B2C Là Gì? Phân Biệt Mô Hình Kinh Doanh B2C Và B2B - Nef Digital

Doanh nghiệp hình thành cần xác định rõ về mô hình để xây dựng và phát triển hiệu quả, đúng hướng. Hiện nay, khá nhiều mô hình kinh doanh được tạo ra, với những đặc điểm khác nhau mà chính doanh nghiệp, người khởi nghiệp cần hiểu rõ để thực thi chiến lược phù hợp.

B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C khác biệt như thế nào với B2B? Chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm về mô hình kinh doanh cơ bản hiện nay.

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • Hiểu về mô hình kinh doanh B2C là gì?
    • B2C là gì?
    • Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C
  • Phân loại mô hình kinh doanh B2C
  • So sánh sự khác biệt của mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?
  • Kinh nghiệm bán hàng B2C chuyên nghiệp
  • Công Ty CP. Nef Digital

Hiểu về mô hình kinh doanh B2C là gì?

Hoạt động bán hàng ra đời từ rất lâu, dựa trên quy luật Cung – Cầu, phát triển của con người và xã hội. Nền kinh tế phát triển, nhiều mô hình kinh doanh được hình thành phù hợp, linh hoạt với từng bộ phận, đối tượng. Thuật ngữ B2C được nhắc đến nhiều nhưng ít ai nắm rõ đặc điểm và hiểu được B2C là gì?

B2C là gì?

Trước tiên, bạn đọc cần hiểu về B2C là gì? B2C là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Business to Customer. Thuật ngữ mô tả hoạt động giao dịch, mua – bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, hay lĩnh vực bán lẻ.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp B2C thực hiện trực tiếp quá trình bán sản phẩm/ dịch vụ đến người tiêu dùng cá nhân.

Mô hình kinh doanh B2C mô tả các doanh nghiệp bán lẻ, hộ kinh doanh tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp. Đồng thời cũng tiếp nhận những phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng.

Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C

Có thể thấy, mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất hiện nay và đóng vai trò cốt lõi, quan trọng trong giao dịch, mua bán hàng hóa.

Doanh nghiệp phát triển theo mô hình B2C tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tư vấn người tiêu dùng chọn mua sản phẩm, tương tác, hỗ trợ khách hàng, nhận phản ánh từ khách hàng.

Doanh nghiệp B2C theo hướng truyền thống có thể kể đến như: cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, gian hàng… Với sự phát triển của thương mại điện tử, công nghệ số, B2C bán hàng trực tuyến qua chợ điện tử, shop online, website hay mạng xã hội…

Mô hình B2C bán tất cả các loại mặt hàng đáp ứng nhu cầu cá nhân, tiêu dùng hàng ngày, xe cộ, bất động sản, vàng… Người dùng cần gì cho hoạt động sống, sinh hoạt, giải trí? B2C sẽ đáp ứng và cung cấp trực tiếp cho khách hàng cuối cùng.

Các doanh nghiệp phát triển và tạo ra doanh số phụ thuộc và B2C cần phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.

Điều này đảm bảo khách hàng sẽ quay trở lại và lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, cửa hàng thay vì đối thủ. Doanh nghiệp B2C cần đưa ra các chiến dịch marketing, tiếp thị hướng đến cảm xúc và trải nghiệm khi mua hàng của người tiêu dùng.

Mô hình B2C
Mô hình B2C

Phân loại mô hình kinh doanh B2C

Mô hình kinh doanh B2C phát triển, là một phần không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế, mô hình B2C được chia thành nhiều loại để phân phối hàng trực tiếp đến người tiêu dùng:

  • Người bán hàng trực tiếp – Mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất hiện nay. Người tiêu dùng sẽ trực tiếp mua hàng tại các quầy hàng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ, bách hóa, siêu thị…
  • Trung gian trực tuyến – Những người không thực sự sở hữu sản phẩm/ hàng hóa mà là đối tượng kết nối giữa người bán và người tiêu dùng.
  • Mô hình B2C dựa trên quảng cáo – Mô hình sử dụng các nội dung miễn phí, cho phép người tiêu dùng truy cập vào 1 trang web. Số lượng khách hàng truy cập vào trang web sử dụng để bán hàng, cung cấp dịch vụ, quảng cáo…
  • Mô hình B2C dựa trên cộng đồng – Dựa trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, instagram, zalo… để tạo ra một cộng đồng cho phép người bán lẻ, tiếp thị và bán hàng trực tiếp đến khách hàng.
  • Mô hình B2C dựa trên phí – Dựa trên nền tảng trực tuyến website, thu phí khách hàng để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ trên website đó. Một phần được miễn phí nhưng sẽ có hạn chế. Người dùng muốn trải nghiệm dịch vụ cao hơn cần trả phí.

