B41, RPG-7, РПГ-7

B41, RPG-7, РПГ-7

<< < (7/47) > >>

mig19farmer: Trích dẫn từ: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 03:00:31 pmLiều lõm mở rộng có tấm tích năng lượng.Tặng bác quả ảnh khác cho máu.Bác phân tích tá lả quá, em trình còi chả hiểu nổi mấy kiểu phân loại nhà bác. Em chỉ biết cái giống EFP này nguyên lý khác hẳn cái giống HEAT của RPG. Bác cho em hỏi đầu đạn của ĐKZ-82 (B-10) là góc rộng hay hẹp. Và tại sao bác xếp đầu đạn M-72 vào lớp góc nòng súng gì gì đó của bác. Em dốt nát nhưng thấy nó có khác quái B-41 gì đâu.

huyphuc1981_nb: Trời đất.Đạn M72 mình nhớ không nhầm thì có góc mở 40-50 độ, bạn thử lấy thước đo độ ra đo cái hình cắt đi. Đạn B40, B41, PanzerFaust lên đến 75-90 độ. Mình vẫn bảo người ta quan niệm góc 60 độ là phân biệt rộng hẹp mừ.M72 có cơ chế truyền phản ứng nổ thô sơ hơn cả B40. Cơ chế này của B40 đã gần giống B41, chỉ có điều mạch truyền phản ứng nổ của B40 chưa trở thành liều nổ lõm khỏi động như RPG-7V và RPG-7VM thôi. Tuy nhiên, M72 và B41 dùng thuốc nổ tiên tiến hơn B40 nhiều. Nếu bạn xem lại mặt cắt của M72 thì thấy thành chữ V của nó rất dầy, đây là cơ chế ống nòng súng hay dùng cho đạn pháo. M72 có kiểu ống nòng súng rất điển hình.Nói đùa chút thôi, đã là kiểu nòng súng như M72 thì không lắp trạm truyền nổ như B40. Điểm khác biệt về yêu cầu truyền nổ như mình đã nói, liều lõm kiểu nòng súng kích nổ dần từ đỉnh chữ V lên, kiểu mở rộng như B40 và B41 mới cần trạm truyền nổ đặc biệt để toàn bộ mặt chữ V kích nổ cùng lúc.http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.50Trong số các đạn B41 có đạn PG-7VR, PG-7VL là có góc mở lớn nhất. Đạn PG-7VM mới trông thì có thể đánh giá nó là góc mở hẹp, nhưng thực ra là kiểu kết hợp, mình đã nói trên. Góc mở của liều chính có thể hơi hẹp, nhưng có liều phụ làm phản ứng của nó ngắn lại bằng khối khí vận tốc lớn do liều mồi tạo ra. Kiểu nhiều tầng này được áp dụng khá nhiều trong các đạn Liên Xô hồi 1970, kể cả đạn pháo. Đạn PG-7VR có sức công phá gần như RPG-29, nhưng tầm bắn hiệu quả thấp (200 mét so với 450 mét).Mấy cái nữa bạn ví dụ có cơ chế nổ kiểu mìn claymore. Nó là một mặt phẳng hơi lõm truyền sóng nổ đi xa, sát thương phá nhẹ chứ không hội tụ khoan. Cũng như mìn claymore, đội này dùng làm mìn ven đường tốt phết, chống được car.Một số hình thì mình không rõ, hình như là mìn lõm chống xe cộ gì đó, hay là mìn ven đường ?????

mig19farmer: Trích dẫn từ: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 11:32:28 pmMấy cái nữa bạn ví dụ có cơ chế nổ kiểu mìn claymore. Nó là một mặt phẳng hơi lõm truyền sóng nổ đi xa, sát thương phá nhẹ chứ không hội tụ khoan. Cũng như mìn claymore, đội này dùng làm mìn ven đường tốt phết, chống được car.Một số hình thì mình không rõ, hình như là mìn lõm chống xe cộ gì đó, hay là mìn ven đường ?????Mìn vệ đường đấy ạ. Vậy cái giống góc rộng có tấm chắn nặng của bác không phải cái giống này ạ. Em nghe bác tả em cứ tưởng chính là nó chứ. Cũng là văng tấm chắn nặng ra mà.Mà sao người ta lại chôn con này vệ đường nhỉ, sao không đào đất chôn chổng ngược đánh gầm có tốt không, xe giời thì gầm cũng không thể chịu được. EM thấy ngạc nhiên là chưa tìm thấy tài liệu nói về mình phóng đánh gầm xe (chỉ có đánh sườn xe). Tưởng tượng 1 đầu đạn RPG-2 lắp đuôi và liều đạn cối 82, đặt trong 1 ống thép mỏng, kích hoạt bằng ngòi cảm ứng từ khi có xe bò trên đầu, đầu đạn phóng ngược lên đánh gầm xe. Loại này chắc chắn nhẹ hơn nhiều mìn đè nổ (10kg đổ lại) mà khả năng diệt xe cao hơn nhiều do giáp gầm xe nào cũng mỏng hơn sức xuyên đạn RPG-2 nhiều, góc chạm đạn lại luôn luôn gần như vuông góc=> xuyên tối đa. Đạn có nên có 1 ngòi định thời tự hủy sao cho vọt lên tầm 1m (cao hơn bất kỳ gầm xe cơ giới nào) mà không chạm mục tiêu (tức nôm na là trượt) thì sẽ tự hủy để vớt vát phần nào với hi vọng có chú bộ binh nào le ve ở gần.

