Bà Bầu Bị Táo Bón Ra Máu Có ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi Không? - PQA

Bà bầu bị táo bón ra máu có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nếu mẹ bầu chỉ đi ngoài ra máu 1 - 2 ngày rồi sau đó hết thì vấn đề đó không có gì đáng quan ngại. Nhưng nếu tình trạng mẹ bầu đi ngoài ra máu nhiều ngày thì là dấu hiệu đáng cảnh báo cho sức khỏe của mẹ.

Bà bầu bị táo bón ra máu

Bà bầu bị táo bón ra máu

Mẹ ra nhiều máu và kéo dài sẽ khiến cho mẹ bị thiếu máu, mệt mỏi,... Lượng máu sẽ không cung cấp đủ cho thai nhi khiến cho thai nhi sẽ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, nhẹ cân khi sinh ra.

Tình trạng bà bầu đi ngoài ra máu là do táo bón. Mẹ bầu ở những tuần đầu luôn phải để ý vì thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung, việc mẹ cố gắng rặn để đại tiện cũng có thể tăng nguy cơ khiến cho mẹ dễ bị sảy thai. 

Bà bầu bị táo bón ra máu nguyên nhân là gì?

Táo bón là gì? Mẹ mang thai thì có bị táo bón không? 

Táo bón thai kỳ là hiện tượng đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần, phân cứng và khô, đi tiêu có cảm giác tắc nghẽn ở vùng hậu môn, cảm giác đi tiểu không còn trọn vẹn, ngoài ra còn cảm thấy áp lực căng thẳng đi tiêu. Táo bón làm cho mẹ mang thai cảm thấy áp lực, khó chịu hơn nữa còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai kỳ.  

Táo bón có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của thai sản. Nguyên nhân là chính là do các nội tiết tố progesterone trong cơ thể của mẹ trong giai đoạn này sẽ tiết ra nhiều làm chùng giãn cơ ruột khiến nhu động ruột bị giảm đi dẫn đến việc tiêu hóa chậm, chất thải  và chất cặn bã bị chậm đẩy ra ngoài dẫn tới táo bón. Trong thời gian mang bầu mẹ luôn phải bổ sung canxi và sắt ngoài ra chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ cùng chế độ ăn uống không phù hợp cũng gây ra táo bón. Tâm lý của mẹ bầu bị stress, căng thẳng thêm thói quen ít vận động cũng ảnh hưởng đến táo bón.

Mẹ bầu khó chịu mỗi lần táo bón

Mẹ bầu khó chịu mỗi lần táo bón

Nguyên nhân bà bầu bị táo bón ra máu 

Táo bón nếu để bị lâu dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu trực tràng khi đi đại tiện mẹ bầu sẽ thấy máu ra cùng phân. 

  • Bệnh trĩ 

Khi mang thai nguy cơ bị trĩ của mẹ bầu cũng được tăng lên bởi tâm sinh lý. Khi thai nhi càng lớn lên thì sức đè nén lên tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng cũng được tăng lên. Điều này đã khiến các cấu trúc mô liên kết để nâng đỡ tĩnh mạch yếu. Dần dần tạo thành búi trĩ và dần tụt ra ngoài hậu môn.  

  • Nứt kẽ hậu môn  

Là các vết nứt ở niêm mạc trực tràng gây đau dữ dội và chảy máu trong. Vết rách màu đỏ trên vùng da quanh trực tràng. Khi táo bón bà bầu thường cố rặn để đẩy khối phân cứng khô ra ngoài. Khi các vết nứt hậu môn xuất hiện mà mẹ bầu vẫn cố gắng rặn nhiều lần thì các vết nứt lại càng lan rộng và có máu xuất hiện. Vết nứt chảy máu gây đau nhức và khó chịu cho mẹ bầu.

  • Chảy máu trực tràng 

Một trong những tình trạng cũng rất phổ biến ở mẹ bầu do bệnh trĩ hay biến chứng của bệnh Crohn. Ngoài việc đi ngoài ra máu mẹ bầu còn có triệu chứng đi kèm như trực tràng căng cứng, đau nhức, cảm thấy chóng mặt, choáng váng. Vấn đề sẽ rất nghiêm trọng khi mẹ bầu đi máu là do chảy máu trực tràng. Mẹ nên đi khám sớm để tránh ảnh hưởng không tốt đến cho mẹ và thai nhi.

Nên làm gì để bà bầu tránh táo bón đi ngoài ra máu 

Chảy máu do trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu trực tràng sẽ dần hết nếu táo bón của mẹ bầu được cải thiện. Thai kỳ là vấn đề nhạy cảm chính vì vậy mẹ bầu nên khắc phục sớm vấn đề sức khỏe của mẹ. Một số lời khuyên giúp ngăn ngừa táo bón cho mẹ bầu.

  • Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có nhiều trong rau xanh, gạo nâu, hoa quả, bánh mì đen, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày mẹ nên ăn dưới 25 gam chất xơ. Nếu mẹ ăn rau xanh thì cũng nên từ từ tăng lượng tránh cho việc bị đầy hơi, trướng bụng .

Chất xơ từ rau củ

Chất xơ từ rau củ giúp mẹ không còn nỗi lo táo bón 

  • Ăn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa 

Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều probiotic như là sữa chua, nấm sữa kefir, trà kombucha, phomat,...giúp làm giảm táo bón ở mẹ bầu.

  • Chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn. 

Mẹ bầu có thể chia 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày tránh việc quá no, áp lực cho hệ tiêu hóa.

  • Uống nhiều nước 

Hoạt động tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ bổ sung đủ 2 - 2,5 lít nước một ngày. Việc uống đủ nước sẽ làm kích thích quá trình chuyển hóa dần giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

>>>Xem thêm: Cách hỗ trợ trị táo bón cho bà bầu ngay tại nhà

Uống 2 - 2,5 lít nước để giảm táo bón

Uống 2 - 2,5 lít nước để giảm táo bón

  • Vận động

Mẹ bầu mỗi ngày vận động ít nhất 15 phút. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng hay tập những bài yoga dành cho bà bầu. Việc này không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn giúp tăng cường sức khỏe tốt cho mẹ bầu.

Mẹ bầu nên tập yoga 15 phút mỗi ngày

Mẹ bầu nên tập yoga 15 phút mỗi ngày

  • Làm giảm áp lực cho vùng bụng 

Việc giảm áp lực cho vùng bụng sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng đi ngoài ra máu khi tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị tổn thương. Các mẹ bầu nên ngồi xổm khi đi vệ sinh để làm giảm áp lực cho vùng bụng.

  • Tập thói quen đi đại tiện theo giờ

Mẹ bầu nên tập thói quen đi đại tiện theo giờ để tránh nguy cơ rối loạn bệnh tiêu hóa gây táo bón.

Tình trạng bà bầu táo bón đi ngoài ra máu nếu không thể giảm hết trong vài ngày thì hãy tới phòng khám để kiểm tra ngay. Thời gian thai kỳ là thời gian cực kỳ nhạy cảm, mẹ tuyệt đối không thể chủ quan để tránh các nguy cơ hệ lụy đến sức khỏe của thai kỳ.

Bài viết liên quan: Bà bầu bị táo bón có nên dùng thuốc thụt

Từ khóa » Hậu Môn Chảy Máu Khi Mang Thai