Apple - Bậc Thầy Của Chiến Lược Marketing Truyền Miệng

Apple được coi là hãng đi đầu tại thị trường công nghệ hiện tại với sự bắt đầu không thể hoàn hảo hơn từ năm 2007. Qua từng thời kỳ thì Apple vẫn luôn là một hãng “chất” và được coi là hình mẫu để các thương hiệu khác noi theo. Nhờ có một chiến lược marketting độc đáo đã đưa tên tuổi của Apple trở thành thương hiệu đắt giá thứ 2 thế giới chỉ sau Google. Hãy cùng VIETADSCông ty thiết kế web Hải Phòng tìm hiểu về chiến lược marketing truyền miệng đã mang lại thành công như thế nào cho Apple nhé.

Apple - Thương hiệu nổi tiếng thế giới với logo hình quả táo "cắn dở"

Hành trình hoàn thiện của Apple để trở thành thương hiệu của sự “ hoàn hảo”

Ngược về quá khứ cách đây hơn hai thập kỷ, có lẽ không nhiều người biết rằng Apple đã suýt phá sản và có thời gian khủng hoảng thất bại. Steve Jobs rời Apple vào năm 1985, ông đã bị đuổi tại chính nơi mà ông tạo ra, những khoảng 10 năm sau ông đã trở lại và mọi chuyện bắt đầu chính từ đây.

Hình ảnh Steve Job cùng chiếc iPhone đầu tiên trên sân khấu hội trường Steve Jobs Theater

Sau khi trở lại, ông chính là người đặt nền móng cho sự phát triển và hình thành ý tưởng tạo nên mẫu điện thoại mà bây giờ phải đến hơn 90% số người nhận diện được thương hiệu của Apple. Sự ra mắt của Iphone 2G vào năm 2007 đã đánh dấu bước ngoặt, Apple đã cho thế giới thấy định nghĩa hoàn toàn khác về điện thoại là như thế nào và trải nghiệm màn hình cảm ứng hoàn hảo ra sao. Sau đó là sự phát triển thần kỳ với sự ra mắt của các dòng điện thoại như:

  • 2008: Iphone 3G
  • 2009: Iphone 3GS
  • 2010: Iphone 4G
  • 2011: Iphone 4GS
  • 2012: Iphone 5
  • 2013: Iphone 5S/5C
  • 2014: Iphone 6/ 6 plus
  • 2015: Iphone 6S/ 6S plus
  • 2016: Iphone SE/ 7/ 7 plus
  • 2017: Iphone 8/ 8 plus/ X

Gần đây nhất là màn chào sân của Iphone XS vào ngày 12/9 với sự theo dõi của hàng triệu fan hâm mộ toàn thế giới hướng về hội trường “Steve Jobs threater”. Apple nổi danh với một chiến lược Marketing chạm đến sự hoàn hảo và để có được chỗ đứng như bây giờ thì những bước đi của Apple thực sự khiến các Marketer phải khâm phục. Hãng được coi là hoàn hảo trong mọi quy trình và chiến lược Marketing của Apple không phải là ngoại lệ.

Apple trình làng hai siêu phẩm mới iPhone XS và iPhone XS Max

Xem thêm: Những Status Bán Hàng Online Hay Kiếm Ngay Trăm Đơn Mỗi Ngày!

Marketing truyền miệng – Chiến lược marketing không cần phải quảng cáo!

Có thể hiểu đơn giản rằng, marketting tuyền miệng WOMM là hình thức giao tiếp giữa người với người “Consumer to Consumer” (C to C) trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, email, diễn đàn, blog, mạng xã hội,… Từ đó, các thông tin được “truyền tai nhau” một cách nhanh chóng trong cộng đồng. Một số hình thức WOMM như: marketing bằng tin đồn, marketing lan truyền, marketing cộng đồng, marketing sắp đặt, marketing trên trang cá nhân…

Marketing truyền miệng là chiến lược trọng yếu của Apple từ nhiều năm nay. Chính vì thế, đã từ lâu, họ không còn phải chi quá nhiều tiền cho việc quảng bá sản phẩm mới nữa. Dựa vào chiến lược này, Apple khiến cho người dùng luôn sốt sắng và mong chờ sản phẩm mới của Apple.