huyphuc1981_nb: Không, cái tấm vật liệu nặng khác cái mìn ven đường của cậu là nó được tính toán, thử nghiệm, gia công kỹ để tích đủ năng lượng, nhưng vẫn không tụt sau khí nóng, mình nói rùi thui. Còn cái của cậu giống mìn claymore, chỉ là mảnh sát thương thôi, tác dụng như pháo bắn đạn ria ấy. Đạn xuyên giáp thì hội thụ, còn mìn claymore sát thương thì không hội tụ, chỉ đẩy bắn đi xa. Với một số kiểu đạn, tấm tích năng lượng có khả năng đâm xuyên tăng vọt do nó bị nén mật độ cao. Bác Trâần Đại Nghĩa mất nhiều công phết mới làm được tấm ấy diệt xe tăng đấy.Mìn ven đường thuận tiện hơn mìn dưới đường chứ, dễ ngụy trạng không dò được, không phải ai đến cũng nổ.Có mìn phóng chứ chứ, trong các đoạn phim trên youtube đầy, nó to như quả bom ấy. Chả hỉu bọn nó lấy gì để làm quả ấy.

huyphuc1981_nb: Gần đây, thấy Palestin thông báo tự sản xuất được một kiểu súng phóng lựu Yasin. Mà lại còn nghe nói chính loại súng này đánh trận 6/2006. Nhưng thông tin thì mù mờ lắm. Việc Iraq chế tạo kiểu "súng phóng lựu dùng một lần", dùng như mìn chống tăng thì mình đã thấy. Vậy, theo mình, chế tạo được khẩu súng chống tăng không khó, Palestin hoàn toàn có thể làm được. theo các hình ảnh mình có thì Yasin dùng thân súng và đạn giống như B40, nhưng có loa sau dúng như B41. Có thể, đây là kiểu đơn giản giống "B41 ngăn ngắn bắn đạn B40" của tầu. Cơ chế B40 nếu dùng thuốc nổ cháy ổn định (có thể lấy từ cối), khối lùi rắn thì cũng có thể tăng tầm bắn lên chút. Nhưng theo những gì mình được biết, Yasin hoàn toàn giống như B40.6/2006 tất nhiên là chấn động Trung Đông. Sau Iraq 2003, đây là lần đầu tiên liên minh phương Tây bại trận rõ ràng ràng trước du kích, chứ không bại trận từ từ như trong Iraq. Thật ra, Merkava cũng không có gì hay ho cả. Nhìn từ góc độ quan điểm về vai trò của xe tăng, mục tiêu thiết kế thì Merkava là xe tầm tường. Nhìn về góc độ công nghệ thì xe này càng không có gì đặc sắc cả. Có điều, đây là xe tiền tuyến của phương Tây nên được thổi lên đến mây xanh thôi. Tuy vậy, B41 nguyên thủy gặp xe thế kỷ 21 chắc chắn nhiều khó khăn. Nếu là giáp trần xì thì B41 xơi tái Merkava, nhưng xe tăng này áp dụng kỹ thuật giáp rỗng và giáp composite. Giáp rỗng, giáp hộp là tạo khoảnh trống ở giữa, phân tán đạn HE. Merkava có lớp giáp composite lớp thành cái lều quanh giáp thép chính, giữa là khoang rỗng. Tuy nhiên, cái lều này quá yếu, nó chỉ giảm sức xuyên của B41 khi đầu đạn bị lệch chút, chứ sức lao 300m/s hoàn toàn vượt qua được tấm này. Hơn nữa, cái lều này khi trúng viên đầu thì tan tành, bóc trần xì giáp chính cho viên thứ 2. Ngoài ra, còn rất nhiều điểm B41 bắn thẳng vào giáp chính, cái lều này chỉ có ở trước và phần trước hai bên tháp pháo.Xe tăng hiện đại nhất của Anh thì cúi đầu trước B41. Phần giáp dầy gần nhất xe, dốc trước thân, bị bắn trực diện, gẫy chân lái xe năm 2003.B41, sát thủ của M1.Trong số xe tăng phương Tây, M1 được tăng cường giáp trước tháp pháo. Có kha khá ảnh chụp xe này thủng giáp chỗ đó bởi đạn HE, nhưng