Bà Bầu ăn Gạo Lứt Có Tốt Không? 4 Lưu ý Cần Nhớ Khi Sử Dụng

Gạo lứt là một ngũ cốc lành mạnh, rất tốt cho sức khoẻ, nhiều người sử dụng gạo lứt như 1 loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Nhưng khi mang bầu, bạn sẽ thắc mắc liệu có thể tiếp tục ăn gạo lứt không?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng giải đáp tất cả cho bạn về việc sử dụng gạo lứt khi mang bầu, cách chúng mang lại lợi ích cho bạn và một số tác dụng phụ.

bột gạo lứt tốt cho bà bầu

Gạo lứt là loại ngũ cốc tự nhiên, lành tính, nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu

Nội Dung Bài Viết

  • Ăn gạo lứt khi mang thai có an toàn không?
  • Lợi ích của việc ăn gạo lứt khi mang thai
    • Gạo lứt cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời
    • Cacbonhydrate phức tạp đảm bảo tiêu hóa chậm
    • Chất xơ ngăn ngừa táo bón
    • Bổ sung Axit folic giúp phát triển thai nhi
    • Sắt giảm thiểu nguy cơ thiếu máu
    • Vitamin B1 và E
    • Khoáng chất thiết yếu
  • Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn gạo lứt khi mang thai là gì?
  • Ăn bột gạo lứt trong ba tháng đầu có an toàn không?

Ăn gạo lứt khi mang thai có an toàn không?

Gạo lứt là loại ngũ cốc tự nhiên, nên bạn có thể sử dụng an toàn trong thai kỳ vì chúng chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.

Theo cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, phụ nữ mang thai nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mì và lúa mạch vào thực đơn hàng ngày.

gạo lứt rất tốt cho bà bầu

Lợi ích của việc ăn gạo lứt khi mang thai

Gạo lứt cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời

Bạn sẽ cần một liều năng lượng liên tục trong thai kỳ.

Các carbohydrate và calo phong phú có trong gạo lứt cung cấp cho mẹ bầu nguồn năng lượng tuyệt vời.

Cacbonhydrate phức tạp đảm bảo tiêu hóa chậm

Không giống như những loại carbohydrate đơn giản, các loại carbohydrate phức tạp cần có thời gian để tiêu hóa.

Vệc sử dụng gạo lứt giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiêu hóa chậm cũng đảm bảo tăng cân một cách lành mạnh.

Chất xơ ngăn ngừa táo bón

Táo bón là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ.

Gạo lứt chứa một lượng đáng kể chất xơ hòa tan và sẽ giúp dễ tiêu hóa, cải thiện nhu động ruột và do đó điều trị táo bón.

Bổ sung Axit folic giúp phát triển thai nhi

Axit folic đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi.

Do đó làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh khi tiêu thụ trong thời kỳ đầu mang thai.

Sắt giảm thiểu nguy cơ thiếu máu

Sử dụng gạo lứt mỗi ngày cung cấp cho bạn lượng sắt cần thiết, làm giảm khả năng bị thiếu máu.

Vitamin B1 và E

Vitamin B1 trong gạo lứt rất cần thiết để phá vỡ chất béo và protein trong cơ thể và giữ cho màng nhầy khỏe mạnh.

Thêm vào đó, Vitamin E là một chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ tổn thương gốc tự do và giữ cho làn da của bạn sáng và khỏe mạnh.

Khoáng chất thiết yếu

Gạo lứt chứa một lượng đáng kể canxi, kali, selen và phốt pho.

Nó cung cấp nhiều lợi ích từ sức khỏe xương để hình thành răng, cải thiện khả năng miễn dịch và phát triển của thai nhi.

Mẹ tham khảo: Bột ngũ cốc cho bà bầu kết hợp giữa gạo lứt và các hạt dinh dưỡng cao cấp.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn gạo lứt khi mang thai là gì?

Ngoài những lợi ích sức khỏe, một số còn gặp phải tác dụng phụ khi ăn gạo lứt:

Sử dụng quá nhiều gạo lứt có thể gây ra tiêu chảy và khó tiêu ở một số bà bầu. Do đó, các mẹ nên sử dụng với số lượng hạn chế.

Để tránh những tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ, điều quan trọng là phải biết cách sử dụng gạo lứt một cách lành mạnh và an toàn.

Xem thêm: Công dụng, cách làm, nơi bán bột gạo lứt uy tín

Ăn bột gạo lứt trong ba tháng đầu có an toàn không?

Trong ba tháng đầu, bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng bột gạo lứt bình thường. Nó có thể giúp giảm các triệu chứng ốm nghén , làm dịu dạ dày của bạn.

Gạo lứt là một lựa chọn phù hợp và tiện lợi khi bạn thấy đói, mẹ bầu có thể kết hợp với các thực phẩm lành mạnh như trái cây và các loại hạt.

Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn chưa chắc chắn về các cách bạn thêm gạo lứt vào chế độ ăn hàng ngày.

Từ khóa » Gạo Lứt Nào Tốt Cho Mẹ Bầu