So sánh sự khác biệt của mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?

Mô hình kinh doanh B2C và B2B phổ biến, tạo nên nền kinh tế thị trường, vận hành như hiện nay. Hai mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt, với đặc điểm khác nhau. Người làm kinh doanh cần phân biệt rõ B2C và B2B.

Nếu B2C là bán lẻ trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng thì mô hình B2B là doanh nghiệp bán hàng/ dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Khách hàng của B2B là doanh nghiệp. Sự khác biệt của B2C và B2B được thể hiện cụ thể ở:

  • Khối lượng hàng hóa giao dịch – B2C với số lượng hàng hóa nhỏ, cho nhu cầu cá nhân. Trong khi, mô hình B2B giao dịch với số lượng hàng hóa lớn gấp nhiều lần.
  • Quy trình giao dịch – B2C có quy trình giao dịch đơn giản, diễn ra nhanh chóng, khách hàng thanh toán tiền và nhận hàng. Trong khi, B2B có quy trình giao dịch phức tạp, qua nhiều bước trung gian, thời gian ngắn. Với mô hình B2B, yêu cầu doanh nghiệp cần trải qua một quá trình dài đàm phán, thương lượng giá, xây dựng lòng tin với khách hàng lâu dài, thời gian giao dịch dài hơn.
  • Tiếp cận khách hàng – Doanh nghiệp B2C tiếp cận khách hàng với data dữ liệu lớn, có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Trong khi, doanh nghiệp B2B tiếp cận khách hàng, yêu cầu kỹ năng cao trong thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm/ dịch vụ của đơn vị.
  • Giá trị thu về trong mỗi giao dịch: Giá và lợi nhuận thu về sau mỗi giao dịch B2C sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với B2B. Bởi số lượng hàng hóa của B2B lớn và giá trị đơn hàng lớn hơn nhiều so với B2C.
  • Điều kiện tạo nên giá trị thương hiệu: B2C là quảng cáo và khuyến mại tốt. Trong khi với B2C, yêu cầu xây dựng mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau.

Kinh nghiệm bán hàng B2C chuyên nghiệp

Mô hình bán hàng B2C là bước cuối cùng trong chu trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây là mô hình cốt lõi, tạo nên doanh số của các doanh nghiệp và sự vận hành của nền kinh tế. Làm thế nào để bán hàng theo mô hình B2C chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả?

Nhân viên bán hàng B2C chuyên nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí sau, để nâng cao doanh số bán hàng, tiếp cận khách hàng hiệu quả:

  • Người bán hàng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, xử lý tình huống để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình bán hàng. Người bán tạo tâm lý thoải mái, tạo cảm xúc tốt với người tiêu dùng sẽ giúp người mua dễ dàng đưa ra quyết định thanh toán.
  • Người bán hàng cần hiểu về sản phẩm/ dịch vụ cung cấp. Đây là bước rất quan trọng tạo nên lòng tin và sự lựa chọn của người dùng khi đang còn băn khoăn.
  • Người bán hàng cần nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả, xác định được insight người tiêu dùng, để tư vấn, kích thích mua hàng. Mỗi người dùng đều có thể là khách hàng tiềm năng, quan trọng là việc khơi gợi nhu cầu mua hàng.

Mô hình bán hàng B2C mang lại lợi nhuận trực tiếp, thúc đẩy thị trường kinh tế, sản xuất phát triển. Bán hàng B2C chuyên nghiệp, hiệu quả là một kỹ năng, tiếp cận khách hàng hiệu quả, kích thích lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được B2C là gì? Đặc điểm và sự khác biệt với B2B trong kinh doanh.

Trân trọng cảm ơn!

Công Ty CP. Nef Digital

  • VPGD: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email: Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn

Từ khóa » đặc điểm Mô Hình Kinh Doanh B2c Là Gì