TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC MÔN CƠ LƯU CHẤT

A. Chương 2:[C2_P1]

1. Tính áp suất: xét 2 điểm A và B nằm trong một khối chất lỏng liên tục (đồng nhất). A là điểm ở bên trên, B là điểm ở bên dưới, h là độ sâu của điểm B đối với A.

CT_ASTTinh                                                                    (2.1)

 γ: trọng lượng riêng của chất lỏng (nước: 9.810 N/m3);

pA : Áp suất tại điểm A (tính theo áp suất dư hoặc áp suất tuyệt đối); đơn vị là Pa (Pascal; Pa = N/m2).

pB : Áp suất tại điểm B (áp suất dư hay áp suất tuyệt đối tùy thuộc vào pA);đơn vị là Pa (Pascal; Pa = N/m2).

h : độ sâu của điểm B so với điểm A; đơn vị là m (mét).

Lưu ý quan trọng[C2_P1.1]:

  1. Chất lỏng ở trạng thái cân bằng: tuyệt đối (đựng trong bình đặt trên mặt đất); tương đối (đặt trong thang máy chuyển động thẳng đứng, khi đó ta cần tính gia tốc biểu kiến g’, xem bài đăng trước; chuyển động thẳng nằm ngang với gia tốc không đổi a, dùng gia tốc quán tính a’ vẽ vectơ g’ tổng hợp 2 vectơ g và a’, lấy trường trọng lực biểu kiến ứng với gia tốc là g’ để tính toán như tĩnh tuyết đối (có phương nghiêng: xem thêm trong tài liệu CLC, chương 2 trên mạng).
  2. Nếu muốn tính áp suất điểm trên so với điểm bên dưới, ta có thể viết: pA = pB – γ.h.
  3. A và B nằm trong một khối chất lỏng, không gián đoạn. Nếu như có nhiều khối chất lỏng, chất khí nối tiếp nhau, ta cần phải chọn các điểm trung gian nằm trên mặt phân cách (xem như nằm trong 2 chất lỏng, nên có thể tính chuyền từ chất lỏng này sang chất lỏng khác).
  4. Áp suất các điểm trong khối khí cô lập (không tiếp xúc khí trời) có thể được xem là bằng nhau; áp suất điểm trên mặt thoáng tiếp xúc khí trời có giá trị áp suất dư là 0.
  5. Để tính áp suất trong các bài toán, điều quan trọng nhất là phải xuất phát từ điểm biết giá trị áp suất: là điểm trên mặt thoáng tiếp xúc với khí trời, có áp suất dư bằng 0.
  6. Đối với 2 chất lỏng (giống hoặc khác nhau) tiếp xúc cùng khối khí cô lập, ta chọn 2 điểm trên 2 bề mặt tiếp xúc khối khí để làm trung gian. Chúng có giá trị áp suất bằng nhau.
  7. Khi tính toán, hai điểm A và B nằm trong chất lỏng nào thì phải lấy trọng lượng riêng của chất lỏng đó.
  8. Tất cả các điểm nằm trên mặt thoáng, tiếp xúc khí trời đều có giá trị như nhau, với áp suất dư bằng 0.
  9. Áp suất tuyệt đốip(tđ) = p(dư) + pa (áp suất khí trời).
  10. Giá trị áp suất khí trời: pa ≈ 10,14 m (H2O) ≈ 0,76 m(Hg) = 101.396 (Pa).
  11. Trong các bài toán thường nên dùng áp suất dư để tính, sẽ làm cho việc tính toán dễ hơn. Sau khi có kết quả, ta chuyển đổi ra áp suất tuyệt đối theo công thức nêu ở câu 9 và 10, hoặc là giá trị do đề toán cho.

Những phần tiếp theo thầy sẽ tải lên sau.

Thân chào em

Thầy

DATECHENGVN GROUP.

Từ khóa » Công Thức Tính áp Suất Tuyệt đối