Kỷ Luật Lao động Quy định Như Thế Nào?

Kỷ luật lao động quy định như thế nào? Quy định về các hình thức kỷ luật lao động khi nhân viên vi phạm, quy trình xử lý kỷ luật thế nào, thời gian xử lý và áp dụng hình thức kỷ luật nào cho phù hợp là vướng mắc của rất nhiều người xử dụng lao động hoặc người lao động khi vi phạm kỷ luật lao động. Để đảm bảo quyền lợi của mình các bên hãy nghiên cứu kỹ văn bản liên quan hoặc hỏi luật sư tư vấn.

Mục lục bài viết

  • I. Tư vấn quy định về Kỷ luật lao động
  • II. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định thế nào?
    1. 2.1 Về hình thức xử lý kỷ luật lao động
    2. 2.2 Thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:
    3. 2.3 Các trường hợp cấm và hoãn thi hành kỷ luật
    4. 2.4 Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
  • III. Bị đuổi việc vì lý do cá nhân thì người lao động phải làm gì?
    1. 3.1 Thứ nhất, về việc người chồng bị xúc phạm và xin nghỉ việc
    2. 3.2 Thứ hai, về việc công ty cho người vợ nghỉ việc

I. Tư vấn quy định về Kỷ luật lao động

Nếu bạn là người sử dụng lao động hoặc người lao động vi phạm muốn tìm hiểu để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng không có thời gian nghiên cứu hãy liên hệ với chúng tôi, luật sư sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn để:

- Bạn nắm được quy trình giải quyết, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

- Bạn hiểu rõ mức độ vi phạm có thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật hay không

- Tư vấn cho bạn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình về lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lương và các chế độ khác

- Hỗ trợ bạn trong việc đàm phán, đại diện giải quyết tranh chấp về lao động

Do vậy, để được hỗ trợ tốt nhất, hãy liên hệ Luật Minh Gia luật sư của chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Bạn cũng có thể tham khảo tình huống tư vấn sau đây:

II. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định thế nào?

Câu hỏi:

Chào văn phòng nhờ tư vấn về các hình thức kỷ luật đối với người lao động. Khi nào thì áp dụng hình thức sa thải và các bước bắt buộc phải tiến hành khi áp dụng kỷ luật như sau: Chị H là trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp Y. Ngày 10/7/2020 chị bị công ty phát hiện đã tiết lộ định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty cho công ty Z ( một công ty đối thủ của công ty Y). Hãy tư vấn cho công ty hướng xử lí đối với chị H trong trường hợp trên một cách hợp lý.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tường Công ty luật Minh Gia, trường hợp bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau:

Về hình thức xử lý kỷ luật lao động

Như bạn nêu là NLĐ đã cung cấp thông tin bí mật kinh doanh của doanh nghiệp cho công ty đối thủ, theo quy định tại Điều 124 Bộ Luật lao động thì khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo từng mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau:

"1. Khiển trách.

.........

4. Hình thức sa thải."

Trong đó, sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất và chỉ được áp dụng khi thuộc một trong ba trường hợp quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2019:

"....2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

................"

Như vậy đối chiếu với quy định trên, chị H đã vi phạm kỷ luật lao động, nếu công ty có căn cứ chứng minh là chị H đã có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty cho đối thủ thì tuỳ vào mức độ vi phạm kỷ luật của chị H, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của chị H để lựa chọn một trong ba hình thức kỷ luật quy định trên.

Việc xử lý kỷ luật với người lao động, công ty cần tiến hành theo quy định tại Điều 122 Bộ luật lao động 2019:

Thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Các trường hợp cấm và hoãn thi hành kỷ luật

1. Các trường hợp không xử lý kỷ luật:

- Người lao động vi phạm quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Vì lý do đình công.

2. Các trường hợp tạm hoãn xử lý kỷ luật:

- Người lao động nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

- Đang bị tạm giữ, tạm giam.

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 125 của Bộ luật này.

- Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Khi hết thời gian nêu trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.

3. Các quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

- Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

- Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

- Áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động phải theo quy định Điều 123 Bộ Luật lao động năm 2019

III. Bị đuổi việc vì lý do cá nhân thì người lao động phải làm gì?

Câu hỏi:

Tôi xin tư vấn một việc như sau:Tôi là nhân viên lái xe,từ tháng 4/2006 đến ngày 2/2/2017 tức ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch năm đinh dậu thì xảy ra một việc như sau: hôm đó tôi lái xe của cty đến nhà sếp đón sếp đến cty chúc tết đầu năm, nhưng sếp bảo để xe cty lại, lấy xe riêng của sếp đến cty và mang xe đi rửa cho sếp. Tôi đã mang xe đi rửa theo lời bảo của sếp là mang sang cty total bên cạnh cty rửa xe, vì là ngày đầu năm đi làm nên rất đông xe mang đến rửa mà chỉ có một người làm nên phải hơi lâu gần 1h đồng hồ mới rửa xong xe cho sếp và quyay lại cty đón sếp về nhà. Trên đường đi ngồi phía sau nhìn thấy một vài chỗ do người rửa xe lau ko kỹ trong xe nên nóng giận văng tục chửi bới tôi thậm tệ, từ tiên sư bố, tổ cha, đụ mẹ mày và cút mẹ mày đi cộng thêm ném cả điện thoại vào ghế xe tôi đang ngồi lái, nếu là người lái xe ko quen nghe chửi và tâm lý ko ổn định rất dễ gây ra tại nạn. Nhưng tôi gắng chịu đựng để đưa sếp về đến nhà, tôi bước xuống xe và nói với sếp ngày đầu năm đầu tháng đi làm chị chửi em dữ quá em ko thể chịu nổi chị nữa em xin trả chìa khóa xe em nghỉ và đón taxi đi về nhà.

Vợ tôi là nhân viên bán hàng một đại lý sân sau của sếp cũng bị gọi lên cho nghỉ việc luôn. Vì là ngày đầu năm cả hai vợ chồng bị mất việc vợ chồng tôi trăn trở nhiều lắm cộng sự động viên nhiệt tình của anh chị em công và những người thân quen sau ba ngày đắng đo suy nghỉ vì miếng cơm manh áo vì vợ vì con vì những khoảng nợ vay phải trả vừa mới mượn sửa lại nhà. Tôi đã nhẫn nhục cùng vợ sang nhà sếp xin đi làm lại nhưng bị sếp ko cho vào nhà và từ chối ko cho tiếp tục công việc nữa. Hôm nay tôi đã tất bàn giao xong mọi công việc và gởi đơn xin nghỉ việc đến cty.

Với những trình bày trên tôi nghỉ việc có bị vi phạm hợp đồng lao động ko? Và được hưởng những chế độ gì khi nghỉ việc và có được nhận bảo hiểm xã hội một lần để trả nợ ngân hàng không. Xin nói thêm là cty tôi ký hợp đồng làm việc từng năm một, nhưng đầu năm 2017 này tôi chưa thấy phòng nhân sự gọi ký hợp đồng. Nhờ cty luật tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn sơ bộ cho bạn, trong trường hợp bạn cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể liên hệ đến bộ phận tư vấn trực tuyến của Minh Gia để được hỗ trợ:

Thứ nhất, về việc người chồng bị xúc phạm và xin nghỉ việc

Người chồng làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, khi bị ngược đãi lao động ( thể chất và tinh thần) thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải báo trước ít nhất 3 ngày làm việc. Trong trường hợp này, người chồng nghỉ việc luôn ngay sau khi thông báo nên đây là hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Vì vậy sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và có thể phải bồi thường cho công ty 1/2 tháng tiền lương. Riêng đối với tiền lương còn lại, phép năm (nếu có) và sổ bảo hiểm xã hội công ty có trách nhiệm trả đầy đủ cho NLĐ. Sau 1 năm ngừng đóng BHXH, NLĐ có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

Thứ hai, về việc công ty cho người vợ nghỉ việc

Ở đây, có thể thấy công ty đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người vợ mà không có lý do chính đáng và không tuân thủ nghĩa vụ báo trước. Đây là hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. Công ty có nghĩa vụ bồi thường cho người vợ theo quy định bộ luật lao động 2019.

Trân trọng

Từ khóa » Thư Khiển Trách Là Gì