Thảo Luận:Súng Chống Tăng B41 – Wikipedia Tiếng Việt

Chưa có tiêu đề

[sửa mã nguồn]

Tôi thay bài cũ có nhiều sai lầm bằng bài này.

Đoạn dưới có mô tả sai

Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 08:21, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Súng phóng lựu, tên lửa hay rốc két

[sửa mã nguồn]

Định nghĩa B-41 (PG-7, PG-7V, PG-7G) là súng phóng lựu (loại lựu đạn sử dụng động cơ rốc két) là chính xác, xem định nghĩa tại đây [1], hình dạng bề ngoài [2] và cấu tạo chi tiết [3]

B-41 và B-40 đâu phải là tên lửa. Chúng ta tự xếp nó vào danh sách đấy là một nhầm lẫn hoặc là cho nó hoành tráng thôi. Người ta đâu có xếp như thế.

Doanvanvung 03:28, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)DoanvanvungTrả lời

Tương tự như vậy, định nghĩa B40 (PG-2), là súng phóng lựu, sử dụng động cơ rốc két là định nghĩa chính xác, xem định nghĩa tại đây [4], hình dạng bề ngoài tại đây [5] và chi tiết cắt bổ tại đây [6]

Như vậy hình vẽ cắt bổ của B-40 có tiếng Việt của Huyphuc trùng với hình này[7], liệu anh ta có dowload về máy và chèn tiếng Việt vào?

Doanvanvung 03:28, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Doanvanvung Tôi có xem đoạn thảo luận này. Tôi xin góp ý như sau: Súng B40 thì gọi là vũ khí phản lực là chính xác. Nhưng súng B41 cũng có thể gọi là vũ khí phản lực tuy rằng chưa chính xác nhưng các bạn nên nhớ rằng một khái niệm chỉ mang tính tương đối. Vấn đề là khái niệm ra đời trước sau đó súng B41 ra đời sau nên người ta gọi theo tên gọi cũ thôi. Tên gọi tiếng Nga là súng phản lực chống tăng là chính xác.--Thaiyenbinh (thảo luận) 09:07, ngày 4 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhận xét của Làng Đậu

[sửa mã nguồn]

Trước đây, học quân sự, chúng tôi được học rất cụ thể về B40; lâu quá quên ráo, tác giả bài viết có thể nào vui lòng viết luôn bài B40 và đưa ra sự khác nhau của hai loại về tính năng và chức năng.

Ngoài ra, nếu có thể, tác giả hày bàn luôn về một loại liên quan là lưới chống B40 của Mỹ sản xuất... (loại lưới thép mắc cáo) ngày trước tôi được giảng cho là khi bắn qua hàng rào lưới này thì đuôi của viên B40 sẽ bị vướng lại dùng dằn trên lưới thép do sức đàn hồi của hàng rào làm mất hiệu năng cũng nhu tính chính xác của B40 & B41. Không biết có tài liệu nào về chuyện này ?

Theo tôi Wiki thiếu khá nhiều về thể loại vũ khí này

Cảm ơn trước

Lưới B40

[sửa mã nguồn]

bạn Tô Linh Giang xóa đọan này đi. Tôi gõ lại. Đề nghị không xóa trong các thảo luận.

Đạn B-41 là kiểu RPG-7v. Sơ tốc 120m/s tốc độ tối đa 290m/s-320m/s, nặng phần đầu đạn trên 1kg, có mũ chụp chắc chắn. Với động năng đó, đạn có sức đâm xuyên của một viên đạn đại bác. Thêm nữa, đạn có 6 lưỡi dao cắt bằng thép siêu cứng trên mũ chụp tăng khả năng đâm xuyên.

Theo các cựu chiến binh kể lại, cũng có trường hợp công sự đất bọc lưới B-40. Khi đạn B-41 đi qua sảy ra như sau:đạn xuyên qua lưới, xuyên vào đất. đất không đủ cứng làm đạn kích nổ, nên đạn chui vào nằm trong đất tầm 3-4 giây thì ngòi tự hủy phát nổ, thổi tung công sự.

Để trình bày điều này, trong một bức ảnh chụp, tấm sắt dầy gần 10mm bị đạn bắn xuyên qua. Thật ra, đạn không cần nổ cũng xuyên được hơn thế nhiều.

Tôi gặp nhiều vẫn đề về các bài viết về súng pháo quá, như sơn pháo, lựu pháo, pháo... Tôi để nhận xét trong các phần thảo luận. Các bạn có thể ẩu, coi B-40 thì na ná như B-41, nhưng một người đọc biết nghĩ, thấy các bạn viết rằng lưới mắt cáo mà chặn được đạn đại bác, thì họ coi ra làm sao.