các comment đều chú thích khác, thậm chí là bị đạn chống tăng có điều khiển AGM-65 Maverick bắn để phá hủy xe ???? Tuy nhiên Cái đầu đạn của loại đạn có điều khiển này nặng từ nửa tạ đến tạ ba, thì tháp pháo chắc chắn là bay tít mù khơi, cho dù không ... thủng !!!!. Cũng có thể, tay phóng viên nhầm AGM-114 Hellfire, trình độ phóng viên chiến trường Mỹ thì phải biết.Thật ra, M1 cũng trở thành xe tăng tiền tuyến của phương Tây, nên cũng được thổi cao hơn mây xanh một chút, chứ xe này cũng không có gì mạnh. Nguyên bản ban đầu, MBT70 được thiết kế cùng với Leopard 2, nhưng sau này, phương án này được đánh giá là Đức ăn nhiều quá, quá đắt. Mỹ thiết kế lại mẫu thử M1 trên cơ sở MBT70. Những thay đổi cơ bản là thay tháp pháo đúc bằng hàn, bỏ toàn bộ giáp phụ. (MBT70 có rất nhiều thiết bị, ô trống... được bố trí quanh tháp pháo, tạo thành giáp phụ tất tốt, rút kinh nghiệm trên chiến trường Việt Nam). Sau này, M1A1, M1A2 có cải tiến chút nhưng về cơ bản không thay đổi gì. M1A2 bố trí có "ví dụ một chút" ERA, như một người học trò làm bài tập giả dối đối phó với cô giáo, có thể nhìn thấy tấm đó bé tí xíu hai bên tháp. Từ phiên bản nguyên thủy, hiện nay M1 đã tăng cường tấm giáp trước nhiều lần. Nhưng khối lượng M1 đã đạt giới dạn của kích thước động cơ. Tuy tăng cường, nhưng đến nay, giáp trước M1 vẫn là giáp khối, không ERA hay ô rỗng. Về độ dầy thì M1 có quảng cáo giáp dầy tương đương 1,4 mét RHA. Nhưng có vẻ điều này sao giông giống T-90, thấy T-90 nói thế thì cũng 1,4 mét RHA cho ngang cơ. Thứ giáp không áp dụng công nghệ hiện đại nào đáng kể không thể đạt được như thế, nếu không thì phải đúc đúng 1,4 mét thép CT3 hay 80cm thép crom (và nặng 200 tấn). Người Nga đánh giá giáp trước M1 chỉ có độ dầy nhất tương đương 770mm thép cán RHA, nhỉnh hơn một nửa T-90 một chút. Từ thủa ban đầu, M1 có độ nghiêng giáp rất tồi, gần như dựng đứng, những điểm này hết sức lợi cho B41.Vấn đề B41 (bản phổ biến RPG-7V) có bắn thủng được tấm trước tháp pháo hay không ???? Đạn PG-7VR hạng nặng cũng khó, xác suất diệt mục tiêu rất thấp, đừng nói là PG-7V. Đây là nói hai tấm trán tháp pháo và dưới dốc trước. Phần này M1 được thiết kế để đấu tăng, chống đạn APFS.Phần dầy thứ 2 là tấm dốc trước trên, tấm này có góc nghiêng rất tốt, nếo bắnn cùng độ cao thì B41 không làm gì được. Nhưng nếu bắn từ trên cao xuống phì phần này quá mỏng so với B41 và mục tiêu lớn. Đây là điểm nguy hiểm. M1 rất sợ trong chiến tranh đường phố.Phần đạn PG-7V, PG-7VM khó xuyên là hai bên xích, vướng cái riềm xích, thành giáp hộp như đã nói trước. Phần này lại quá yếu khi bắn đạn PG-7VR và PG-7VL. Tuy nhiên, như đã có kinh nghiệm từ Kháng chiến, việc cung cấp cho du kích nhiều loại đạn ngoài chiến trường rất khó.Còn tất cả các điểm khác đều dưới phân B41 hết, như cái ảnh bắn bị phát nổ từ xa vẫn xuyên quan buồng đạn.Dễ dàng lục tìm trên nét nhiều ảnh M1A1, M1A2 thủng bởi đạn lõm cỡ B41. Có thể phân biệt dễ dàng vết này bằng một lỗ nhỏ cỡ vài 1/2/3 cm, xung quanh là tia