Những Lợi ích Của Gạo Lứt đối Với Bà Bầu Trong Suốt Thai Kỳ
Có thể bạn quan tâm
Các chất dinh dưỡng có trong gạo lứt rất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa biết hết những lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ.
- Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có khỏi không?
- Xây dựng chế độ ăn uống “chuẩn” dựa vào tháp dinh dưỡng cho bà bầu
Xem nhanh
- Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
- Lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu
- 1. Tăng cường hệ miễn dịch
- 2. Không còn táo bón với gạo lứt
- 3. Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
- 4. Giảm cholesterol xấu
- 5. Trị ốm nghén cùng gạo lứt
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo còn xay sơ, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Không phải tự nhiên mà gạo lứt được ưa chuộng nhiều trong nhiều năm trở lại đây. Bởi người ta đã phát hiện rằng gạo lứt giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng. Theo tính toán cứ trong 100g gạo lứt chứa: 3g protein; 2,5 g vitamin B1 và B2; 1,8 g vitamin E; 250 mg axit folic; 20 mg sắt; 20 mg kẽm; 15 mg phốt pho…
Lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Một khi hệ miễn dịch kém, cơ thể mẹ bầu rất dễ đối mặt với nhiều bệnh. Đặc biệt các bệnh nhiễm khuẩn là phổ biến nhất. Để nâng cao hệ miễn dịch, nhiều chuyên gia đã khuyên các chị em thai phụ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống thai kỳ. Trong số đó, gạo lứt luôn được đề cử đầu tiên. Bởi trong gạo lứt có chứa chất sterol và sterolin. Đây là những thành phần dinh dưỡng bổ trợ cho hệ miễn dịch con người. Qua nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của chúng trong việc kháng virut, vi khuẩn và làm chậm tiến trình lão hóa.
2. Không còn táo bón với gạo lứt
Nói đến táo bón, có lẽ mỗi chúng ta không còn xa lạ gì. Có thể ít nhất trong đời mình đã từng gặp phải một lần. Còn đối với bà bầu thì căn bệnh này dường như trở thành “nỗi ám ảnh”. Nồng độ của hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ khiến các cơ của ruột già hoạt động ít hơn. Cùng với sự phát triển của thai nhi khiến các cơ quan trong ổ bụng của mẹ bị chèn ép, giảm trương lực cơ trơn và kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non.
Một trong những lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu được nhiều người quan tâm là ngăn ngừa táo bón. Để khắc phục tình trạng này, nhiều bà bầu đã lựa chọn cách ăn cơm gạo lứt mỗi ngày hoặc thường xuyên uống nước gạo lứt rang. Gạo lứt được xem là “kho” chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan. Khi vào cơ thể, chúng có tác dụng cải thiện hệ vi sinh vật trong đường ruột một cách tự nhiên. Đặc biệt là chất xơ trong gạo lứt hỗ trợ quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng và đều đặn.
3. Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Có một sự thật đáng buồn là trong nhiều năm gần đây tỷ lệ tiểu đường thai kỳ tại Việt Nam ngày càng tăng (>20%). Một trong những nguyên nhân phổ biến là do thai phụ ăn uống không đúng cách. Nhiều người đã không kiểm soát được lượng thực phẩm ngọt đưa vào cơ thể.
Các chuyên gia cho rằng gạo lứt là thực phẩm “thân thiện” với bà bầu với lợi ích giúp quản lý đường huyết hiệu quả. Mỗi một dưỡng chất xuất hiện trong gạo lứt đều hỗ trợ cho công dụng này. Lớp cùi của gạo lứt làm giảm lượng glucose trong máu, cải thiện sự tổng hợp insulin. Các phức hợp carbohydrate, hemicellulose, các vitamin nhóm B, các tocopherol, các tocotrienol…đều giữ nhiệm vụ tích cực chuyển hóa glucose trong cơ thể mẹ bầu.
4. Giảm cholesterol xấu
Theo các bác sĩ, hàm lượng cholesterol trong máu của bà bầu có cao hơn chút thì cũng là điều bình thường. Tuy nhiên nếu hàm lượng này tăng quá cao thì bà bầu nên xem lại chế độ dinh dưỡng và lối sống. Hiểu được điều này, nhiều chị em đã lựa chọn gạo lứt trong thời kỳ “bầu bí”. Nhiều chứng minh khoa học đã khẳng định, với lượng chất xơ dồi dào gạo lứt hoàn toàn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol LDL (xấu). Nhờ vậy loại thực phẩm này giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
5. Trị ốm nghén cùng gạo lứt
Có lẽ nhiều người vẫn còn chưa biết đến lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu là chữa thai nghén. Nước gạo lứt rang kết hợp cùng gừng là mẹo trị thai nghén dân gian đã được nhiều người áp dụng và thành công.
Mách bạn cách làm: 1/2 kg gạo lứt mang đi rang đến khi cháy thành than. Đợi đến khi gạo nguội thì mang đi giã mịn, cho vào 1 cái lọ đậy kín. Mỗi lần có triệu chứng buồn nôn, mẹ bầu hãy chuẩn bị nước (khoảng 300ml). Sau đó, cho vào 2 thìa bột gạo rang, vài lát gừng mỏng. Mang đi đun sôi, hạ lửa nhỏ trong 10 phút rồi tắt bếp. Đợi đến khi nguội thì uống để làm dịu dạ dày, chống buồn nôn.
Hy vọng sau khi đã hiểu rõ những lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu, các chị em không nên bỏ lỡ loại thực phẩm này để bảo đảm dinh dưỡng và duy trì sức khỏe trong suốt thai kỳ.
Theo Taichinh.online tổng hợp
Từ khóa » Gạo Lứt Nào Tốt Cho Mẹ Bầu
-
Bà Bầu ăn Gạo Lứt Có Tốt Không? 4 Lưu ý Cần Nhớ Khi Sử Dụng
-
Tiểu đường Thai Kỳ ăn Gạo Lứt Có được Không Có Tốt Như Lời đồn?
-
Bà Bầu ăn Gạo Lứt: Có Nên Dùng Gạo Lứt Thay Cơm?
-
Bà Bầu, Phụ Nữ Mang Thai Có được ăn Gạo Lứt Không? Bao Nhiêu Là ...
-
Bà Bầu ăn Gạo Lứt Có Tốt Không? Lợi ích Khi Mẹ Bầu ăn Gạo Lứt
-
Bà Bầu ăn Gạo Lứt đúng Cách Như Thế Nào | Phụ Nữ Sức Khỏe
-
Phụ Nữ Mang Thai ăn Gạo Lứt Có An Toàn Và Loại Nào Là Tốt Nhất?
-
Bà Bầu ăn Gạo Lứt được Không Và Lợi ích Của Gạo Lứt Với Bà Bầu Là Gì?
-
Lợi ích Của Gạo Lứt đối Với Bà Bầu - 40 Tuần Thai Kỳ
-
Mẹ Bầu Tiểu đường Thai Kỳ, Có Nên ăn Gạo Lứt Thay Cơm | Bé Yêu
-
Tác Dụng Nước Gạo Lứt Rang Cho Bà Bầu Hiện Nay
-
Mẹ Bầu Bị Tiểu đường Thai Kỳ Nên ăn Gạo Trắng Hay Gạo Lứt?
-
Gạo Lức, Thực Phẩm Bổ Dưỡng Cho Mẹ Sau Sinh - Mamanbebe
-
Bà Bầu Uống Sữa Gạo Lứt Có Tốt Không?