Áp Dụng Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Khiển Trách đối Với Công Chức?
Có thể bạn quan tâm
Nay tôi đang là một hiệu trưởng một trường THCS, vừa rồi có đơn thư khiếu kiện nặc danh sự việc trên lên huyện, Sở giáo dục và huyện đã xử lí và yêu cầu tôi phải viết báo cáo giải trình, làm bản kiểm điểm và nhận một hình thức kỉ luật. Vừa qua Phòng GD&ĐT họp xét và đưa ra mức kỉ luật là khiển trách. Tôi thấy phân vân quyết định trên sai là do cấp trên ghi nhầm. Tôi có phải nhận một hình thức kỉ luật nào không? UBND huyện và Phòng GD&ĐT có làm quá không? Trân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định của Luật công chức, viên chức năm 2008 về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách. Cụ thể:
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
...
Đồng thời,Nghị định số 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Điều 9. Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;
2. Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;
3. Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;
5. Sử dụng tài sản công trái pháp luật;
6. Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
7. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì lý do đơn vị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với bạn là không có căn cứ, cơ sở (vì không thuộc một trong các hành vi vi phạm trên). Đồng thời, trong vụ việc này lỗi thuộc về người ra Quyết định (ghi nhầm thời gian từ tháng 3/2005 thành tháng 3/2004) chứ không phải bạn (bạn chỉ là nhận quyết định đó từ cơ quan cấp trên).
Do vậy, người chịu trách nhiệm là cơ quan/người ra quyết định, còn bạn không phải chịu trách nhiệm không bị áp dụng bất cứ hình thức xử lý kỷ luật nào trong vụ việc này. Do đó, việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách của Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng giáo dục đào tạo đối với bạn là không đúng quy định pháp luật và để đảm bảo quyền lợi bạn có quyền làm đơn khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật gửi cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Từ khóa » Thư Khiển Trách Là Gì
-
Khiển Trách Là Gì ? Khái Niệm Về Khiển Trách - Luật Minh Khuê
-
Khiển Trách Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Khiển Trách Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Trường Hợp Nào Công Chức Bị Kỷ Luật Khiển Trách? - LuatVietnam
-
Khiển Trách Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Khiển Trách Lao động Là Gì? Khái Niệm Về Khiển Trách
-
Kỷ Luật Khiển Trách Đảng Viên? Khiển Trách Có được Bổ Nhiệm Không?
-
Kỷ Luật Lao động Quy định Như Thế Nào?
-
[PDF] Kỷ Luật Đảng Và Việc Thi Hành Kỷ Luật Trong Đảng. - Trang Chủ
-
Trường Hợp Nào Công Chức Bị Kỷ Luật Khiển Trách? - Chi Tiết Tin Tức
-
Bao Lô Số đề Là Gì
-
Mẫu Quyết định Khiển Trách
-
Đảng Viên Bị Kỷ Luật Khiển Trách, Cảnh Cáo Không được Cơ Cấu Vào ...
-
Bàn Về Biện Pháp Khiển Trách Tại Điều 93 BLHS Năm 2015