Apple – Bậc thầy marketing truyền miệng

Không cần phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới của Apple. Báo chí và social media ra sức khai thác thông tin về chiếc Iphone mới. Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng.

Bên cạnh đó, các chương trình truyền hình, phim điện ảnh hay MV của các ca sĩ vẫn chuộng sử dụng sản phẩm của Apple. Bởi trong tay những ngôi sao luôn là chiếc Iphone đời mới cộng với tiếng chuông đặc trưng khiến người tiêu dùng rất dễ nhận dạng. Vô hình chung, Apple luôn được quảng cáo miễn phí mà không phải mất công đi năn nỉ bất cứ bên nào! Vậy nên, không thể phủ nhận rằng Apple là bậc thầy của chiến lược marketing truyền miệng.

Quảng cáo dựa vào chính trải nghiệm của khách hàng

Trên thị trường hiện nay thật dễ dàng nhìn thấy có thể nhìn thấy nhiều doanh nghiệp sử dụng quảng cáo PPC với Google hay Facebook. Không thể phủ nhận những hình thức này đem lại hiệu quả cực kỳ cao cho các hãng, nhưng đối với Apple thì không phải lúc nào ông lớn cũng sử dụng phương thức này. Trên thực tế, hai chiến lược Marketing trong chiến lược của Apple đối với sản phẩm Iphone và các sản phẩm khác là: Vị trí sản phẩm và tiếng vang được tạo ra từ phản ứng tích cực của khách hàng.

Cái hay trong chiến lược Marketing của Apple chính là dùng chính những trải nghiệm của những người có ảnh hưởng để cho khách hàng thấy sản phẩm của họ hoàn hảo đến mức nào. Không giống như những thương hiệu khác khi sử dụng người nổi tiếng một cách chỉ để quảng cáo. Nhưng với Apple thì khác, cách xây dựng thương hiệu của Apple hướng đến những thứ tự nhiên nhất khi thuyết phục những người ảnh hưởng rằng sản phẩm của họ đem đến trải nghiệm tuyệt vời và những chia sẻ của họ trên mạng xã hội thu hút những người theo dõi, điều này sẽ giúp Apple thu lại được lượng khách hàng tiềm năng lớn từ sự chứng thực của những người nổi tiếng.

Chiến lược marketing của Apple – Quảng cáo dựa vào trải nghiệm của khách hàng

Hơn thế nữa, phương tiện truyền thông của Apple – “Word of Mouth” dù là phương thức truyền thống nhưng nó lại được Apple xử lý hết sức thành công. Những trải nghiệm miễn phí cho người dùng cũng được hãng chú tâm đến, vì theo như nghiên cứu từ Nielsen thì niềm tin người tiêu dùng trong Marketing cho thấy:

  • 92% người tiêu dùng tin tưởng những lời khuyên từ bạn bè, người thân trong gia đình
  • 70% người tiêu dùng tin tưởng từ những người tiêu dùng khác đã sử dụng qua sản phẩm

Chỉnh bởi lý do này mà đem đến cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm trước khi mua, hãng đã chứng minh rằng sản phẩm của hãng là tốt nhất và đủ để thỏa mãn khách hàng. Những chân lý về “chủ nghĩa hoàn hảo” được Apple đưa vào chiến lược kinh doanh quốc tế của Apple một cách hoàn hảo nhất,

Theo bảng xếp hạng do hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Millward Brown thực hiện vào năm 2014, Apple đã bị Google soán ngôi thương hiệu đắt giá nhất thế giới sau 3 năm liên tiếp giữ ngôi quán quân. Thành công của Apple chính là kết quả hoàn hảo của chiến lược marketing truyền miệng khôn ngoan và “chạm” tới từng khách hàng. Đây cũng chính là hình mẫu lý tưởng mà tất cả các thương hiệu trên thế giới mong muốn noi theo.

Từ khóa » Chiến Lược 7p Của Apple