Lưới B-40 thật ra ban đầu không phải tên như thế. Lưới này chỉ là một loại lưới, sau chiến tranh mới có tên như vậy. Ngày nay lưới này vẫn được dùng với cái tên B-40, được sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu với số lượng lớn nhưng không phải để chống B-40. Trong chiến tranh việt nam, tất nhiên lưới này của Mỹ, không Mỹ làm thì cũng là Mỹ mua. Nhưng họ cũng không sản xuất để chống B-40. Tóm lại, dó là một thứ lưới ra bất cứ nhà bán vôi nào cũng thấy một đống, họ ngăn bảo vệ quanh hố vôi.

Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 11:58, ngày 11 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lưới B-40

[sửa mã nguồn]

Một bạn sửa đổi gần đây cho rằng lưới B-40 vô ích với đầu đạn B-41 vì sau khi phóng đầu đạn nhất định sẽ nổ sau 1 khoảng thời gian dù có đập mục tiêu hay không.

Nhưng thực ra "Lưới B-40" có tác dụng rất tốt đối với cả đầu đạn B-40 lẫn đầu đạn B-41. Vì lưới thường được dựng chắn ở khoảng cách khá xa mục tiêu thường là từ một vài mét trở lên có khi trên chục mét. Nên khi đầu đạn có nổ thì cũng không ở khoảng cách thích hợp cho hiệu ứng xuyên phá của đầu đạn lõm. Tác dụng đầu đạn lõm chỉ phát huy khi nổ ngay trên mục tiêu. Do vậy hiệu ứng bảo vệ của lưới là rất tốt chứ kể cả đối với B-40 lẫn B-41.

--Tô Linh Giang 03:51, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đây. Nguyên văn tôi viết rằng, các lưới chống đạn lõm đã có trong trận đánh chiếm Berlin, bao quanh tháp pháo xe T-34, còn vô ích với đạn B-41, được thiết kế để bay qua đó. Tôi cũng đã mô tả những gì xảy ra khi đạn B-41 bay qua lưới vào công sự cát. Bạn xóa béng đi rồi lại tiếp tục lặp lại, điều này chứng tỏ bạn chưa biết gì về B-41, và nên tôn trọng tôi, ví dụ như thế. Tốc độ đầu đạn của đạn B-40 là 100 mét /s nên mắc vào hàng rào, còn tốc độ đầu đạn của B-41 là trên 300 met/s, bằng tốc độ của một số đại bác. Với tốc độ đó, chẳng cần nổ viên đạn cũng xuyên qua tấm thép dầy hàng chục mm. Còn cỡ cái lưới mắt cáo đó, thì chồng 5 lớp lên cũng vô tác dụng. Đó là chưa kể những lưỡi dao cắt siêu cứng phía trước đầu đạn tăng khả năng xuyên khi chưa phát nổ. Bạn lý sự rằng đạn bị điểm hỏa sớm, thưa bạn rằng, ngòi nổ B-41 được thiết kế hết sức đặc biệt, kích bằng điện, kể cả bắn vào tường mềm cũng chưa kích được đầu đạn. Đầu đạn chỉ phát nổ khi ngòi tự hủy làm việc hoặc gặp giáp sắt phá hủy chóp bảo vệ. Một điểm trội hơn của B-41 so với các đạn lõm khác là góc mở rộng và dùng tấm tích năng lượng, cho phép góc chạm khá thoải mái. Những ưu thế dó đảm bảo khẩu súng làm việc tin cậy, khả năng hạ mục tiêu cao trong điều kiện phức tạp. Nếu chỉ dùng lưới mắt cáo mà chống được đạn B-41 thì người ta chẳng mất công làm ERA và APS làm gì, người ta cũng không gọi lưới đó là lưới B-40. "Đầu đạn súng chống tăng là loại chuyển động bằng thuốc cháy phản lực có tốc độ và xung lực không cao". Bạn viết như vậy là sai, bạn chẳng hiểu gì về súng ống cả. Những đầu đạn khủng khiếp nhất như tên lửa mang đầu đạn chiến lược, tầu liên hành tinh hay vệ tinh đều dùng tên lửa đẩy, không đại bác nào đẩy nổi chúng. Hay nói ngược lại với bạn, "đạn phản lực là đạn có động năng lớn nhất". Nhược điểm của đạn phản lực là phân tán, nên người ta chậm phát triển chúng để chống tăng, chứ không phải chúng yếu. Cụ thể hơn, B-41 (vận tốc đạn 320 m/s) hay ĐKZ-73mm (vận tốc đầu đạn 760 m/s) là những súng rất mạnh. Để so sánh, đạn súng trường tấn công AK-47 có vạn tốc đầu đạn cao nhất 629 m/s. Viên dạn AK nặng có 7g mà cắt được lưới, thế còn đầu đạn phản lực nặng gấp hàng trăm lần 7g đó thì sao. — thảo luận quên ký tên này là của Huyphuc1981 nb (thảo luận • đóng góp).

