Áp Suất Là Gì? Tổng Hợp Các Công Thức Tính áp Suất ...

Tìm hiểu khái niệm áp suất là gì?
Tìm hiểu khái niệm áp suất là gì?
Áp suất là gì? Tổng hợp các công thức tính áp suất là công thức liên quan5 (100%) 1 vote

Áp suất là một trong những thuật ngữ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như: áp suất khí quyển, áp suất thẩm thấu, áp suất lốp xe ô tô,… Tuy nhiên để hiểu được áp lực hay áp suất là gì thì chắc chắn không phải ai cũng nắm được một cách đầy đủ nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chính

  • Khái niệm áp suất là gì?
  • Áp lực là gì?
  • Công thức tính áp lực
  • So sánh áp lực và áp suất
  • Hiện nay có các loại áp suất nào? Cách tính áp suất đó ra sao?
    • Áp suất riêng phần
    • Áp suất chất lỏng
    • Áp suất chất rắn
    • Áp suất tuyệt đối
    • Áp suất thẩm thấu
    • Áp suất dư

Khái niệm áp suất là gì?

Trong vật lý học, áp suất được hiểu là lực tác dụng vuông góc lên diện tích bị ép. Thông thường diện tích tiếp xúc càng nhỏ thì sẽ sinh ra áp suất càng lớn và áp suất được ký hiệu bằng P ( P là tên của nhà toán học, vật lý người pháp Pascal).

Tìm hiểu khái niệm áp suất là gì?
Tìm hiểu khái niệm áp suất là gì?

Tham khảo: Hiệu suất là gì? Cách tính hiệu suất

Áp lực là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì áp lực là một lực tác động lên một diện tích bề mặt của một vật. Hay tạo ra một lực ép vuông góc với mặt chịu lực và khi nói về áp lực người ta thường nói về cường độ, độ lớn. Áp lực sử dụng đơn vị đo là N ( Newton), hoặc ký hiệu là F.

Trong cuộc sống, bạn có thể bắt gặp áp lực ở mọi lúc, mọi nơi. Đơn giản như khi bạn đứng lên nền nhà, khi đó bạn đã tạo ra một áp lực vuông góc xuống nền bằng chính trọng lượng cơ thể của mình.

Công thức tính áp lực

Để tính được áp lực một cách chi tiết và chính xác nhất, bạn có thể áp dụng theo 2 công thức tính lực ép, áp lực như sau:

Các công thức tính áp lực, lực ép
Các công thức tính áp lực, lực ép

Fa = F/A Trong đó:

F: là ký hiệu của lực

A: là diện tích bề mặt.

F = p.S Trong đó:

p: ký hiệu của áp suất

S là diện tích chịu lực. 

Trong công thức này, quy định chuyển đổi là 1kg = 10N.

So sánh áp lực và áp suất

Rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa định nghĩa áp suất và áp lực. Tuy nhiên, trên thực tế là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như: Số đo của áp suất sẽ bằng với độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.

Nói đơn giản hơn thì áp lực là cường độ, độ lớn của một vật tác động lên bề mặt diện tích. Còn áp suất là tỷ số tác dụng của áp lực lên diện tích bị ép.

Hiện nay có các loại áp suất nào? Cách tính áp suất đó ra sao?

Trên thực tế, áp suất được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có  một công thức tính riêng, cụ thể như:

Phân loại áp suất và các công thức liên quan
Phân loại áp suất và các công thức liên quan

Áp suất riêng phần

Áp suất riêng phần được hiểu là áp suất của chất khí, khi nó là một trong những thành phần hỗn hợp khí, nó được ký hiệu là (pi). Công thức tính như sau:

pi = xi*p Trong đó:

pi: Ký hiệu của áp suất riêng phần

xi: Ký hiệu của phân mol xi trong hỗn hợp khí.

p: Ký hiệu của áp suất toàn phần

Áp suất chất lỏng

Trước khi đi vào áp dụng công thức tính thì bạn phải nắm được định nghĩa áp suất chất lỏng là gì? Trong vật lý học, đây là một lực đầy của chất lỏng được truyền qua các đường ống. Áp suất chất lỏng này sẽ phụ thuộc vào lực đẩy, lực càng nhanh thì áp suất càng mạnh và ngược lại.

Cách viết công thức tính áp suất chất lỏng như sau: 

p = d.h Trong đó:

p là áp suất ở đáy cột chất lỏng cần đo.

d là trọng lượng riêng của chất lỏng

h là chiều cao của cột chất lỏng.

Ngoài ra công thức tính áp suất chất khí cũng áp dụng theo công thức của chất lỏng này. Tuy nhiên đơn vị đo người ta sẽ đổi sang thành mmHg.

Áp suất chất rắn

Cũng như chất lỏng, trước hết bạn cần phải biết được áp suất chất rắn là gì? Sau đó mới thể áp dụng được vào công thức để cho ra một kết quả chính xác. 

Áp suất chất rắn là áp lực mà chất rắn tác dụng lên bề mặt đơn vị diện tích. Công thức tính như sau:

P = F/S Trong đó:

P: áp suất chất rắn

F: Áp lực 

S: Diện tích bề mặt

Áp suất tuyệt đối

Đây là dạng tổng áp suất gây ra bởi toàn bộ khí quyển vào cột chất lỏng tác dụng lên điểm ở trong lỏng. Hay nói cách khác, đây là áp suất tiêu chuẩn so với môi trường chân không 100%. Công thức tính như sau:

p = pa + pd Trong đó:

pa là áp suất khí quyển.

pd là áp suất tương đối, hay còn gọi là áp suất dư.

Áp suất thẩm thấu

Theo định nghĩa về áp suất thẩm thấu thì đây là hiện tượng dung môi thẩm thấu sang dung dịch khác thông qua màng bán kết. Áp suất này được tính bởi công thức:

P = R*T*C Trong đó:

P: áp suất thẩm thấu, được tính theo đơn vị atm.

R: Hằng số  và được quy định là 0,082

T: Nhiệt độ tuyệt đối, thường được áp dụng theo công thức 273 + t°C.

C: nồng độ của dung dịch và được tính theo nồng độ phân tử gam/lít.

Áp suất dư

Áp suất này còn có tên gọi khác là áp suất tương đối, được hiểu là áp suất ở một điểm trong chất lỏng và chất khí. Người ta thường lấy áp suất khí quyển xung quanh làm mốc để đo. Công thức tính:

pd = p – pa Trong đó:

p: áp suất tuyệt đối

pa: áp suất khí quyển.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về áp lực, áp suất là gì và những công thức tính liên quan. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn khái quát được lại toàn bộ áp dụng một cách chính xác nhất. 

Từ khóa » Công Thức Tính áp Suất Tuyệt đối