Mô Hình B2C Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Mô Hình B2C Và B2B Là Gì?

B2C là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong kinh doanh và Marketing. Mọi người vẫn thường hay nhắc tới những thuật ngữ liên quan như công ty B2C, Marketing B2C, các trang web thương mại điện tử B2C. Vậy B2C là gì? B2B khác với B2C như thế nào? Những gì Marketing B2B có thể học hỏi từ Marketing B2C? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Mô hình B2C là gì?

Mô hình kinh doanh B2C là gì? B2C (Business to customer) là một hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng. Các giao dịch mua bán lúc này có thể diễn ra trên mạng internet. Tất nhiên khách hàng ở đây là các cá nhân mua hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường. Có nghĩa là họ sẽ không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo. Đây là một mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta. Ví dụ bạn lên mạng và mua một bộ quần áo từ một shop thời trang online, đó chính là mô hình kinh doanh B2C. Hoặc bạn mua điện thoại từ một cửa hàng online về sử dụng, đó cũng chính là mô hình B2C.

Để kinh doanh theo mô hình này thì doanh nghiệp, công ty, cửa hàng có cần thiết kế một kênh bán hàng trực tuyến. Nó có thể là thiết kế website bán hàng, lệnh fanpage bán hàng, hoặc bán hàng trên Zalo. Do tính chất khá đơn giản, không yêu cầu cao về kỹ thuật cũng như tính chất pháp lý, đàm phán. Cho nên hầu hết doanh nghiệp, cửa hàng nào cũng chọn B2C là mô hình kinh doanh chính của mình.

Mô hình B2B là gì?

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) nghĩa là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các hoạt động giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên sàn thương mại điện tử, hoặc các kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Khi nào gọi là mô hình kinh doanh B2B? Đó là khi một khách hàng mua hàng của một doanh nghiệp. Lúc này công ty sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó để kinh doanh bán lại cho khách hàng là người dùng cuối.

Khách hàng trong mô hình B2B ở đây không phải là một cá nhân, mà là một công ty, một doanh nghiệp hay cửa hàng. Do đó có thể giá trị của hợp đồng, đơn hàng thường là rất lớn. Lúc này không thể giao dịch ngay trên sàn thương mại điện tử hoặc kênh thương mại điện tử riêng. Mà họ bắt buộc phải ký hợp đồng ở bên ngoài (trong trường hợp cần thiết).

Xem thêm:

  • Cách để có thể xây dựng kênh Marketing B2B cho doanh nghiệp
  • Một số chiến lược Marketing ngày lễ dành cho doanh nghiệp B2B

So sánh sự khác nhau giữa B2B và B2C

1.Đối tượng hướng tới của các giao dịch:

B2C hướng tới các giao dịch tới các khách hàng cá nhân (Individual Customer). Trong khi đó, B2B hướng tới các khách hàng doanh nghiệp (Business Customer).

2. Đặc điểm về đơn hàng:

Các đơn hàng của giao dịch B2B có thể mang chủng loại hàng hóa ít nhưng khối lượng có thể rất lớn so với đơn hàng trong B2C. Thêm vào đó, B2B có sự mua lặp lại cao với phương thức định giá linh hoạt hơn so với B2C.

3. Đặc điểm về thanh toán:

Trong khi, giao dịch B2C (ở mức phát triển cao) chủ yếu dùng phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng vì giá trị của các giao dịch không lớn. Nhưng trong giao dịch B2B thì phương thức thanh toán này ít được sử dụng. Mà thay vào đó là các phương thức chuyển khoản giữa các doanh nghiệp (dựa trên nền tảng công nghệ như e-banking)

4. Phương thức tìm kiếm thông tin:

Trong B2C, các catalogue điện tử thường xuyên được sử dụng và là một phương thức sử dụng chính của các website. Trong khi đó, B2B có phương thức sử dụng đa dạng hơn ngoài catalogue điện tử . Thay vào đó, các đơn đặt hàng có thể căn cứ vào số hiệu (mã) bộ phận hoặc theo một cấu hình nhất định. Theo đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thành phần, thương lượng giá một cách dễ dàng hơn.