tóe ra. Phía sau M1 có một lồng tôn, có thể Mỹ dự tính là giáp rỗng (lồng này bình thường khó nhìn). Nhưng lồng này quá sát giáp chính nên không tác dụng, đồng thời giáp chỗ này rất mỏng. Phía ngoài lồng này là "chuồng gà" bằng thép cây. Trên rất nhiều ảnh thấy rõ, đạn bắn gãy "chuồng gà" thép cây, thổi bay mảng to lồng tôn và khoan một lỗ vừa đủ nhỏ. Đây là buồng đạn, lỗ vừa đủ nhỏ này thường đi kèm cảnh nắp tháp pháo bắn mất (đi kèm mạng lính).Phiên bản B41 ở Iraq chắc chắn là RPG-7V, đã dùng ở Việt Nam, có thể thấy điều đó qua các video trên nét. Đạn VL, VM dầy hơn (trông phấn giữa đạn dài như đạn B40), đạn VR thì quá dễ phân biệt.Ngoài tiêu diệt trực tiếp, B41 ở Iraq còn tác động phần lớn hơn, gây phản ứng thứ cấp to lớn hơn nhiều, đến mức... Mỹ mất gấp nhiều lần số tăng tham chiến và mất một nửa lượng tăng trực chiến. Do phải đi đông, đi vòng vèo đường dài, hoạt động liên miên... cộng với thiết kế ẩu, đến giữa năm 2006, riêng số tăng nợ đọng trong xưởng chưa sửa xong là hàng ngàn chiếc (Time). Điều này gây chấn động nước Mỹ, quân đội Mỹ được "thiết kế" để đánh Nga, Tầu... mà đánh có du kích Iraq đã mất nửa tăng ???????Quan sát các xe bộ binh ở Iraq ngày này, như xe bọc thép, xe con lính... thường thấy cái chuồng gà quanh xe. Nhưng cái chuồng này không thể sánh như cái chuồng M1 được. B41 khi chưa nổ đã có tốc độ 300m/s, nặng 2kg, cỡ này khác gì đạn đại bác. Mà ngay cả đạn có bắn trúng cái xương chuồng nào to to đủ kích nổ đạn, thì B41 vẫn thừa súc khoan thủng xe bọc thép, như M113. Cái chuồng này như một điểm trấn an binh lính, "dối cô giáo" như ERA của M1A2. Cũng may cho Mỹ là nguồn cung đạn B41 của Iraq có hạn.Tuy nhiên, Huyphuc đã nhìn thấy loại đạn có cái loa chụp ngược ở đầu xuất hiện tại đây ???? đây là loại đạn cháy, xuất xứ tầu ????Đây là cái ảnh cho thấy, đạn thường PG-7V, PG-7VM thừa khả năng bắn hạ M1 trong chiến tranh du kích, từ trên cao, hai bên, phía sau. Hai loại đạn này đành chào thua 2 tấm vai tháp pháo và tấm dưới dốc trước. Chỉ có đạn hạng nặng PG-7VR mới cắn được các tấm này với xác suất diệt mục tiêu sau khi bắn trúng thấp. Phần xích thì đạn PG-7VL ăn được.Người ta tổng kết kinh nghiệm săn M1 như thế này. 1. tổ chức một đội săn tăng đặc biệt, đội này bao gồm lính mang súng máy và súng trường hạng nặng, những lính này chống lại bộ binh tùng thiết hay đi quanh xe tăng... Thông thường nhất, đội này có thể mang đại liên nhẹ như PK hay trung liên RPK, súng trường tấn công AK, đảm bảo tạo được ưu thế trước khoảng một trung đội bộ binh tùng thiết. (tất nhiên nếu địch không có xe tăng).2. chnj địa điểm phục kích sao cho tăng khó di chuyển. Địa điểm phục kích trên mặt đất nên chọn chỗ tăng không đi được.3. Sắp xếp chỗ phục kích sao cho cắt được đường rút lui của xe tăng. Chỗ phục kích phải có tầm nhìn để theo dõi và ngắm bắn xe tăng trước khi phá huỷ.4. chiến tranh thành phố cần ưu tiên độ cao. Nếu cần thì có thể thành lập vài tổ săn tăng làm việc gần nhau. Đặt các tổ săn tăng sao cho chúng có độ cao kháng nhau, ví như chú ở mặt đất, chú tầng 2 và cao hơn. Để đảm bảo chắc chắn diệt mục tiêu từ loạt đạn đầu, cần bắn 5-6 phát đạn từ các hướng khác nhau cùng lúc. Ví dụ, bố trí 3 tòa nhà xung quanh ngã ba ngã tư. Mỗi nhà 2 B41, một ở tầng trên một ở dưới, tất cả bắn đồng loạt. 5. Bắn từ trên cao là tốt nhất, nếu không thì hai bên sườn và phía sau. Bắn từ trước đạn PG-7V thì dễ chỉ nổ mỗi đạn, đạn VR có khả năng diệt mục tiêu cũng không cao.Như vậy, để đánh hiệu quả cao chiến tranh đường phố, cần 6 súng. Mõi sũng ít nhất là một tổ 2 người, cần 12 người. Trong số 6 phụ phải có ít nhất một đại liên hoặc một vài trung liên. Như vậy, số lượng hỏa lực mạnh ngang 2 trung đội. Một cách bố trí tốt là đua cả 2 trung đội, 6 súng, tăng cường thêm đạn (thông thường có 6x6=36 đạn). 2 trưng đội này dễ dàng đạt ưu thế trước một tiểu đội hay 1 trung đội mang súng nhẹ đi kèm xe tăng, tất nhiên là sau khi xe tăng đã diệt. Để đạt ứu thế bộ binh, cần có hỏa lực mạnh tầm bắn lớn, như các súng trường chiến đấu, súng bắn tỉa... có tầm xa như SKS, RPK hay đại liên PK.Bố trí ổ bắn cần hướng vào hai sườn và sau. Nếu bắn trượt dọc theo thành xe thì góc chạm nhỏ, 50-0 độ. Đạn B41 có yêu cầu góc chạm thoải mái, góc giữa pháp tuyến và đường đạn đạt 40 độ với giáp dầy, với giáp sau và hai bên M1 đạt đến hơn 60 độ. Khae năng diệt mục tiêu cao như đã ví dụ, trúng lồng chuồng gà vẫn nổ xe. Nếu được bẳntừ trên cao vào tấm ttrên dốc trước thì trang trước đã nói, bắn thủng thùng nhiên liệu, xe cháy trụi thùi lụi.Để đánh hiệu quả cao khi phục kích đường giao thông cần có địa điểm mà xe khó đi, như đường hẻm, hào rộng...Bố trí ít nhất 3 tổ ở 3 hướng khác nhau bắn đồng loạt. Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng loạt đạn PG-7VR mới đủ bắn trúng xe mọi hướng, nhưng đạn này có tầm bắn rất thấp, 200 mét. Có thể dùng đạn PG-VL tầm bắn tốt, nhưng chỉ có 1 tầng, khả năng chống riềm xích thấp, thông thường trúng đạn ở đây xe chỉ đứt xích, vẫn nổ máy bắn được. Tất nhiên không thiếu cảnh đạn nhỏ cũ PG-7V bắn vào khe tung riềm xích, cháy đen thui, nhưng nguy hiểm.Những hạn chế này của B41 cho thấy các thế hệ sau như RPG-29 cần phải thay thế nó. Vai trò của B41 trong chiến tranh ngày nay cũng như Bazooka hồi đánh Tây, chỉ dùng khi thiếu thốn đánh du kích được thôi, chỉ đánh M1 bằng phục kích lừa trộm. Chứ đánh chính quy, phòng ngự tấn công đối đầu xe tăng thì B41 không đủ sức vì không đủ bắn thủng giáp trước địch.Với M1, chắc chắn đánh được B41 trong xung lực tấn công trực diện. Nhưng về lâu dài, lực lượng B41 dàn tiêu hao M1 trong trận đánh mà M1 không bao giờ dủ sức để thắng. Mỗi chiếc M1 mỗi ngày cần hàng tấn hậu cần và vài ngày phải bảo dưỡng một lần. Công đó đủ để đối phương dù có yếu hơn nhiều nhưng cũng đảm bảo duy trì hàng chục, hàng trăm B41. Hao mòn đến bại trận thật sự, xe tăng M1 đang chứng minh nó là loại xe tăg chủ lực yếu kém bậc nhất hiện nay.

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page

Từ khóa » Tốc độ Bắn B41