Đặc điểm và ý nghĩa áp dụng
Các biện pháp được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp
Có một số biện pháp khẩn cấp tam thời thuộc nhóm này bao gồm:
– Kê biên tài sản đang tranh chấp.
– Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
– Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
– Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
– Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
Đây là các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng đối với các tài sản tranh chấp. Như vậy, đối với những tài sản khác của người có nghĩa vụ tuy có khả năng bảo đảm thi hành án nhưng nếu không có tranh chấp thì cũng không được áp dụng một trong các biện pháp trên.
Các biện pháp thuộc nhóm này đều chung mục đích là bảo toàn tài sản tranh chấp, ngăn chặn, phòng ngừa người có nghĩa vụ tẩu tán hoặc huỷ hoại tài sản, đảm bảo việc thi hành án.
Xem thêm: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Các biện pháp phong toả tài khoản, tài sản
Đối với trường hợp người có nghĩa vụ có tài khoản mở tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước hoặc trong trường hợp người có nghĩa vụ có tài sản nhưng vì muốn trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đã gửi tài sản cho người khác quản lý hộ thì để ngăn chặn, Toà án có thể áp dụng các biện pháp:
– Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
– Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Thực chất các biện pháp phong toả tài sản, tài khoản nêu trên đều là phòng toả tài sản của người có nghĩa vụ, mục đích chính là nhằm cô lập không cho các tài sản của người có nghĩa vụ được đưa vào giao dịch, lưu thông. Từ đó bảo toàn được tài sản, đảm bảo khả năng thi hành án của người có nghĩa vụ.
Các biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định
Có thể kể đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc nhóm này như:
– Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
– Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
– Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
– Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
– Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
– Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
– Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời này được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án của Toà án và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà chủ yếu là người yếu thế không có khả năng tự bảo vệ mình.
Lưu ý: Ngoài các biện pháp khẩn cấp tạm thời được liệt kê ỏ trên, Thẩm phán có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được quy định, hướng dẫn ở một số văn bản pháp luật khác để kịp thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự.
Xem thêm: Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Luật Sở hữu trí tuệ
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Từ khóa » Khẩn Cấp Tạm Thời Là Gì
-
Tổng Hợp 17 Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Khái Niệm Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời? Đặc điểm, ý Nghĩa áp Dụng
-
Khái Niệm, đặc điểm, ý Nghĩa Của Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời ...
-
Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Là Gì? Tính Chất, ý Nghĩa Của Các Biện ...
-
Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự
-
Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI - LawPlus
-
17 Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời - Luật An Phú
-
Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Dân Sự Mới - Luật Sư X
-
Thẩm Quyền Và Trách Nhiệm Khi áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm ...
-
Benchbook Online >> 3.4. Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
-
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN ...
-
Thủ Tục áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trọng Vụ án Dân Sự
-
Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Khi Giải Quyết Tranh Chấp đất đai