Haha, có mỗi câu "Tuy nhiên, với đầu đạn B-41 cải tiến, lưới này vô tác dụng" đưa lên ngày ngày 17 tháng 3 năm 2007, dưới IP 203.160.1.42, mà cũng lắm vấn đề phết. Đó là theo những gì tôi được học từ những buổi tập quân sự tại trường, tại cơ quan Khương Việt Hà 04:29, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tầm gần

[sửa mã nguồn]

B-41 không gần tí nào, tầm bắn hiệu quả của nó là 300 mét, tầm bắn ghi trên thước là 500 mét, tầm bắn tối đa 900 mét. Trong khi đó tầm bắn hiệu quả của AK là 250 mét đến 350 mét. Khi bạn nói B-41 có tầm gần, bạn cần nhớ đây là súng dùng cho cá nhân. Có thể nói, nó là "súng cá nhân tầm trung xa" được. — thảo luận quên ký tên này là của Huyphuc1981 nb (thảo luận • đóng góp). Xin nói thêm một chút. Vũ khí tầm gần hay tầm xa là tùy thuộc vào thể loại vũ khí. Ví dụ vũ khí chống tằng B41 gọi là tầm gần là đúng vì cách phân chia là: cự ly dưới 500 mét gọi là tầm gần, trên 500 mét mới gọi là tầm xa. Trong khi đó, vũ khí cá nhân dùng đạn nhọn như tiểu liên trung liên hay đại liên có tầm bắn hiệu quả dưới 400 mét thì gọi là tầm gần, từ 400 đến 800 mét thì gọi là tầm trung, trên 800 mét mói gọi là tầm xa

Giá hai chân

[sửa mã nguồn]

Súng B-41 Quân Giải Phóng dùng đầu thập niên 1970 đều có giá 2 chân, sau mới thay đổi. Giá đó không phải "Trung Quốc viện trợ Khme đỏ". — thảo luận quên ký tên này là của Huyphuc1981 nb (thảo luận • đóng góp).

Đạn B40 và B41

[sửa mã nguồn]

Đạn B40 và B41 chỉ khác nhau về phần ngòi nổ. B-41 dùng ngòi nổ áp điện, có tinh thể áp điện ở phía đầu tạo ra dòng điện kích nổ cho ngòi nổ ở đáy. B-40 sử dụng ngòi nổ đáy không có phần tử áp điện ở phía đầu. Cả hai loại này đều có kết cấu nổ lõm chính hiệu quả của hiện tượng nổ lõm tạo ra sức xuyên thép hiệu quả của chúng. — thảo luận quên ký tên này là của 203.190.166.29 (thảo luận • đóng góp).

Một bạn không ký tên (— thảo luận quên ký tên này là của 203.190.166.29 (thảo luận • đóng góp).) nói rằng, đạn B40 và B41 chỉ khác nhau ngòi nổ điện. Bạn có nhận xét đúng về ngòi nổ điện. nhưng dùng chữ chỉ thì không hiểu có ý gì.Thứ nhất, phần sính điện của nó không phải là tính thể áp điện. Thứ hai, cái bộ phận đó khá đắt và nó tạo nên thời điểm phát nổ rất ưu việt của B41. Tuy cùng là một dòng súng nhưng B40 và B41 rất khác nhau. B40 tên lửa có nhưng rất yếu. Thuật phóng dùng thuốc nổ đen cũng rất đơn giản, chỉ cho tốc độ tối đa 84m/s. Thuật phóng trong nòng của B41 phức tạp, có turbine đẩy đạn xoay, dùng ống tích áp và thuốc nổ không khói cháy chậm. Nhờ thuật phóng phức tạp đó mà B41 nhồi dược nhiều thuốc phóng, riêng sơ tốc đầu đạn của nó đã là 120m/s. Tên lửa của B41 rất đặc biệt, nó cháy ngược, khí di từ phía sau buồng đốt lên trước, lộn qua tuye rồi phụt ngược lại sau. Phần lớn vận tốc của đầu đạn đạt được là do tên lửa này, đạn PG-7V đạt tốc dộ tối đa 320m/s. Nhắc lại là đạn có động năng của viên đạn đại bác. Đầu đạn B41 có mũ chụp gồm 6 thanh thép siêu cứng gia công rất sắc, mũ chụp này cho phép đạn đi xuyên qua thép cán 10mm mà chưa phát nổ. Cuối cùng, đạn B40 và B41 chỉ giống nhau ở đầu nổ góc rộng có tấm tích năng lượng (tấm lót). Còn cấu tạo hai đạn khác xa nhau, đạn B41 làm chủ yếu bằng hợp kim nhôm, thuốc nỏ sử dụng cũng khác, thuốc dộng cơ tên lửa cũng khác, thuốc liều phóng cũng khác. Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 10:59, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

