Áp Suất Là Gì? | Khái Niệm - Công Thức Tính - Ý Nghĩa Của Áp Suất
Có thể bạn quan tâm
Trong công nghiệp nói chung, đặc biệt là trong các hệ thống đường ống, thiết bị máy móc, nồi hơi, lò áp suất nói riêng, chúng ta thường hay bắt gặp thuật ngữ ” Áp suất “. Trong cuộc sống hàng ngày, áp suất cũng thường xuyên được nhắc đến trong các chương trình dự báo khí tượng thủy văn như áp suất khí quyển, áp suất mực nước biển.Vậy áp suất là gì? Hãy cùng Wisevietnam tìm hiểu về áp suất qua những thông tin trong bài viết dưới đây!
- 1. Áp suất là gì?
- 2. Công thức tính áp suất là gì?
- 3. Các đơn vị đo áp suất
- Pascal
- Kilopascal
- Bar
- Mage Pascal
- 4. Quy đổi các đơn vị áp suất
- 5. Ý nghĩa của áp suất là gì?
- 6. Các thiết bị đo áp suất
- Đồng hồ đo áp suất cơ học
- Cảm biến đo áp suất
- Cảm biến áp suất kết hợp đồng hồ điện tử
- Máy đo áp suất
- 7. Những cách làm tăng – giảm áp suất
- Cách để làm tăng áp suất
- Cách để làm giảm áp suất
1. Áp suất là gì?
Áp suất trong tiếng anh được gọi là Pressure, được viết tắt bởi chữ cái đầu ” P “ là độ lớn của áp lực bị chèn ép trên một diện tích nhất định và nó tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Hiểu một cách đơn giản thì áp suất chính là lực tác động theo chiều vuông góc với bề mặt bị ép.
Trong hệ đo lường quốc tế (Tiếng Pháp: Système International d’unités; Viết tắt: SI), đơn vị của áp suất được tính bằng Newton trên mét vuông (N/m2), và được gọi là Pascal (Pa) để tưởng nhớ nhà toán học, đồng thời là nhà vật lý học người Pháp tên là Blaise Pascal, ở thế kỷ 17.
2. Công thức tính áp suất là gì?
Công thức tính áp suất chất rắn
Áp suất chất rắn là áp lực của chất rắn tác dụng nên một bề mặt diện tích nhất định. Đây là loại áp suất được sử dụng phổ biến trong lĩnh y tế, xây dựng (làm móng nhà, đóng cọc vào nền).
P = F/S
Trong đó:
P: áp suất (đơn vị: N/m2N/m2, Pa, Bar, PSI, mmHg…)
F: áp lực tác dụng lên mặt bị ép (đơn vị là N)
S: diện tích bị ép (đơn vị là m2m2)
(Pa là đơn vị đo áp suất, đơn vị Pascal).
Công thức tính áp suất chất khí và chất lỏng
Áp suất chất lỏng là lực đẩy của chất lỏng (có thể là nước hay dầu) di chuyển phía bên trong đường ống. Lực đẩy của dòng nước càng mạnh thì áp suất càng mạnh và ngược lại.
Tương tự, áp suất chất khí chính là áp lực di chuyển của chất khí bên trong đường ống và áp lực di chuyển càng nhanh, mạnh thì áp suất càng lớn và ngược lại.
P = d.h
Trong đó:
- P là áp suất tại đáy cột chất lỏng/ chất khí (Pa)
- d là trọng lượng riêng của chất lỏng/ chất khí (N/m2)
- h là chiều cao của cột chất lỏng/ chất khí (m)
3. Các đơn vị đo áp suất
Pascal
Pascal (ký hiệu là Pa) là đơn vị đo áp suất theo hệ đo lường quốc tế SI (Système International d’unités), được đặt theo tên của nhà toán học – vật lý học nổi tiếng người Pháp là Blaise Pascal. Pa cũng là đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt tại các nước ở châu Á.
Đơn vị đo Pa sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, sản xuất công nghiệp như thép, điện, xử lý nước thải, máy hút chân không, máy nén khí,…
Kilopascal
Kilopascal ( ký hiệu là Kpa) là đơn vị đo áp suất được tính dựa trên sự quy đổi từ đơn vị Pa. Kpa được dùng trong nhiều loại đồng hồ đo áp suất của các loại máy như máy bơm, máy hút chân không đo áp suất chất khí, áp suất chất lỏng.
1 KPa = 1000 Pa.
Bar
Bar là một đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến tại các nước châu Âu như Đức, Pháp, Anh và nó không thuộc hệ SI. Từ Bar còn có thể biến đổi thành các đơn vị nhỏ hơn như (mbar) hoặc lớn hơn (Kbar).
1 Bar = 100.000 Pa.
Mage Pascal
Mage Pascal (viết tắt là Mpa) là đơn vị đo áp suất thuộc hệ thống đo lường SI. Đây là đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến trong các ngành sản xuất công nghiệp và được ứng dụng trong các loại đồng hồ đo của máy nén khí, áp suất thủy lực và áp suất lò hơi.