5. Phương thức giao dịch:

Giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác (B2B) thường sẽ được tiến hành thông qua các mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị gia tăng (VAN) qua phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn, chính xác cao. Trong khi đó, Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) được tiến hành qua những phương tiện đa dạng hơn rất nhiều và có nhiều mức độ an toàn trong giao dịch (từ thấp lên cao). Chẳng hạn như, giao dịch qua Internet có hoặc không có sự bảo mật đường truyền; giao dịch qua ATM; giao dịch qua mobile… Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ vào hệ thống của khách hàng.

Trái lại các công ty khi bán hàng cho doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng với doanh nghiệp mua hàng. Nếu hiểu rõ hành vi của các nhóm khách hàng trong quá trình ra quyết định mua hàng, chúng ta sẽ có những quyết định marketing trên thương mại điện tử hiệu quả hơn.

Những điều mà B2B có thể học hỏi từ B2C là gì?

Các công ty B2C từ lâu đã hoạt động trong lĩnh vực Marketing truyền thông xã hội. Các doanh nghiệp B2B (Business To Business – các công ty có các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức) đang nhanh chóng nhận ra rằng việc sử dụng Marketing truyền thông xã hội là rất quan trọng để tìm kiếm và thu hút khách hàng. Đôi khi B2B cần phải học hỏi những kinh nghiệm Marketing từ các công ty B2C.

Việc đầu tiên trong số một loạt bài học mà các Marketer B2B khác có thể học hỏi từ chiến thuật và chiến lược của các công ty B2C là một quy tắc quan trọng về Marketing: Mỗi người mua và mỗi người bán cũng là người tiêu dùng.

Jeremy Durant – Trưởng bộ phận kinh doanh của Công ty truyền thông tiếp thị B2B có tên là Bop Design cho biết: “Trước khi chúng tôi Marketing cho các doanh nghiệp, chúng tôi là người tiêu dùng đầu tiên. Chúng tôi cũng có cuộc sống cá nhân và cũng đang mua hàng hóa và dịch vụ, xây dựng và giữ mối quan hệ cho cuộc sống. Các Marketer B2B có thể thất bại vì không lưu ý rằng cảm nhận từ khách hàng tiềm năng và khách hàng là người tiêu dùng đầu tiên là quan trọng nhất.”

Xem thêm:

  • Định nghĩa B2B là gì? 4 mô hình B2B phổ biến nhất hiện nay
  • Mô hình 7P trong Marketing là gì ?
  • Marketing Automation là gì? Hướng dẫn 4 bước gửi Email tự động

Một sai lầm phổ biến mà các Marketing B2B thực hiện là tập trung quá nhiều vào các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Chứ họ không tập trung vào lợi ích về cảm xúc của khách hàng. Các công ty B2C hiểu rằng mọi người thường mua hàng vì cảm xúc nhiều hơn là các tính năng được liệt kê.

Khi bạn bán hàng trên các tính năng, người mua thường nhạy cảm về giá hơn. Các nhà tiếp thị B2B cần nhắc nhở mọi người về các lợi ích chính liên quan đến các dịch vụ của họ. Ví dụ như giảm căng thẳng, rõ ràng, tập trung và tiết kiệm thời gian.

Một bài học quan trọng khác để lấy từ mô hình B2C là việc xây dựng thương hiệu. Chiến thuật xây dựng thương hiệu như tài trợ sự kiện, quảng cáo ngoài trời và quảng cáo hiển thị hình ảnh, giúp xây dựng nhận thức về thương hiệu, có thể giúp tạo mối quan hệ xây dựng và tạo khách hàng lâu dài là điều cần thiết khi xây dựng thương hiệu cho cả công ty B2C và công ty B2B. Như vậy, trên đây là khái niệm về mô hình thương mại điện tử B2C là gì cũng như sự khác biệt giữa B2C và B2B. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Học Viện GURU

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.

  • Tham khảo các gói chạy Facebook Ads tại adsplus.vn
  • Tham khảo các gói chạy Google Ads tại adsplus.vn

Từ khóa » đặc điểm Mô Hình Kinh Doanh B2c Là Gì