súng ống là một chuyện

[sửa mã nguồn]

tôi thấy ông này không giữ đúng thái độ trung lập vì vẫn dùng nhũng từ như "nguỵ quân" hoặc "quân ta" hay giữ thái độ trung lâp để wiki trở thành một nơi đáng tin cậy cho mọi người cùng tham khảo Minhkhi13:47, ngày 22 tháng 10 năm 2007

CÓ AI BIẾT ?

[sửa mã nguồn]

Liên xô "sao chép" B40 và AK 47 của Đức Quốc xã ? Các bạn nhìn hình trên : Panzerfaust (Tiếng Đức : Quả đấm xe tăng) có trước. Các vũ khí cải tiến của Đức Quốc Xã vừa triển khai thì chiến tranh đã kết thúc. Panzerfaust mới ra đời nhưng vì khẩn cấp trong việc phòng thủ Berlin năm 1945, Đức Quốc xã phát cho cả dân quân để phòng xe tăng Liên xô.

bàn luận không ký tên vừa rồi là của 118.68.156.152 (thảo luận • đóng góp)

N. Huy

Đồng ý!

bàn luận không ký tên vừa rồi là của 117.2.86.160 (thảo luận • đóng góp)

Tôi biết, nhiều nhà quân sự cho rằng, nếu War 2nd không kết thúc sớm, Mỹ không nhảy vào phá đám quân Đức thì chỉ cần vài năm là Đức lấy luôn cả Châu Âu (cả Liên Xô) và sau đó là cả thế giới. Những nhà khoa học Mỹ (sau chiến tranh) ngồi nghe các nhà khoa học Đức giảng dạy về tên lửa mà cứ như vịt nghe sấm, không hiểu gì cả vì những thông tin của người Đức là quá mới, quá lạ đối với họ. —bàn luận không ký tên vừa rồi là của 203.210.244.141 (thảo luận • đóng góp)

Bậy bạ, hãy nhìn trên bản đồ quân sự xem coi Mỹ nhảy vào bờ biển Normandy 6/1/1944 voi bao nhiu quân và quân phản công của Liên xô với bao nhiêu quân mah kêu không co Mỹ thi Đức chiếm luôn Liên Xô!!! Khi Mỹ tấn công Đức thi lúc đó thế trân đã thắng chắc. Mỹ không nhảy vào cũng thắng. Chẳng qua Mỹ nhảy vào là để giảm bớt ảnh hưởng của Liên Xô sau này ở Tây Âu. —bàn luận không ký tên vừa rồi là của 62.231.19.230 (thảo luận • đóng góp)

Vui nhỉ, bàn luận Mỹ Đức Lien Xô

[sửa mã nguồn]

Ở đâu cũng thấy bọn chính trị đểu. Lại còn không có Mỹ thì Đức đánh Liên Xô ???? trình độ lịch sử thế giới chứ qua lớp 5. Tuy nhiên, những người ít học hay thiểu năng trí tuệ đều có đặc điểm là coi mình khôn nhất gầm trời. NHững kẻ mắc bệnh đó gọi là ngu si, sang ra thì có tên tự kỷ, trầm cảm, nói thẳng ra là đần, thiểu năng.

Mà cái bọn chính trị đều này đa phần thiểu năng, vì thiểu năng mới chính trị đểu.