1 Mpa = 1 000 Kpa = 1 000 000 Pa.
Ngoài các đơn vị đo kể trên thì tại các nước châu Mỹ, người ta còn sử dụng đơn vị đo là Psi, Kpsi còn với các nước châu Âu là Kg/cm2.
4. Quy đổi các đơn vị áp suất
Tại sao lại phải quy đổi áp suất? Trong nhiều trường hợp, mặt đồng hồ thể hiện thang đo áp suất theo đơn vị này, nhưng thực tế trong tính toán hệ thống hoặc tính toán áp suất thực tế lại là đơn vị khác. Chúng ta có nhiều cách để quy đổi áp suất, dựa trên các công thức tính toán, các bảng tính toán sẵn, hoặc các phần mềm để quy đổi đơn vị đo áp suất một cách nhanh chóng và chính xác.
1Pa = 1 (N/m2) = 10 –5 Bar
1 mmHg = 133,322 (N/m2)
1Pa = 1 (N/m2) = 760 mmHg
5. Ý nghĩa của áp suất là gì?
- Áp suất trong các bình nén khí: Giúp nén lượng khí lại để phục vụ cho quá trình vận hành của các thiết bị trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Máy bơm rửa xe, sửa chữa xe, máy nén khí chế biến thực phẩm, y tế…
- Nhờ sự chênh lệch áp suất giữa phía dưới và phía trên của cánh mà lực nâng sẽ được tạo ra để nâng máy bay lên.
- Trong sinh học, nhờ có áp suất mà rễ cây có thể vận chuyển được nước lên đến tận trên ngọn cây.
- Để đo được tốc độ bay cũng như tốc độ của dòng chảy.
- Xác định được tải ròng trên bức tường ống.
6. Các thiết bị đo áp suất
Để đo được áp suất, chúng ta cần sử dụng những thiết bị đo áp suất chuyên dụng và sau đây là một trong những thiết bị đo được sử dụng rộng rãi ngày nay:
Đồng hồ đo áp suất cơ học
Đồng hồ đo áp suất cơ học là thiết bị được sử dụng phổ biến để đo áp suất chất khí, lỏng, hơi,… và nó thường được lắp đặt trực tiếp trên hệ thống máy móc hoặc hệ thống đường truyền của chất lỏng. Một số loại đồng hồ đo áp suất phổ biến:
- Đồng hồ đo áp suất
- Đồng hồ đo áp suất mặt bích
- Đồng hồ áp suất đo chênh áp
- Đồng hồ đo chênh áp có dầu
Cảm biến đo áp suất
Cảm biến đo áp suất là thiết bị điện tử có nhiệm vụ thu tín hiệu áp suất và chuyển sang tín hiệu điện. Đây là thiết bị được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực liên quan về áp suất, dùng để đo ở những vị trí khó đo, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Nó được sử dụng trong nhiều nhà máy sản xuất để thông báo tín hiệu nhằm thực hiện điều khiển áp suất hợp lý.
Cảm biến áp suất kết hợp đồng hồ điện tử
Là thiết bị đo kết hợp giữa cảm biến áp suất với đồng hồ điện tử để hiển thị kết quả đo áp suất dạng số. Nhờ đó, người đo có thể đọc kết quả một cách nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ hiệu quả cho việc ghi chép, phân tích số liệu đo được.
Máy đo áp suất
Máy đo áp suất là thiết bị sử dụng cảm biến áp suất để làm đầu đo cho máy. Máy sẽ ghi lại các tín hiệu áp suất và chuyển nó sang tín hiệu điện. Sau đó chuyển về bộ xử lý tại thân máy và kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình. Hiện nay, có rất nhiều loại máy đo áp suất được kết hợp các tính năng hoạt động đa dạng giúp người đo thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
7. Những cách làm tăng – giảm áp suất
Cách để làm tăng áp suất
- Tăng áp lực tác động và giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.
- Tăng lực tác động theo hướng vuông góc và giảm diện tích bề mặt bị ép.
- Tăng diện tích bề mặt bị ép đồng thời giữ nguyên áp lực.
Cách để làm giảm áp suất
- Giảm áp lực (đo bằng van giảm áp ) tác động, vẫn giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.
- Giảm áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép.
- Giảm diện tích bề mặt bị ép đồng thời giữ nguyên áp lực.
Từ khóa » Cơ Học Chất Lỏng Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Cơ Học Chất Lỏng Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
CƠ HỌC CHẤT LỎNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Từ điển Việt Anh "cơ Học Chất Lỏng" - Là Gì?
-
Tiếng Anh Kỹ Thuật Về Cơ Học Chất Lỏng
-
'cơ Học Chất Lỏng' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
FSM định Nghĩa: Cơ Học Chất Lỏng Và Rắn - Fluid And Solid Mechanics
-
Cơ Học Chất Lỏng Tài Liệu Tiếng Anh
-
1 Trường Có Khóa Học Ngành Cơ Học Chất Lỏng - Hotcourses Vietnam
-
Vật Lý Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Số Reynolds – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Học Chất Lỏng (Vật Lý) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Kỹ Thuật Cơ Khí Động Lực (Transport Mechanical Engineering)
-
Áp Suất Chất Lỏng Là Gì? Áp Suất Chất Lỏng Bình Thông Nhau Có ứng ...