Những kẻ ngu si thường đem so sánh kỹ thuật này nọ, quá ngu sị chúng không hiểu rằng kỹ thuật là một sự thừa kế, và chỉ một vài bí truyền nhỏ là của riêng, còn nền tảng kỹ thuật là chung. Mỹ Đức Liên Xô đều chung. (Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nôi dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Ví dụ Panzerfaust được Đức thiết kế rất sớm 1941, nhưng chính nó cũng không nhìn thấy tác dụng của thứ này, cho đến 1945 hết pháo mới đem ra dùng, biết là tốt thì đã quá muộn. Do không được đầu tư thiết kế nên các phiên bản P-30 quá yếu (được thiết kế cho xe tăng cổ, khi chưa có T-34), thời gian thiết kế lại cuối 1944-1945 không còn.

Panzerfaust cũng chỉ thừa kế kỹ thuật pháo không giật Nga năm 1914, nmawm 1937, Liên Xô phát triển mẫu thử mới nhưng không trang bị.

Cuối cùng, B41 thừa kế cả tên lửa của Bazooka, cả nguyên lý pháo không giật của Panzerfaust. Pháo không giật bắn tên lửa đi. Chỉ ngu si mới không nhìn thấy kỹ thuật tên lửa của B41 Panzerfaust không có, và nổ không giật Bazooka không có.

Trạm truyền nổ chữ U thì B40 phát minh và ứng dụng, nó không được nói nhiều nhưng đó là một bí truyền, không ai giải thích được khả năng nổ xuyên rất cao của B-40 và B-41. Mãi khi kỹ thuật tính toán tốc độ nổ, truyền nổ chữ U thất thoát thì Panzerfaust (những năm 199x) mới có trạm truyền nổ chữ U. Còn Panzerfaust-44mm (sau B41 vài năm) và M72... đều dùng kích nổ dưới lên thô sơ của Thế chiến 2.

Sayisa (thảo luận) 06:23, ngày 12 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

thảo luận về súng chống tăng B41

[sửa mã nguồn]

Xin chào tất cả các bạn Tôi là một thành viên mới đăng ký. Có lẽ tôi có một ít kiến thức về vũ khí cũng như là về súng B41 Tôi xin đóng góp như sau Về xếp loại súng, ta dựa và cơ sở phân loại của nó. Giả sử như phân loại theo nguyên lý hoạt động có thể gọi nó là vũ khí phản lực vì khi bắn nó có một luồng lửa phụt ra phía sau. Xếp loại theo tính năng ta gọi nó là phương tiện chống tăng cá nhân. Ta không thể gọi nó là súng phóng lựa được. Định nghĩa súng phóng lựu là loại súng bắn đạn nổ cỡ nhỏ với quỹ đạo bay của nó là hình cầu vồng. Vì vậy, B41 gọi chính xác sàn vũ khí chống tăng cá nhân. Có một điều khác một chút là khi bắn ra rồi nó có thêm một động cơ tên lửa hoạt động ở giai đoạn tiếp theo trên quỹ đạo bay của nó. Còn B40 thì không. Do đó cũng có thể gọi là đạn tên lửa. Nhưng thông thường ta không gọi như vậy. B41 được phát triển từ B40 và vậy tính năng, tầm bắn đều có điểm vượt trộ hơn. Còn lưới chống B40 được thiết kế để chống các phương tiện chống tăng cá nhân nới chung chứ không phải riêng đạn B40 đâu. Tên gọi của nó xuất phát từ chiến tranh Việt Nam. Khi đó, loại vũ khí chống tăng cá nhân ta hay dùng là B40. Đây là loại vũ khí chống tăng có hiệu quả và thời kỳ đó. Bon Mỹ và ngụy rất sợ B40 của ta. Để chống lại đạn B40, họ mới nghĩ ra một cách là dùng lưới rào lại xung quanh xe tăng. Đặc điểm của B40 hay vũ khí chống tăng cá nhân nói chung có vận tốc bay thấp (B40 có vận tốc khoảng 83m/s). Vì vậy, nêys có rào B40 cản phía ngoài, đạn B40 không đủ động năng để cắt đứt lưới B40. Trong khi đó đặc điểm xuyên thép của nó là nhờ lượng nổ hình phễu và một phễu bằng kim loại bên trong. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào tiêu cự nổ. Tiêu cự nổ là khoảng cách từ mục tiêu đến mặt cắt ngang của lượng nổ lõm. Khi đạn B40 bay đến và chạm vào lưới B40 nó nổ tại đó. Vậy thì nó không ảnh hưởng gì đến xe tăng cả. Có nghĩa là nếu có lưới B40, đạn sẽ nổ ngay khi nó chạm vào lưới, xe tăng an toàn. Thảo luận quên ký tên này là của thành viên Thaiyenbinh (Thảo luận)

Từ khóa » Tốc độ Bắn B41