[SOS]Bà Bầu đi Ngoài Ra Máu - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị An Toàn
Có thể bạn quan tâm
Bà bầu đi ngoài ra máu gây lo lắng, hoang mang cho phụ nữ khi mang thai. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, nó có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào cho an toàn? Tất cả những thông tin này sẽ có trong bài viết dưới đây.
5/5 - (610 bình chọn)- 1. Dấu hiệu nhận biết bà bầu đi ngoài ra máu
- 2. Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở phụ nữ có thai
- 2.1. Do màu sắc của một số loại thức ăn
- 2.2. Táo bón ở bà bầu gây đi ngoài ra máu
- 2.3. Bệnh trĩ
- 2.4. Nứt hậu môn
- 2.5. Viêm loét đại tràng
- 2.6. Polyp đại trực tràng gây đi cầu ra máu ở bà bầu
- 2.7. Ung thư trực tràng
- 3. Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
- 4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ
- 5. Chẩn đoán
- 6. Điều trị đi ngoài ra máu cho bà bầu
- 6.1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học
- 6.2. Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ
- 6.3. Vận động, rèn luyện đều đặn
- 6.4. Vệ sinh hậu môn
1. Dấu hiệu nhận biết bà bầu đi ngoài ra máu
Bà bầu đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có màu máu, lẫn máu hoặc máu phủ trên bề mặt phân. Tùy thuộc vào lượng máu, nguồn chảy máu và thời gian máu tồn tại trong ống tiêu hóa mà màu sắc phân có thể từ phân màu đỏ tươi, đỏ thẫm tới phân màu đen. Máu trong phân có thể đến từ bất kỳ cơ quan tiêu hóa nào.
Ngoài đại tiện ra máu, bà bầu có thể gặp phải những triệu chứng khác như:
- Đau bụng
- Phân lỏng
- Phân bé
2. Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở phụ nữ có thai
2.1. Do màu sắc của một số loại thức ăn
Thực tế trong một số trường hợp màu đỏ trong phân không phải là máu mà do màu sắc của một số loại thức ăn mà mẹ bầu nạp vào cơ thể. Đó có thể là:
- Củ cải đường
- Rau dền
- Quả thanh long.
Trường hợp này bà bầu không cần lo lắng. Màu sắc phân sẽ trở lại bình thường khi loại thực phẩm này được tiêu hóa hết.
2.2. Táo bón ở bà bầu gây đi ngoài ra máu
Bà bầu bị táo bón ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Theo heathline.com, nguyên nhân của tình trạng táo bón là do mẹ bầu ăn ít chất xơ, lười vận động, sự gia tăng của hormone progesterone làm chậm quá trình co bóp của ruột. Phân khô, cứng cùng với việc cố gắng rặn sẽ làm trầy xước và chảy máu hậu môn.
Táo bón ở bà bầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn
2.3. Bệnh trĩ
Đây là tình trạng tĩnh mạnh trong và ngoài ống hậu môn bị giãn ra, thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Bệnh xảy ra do sức ép của thai nhi, sự suy giảm lưu lượng máu tới vùng chậu, chế độ ăn thiếu chất xơ.
2.4. Nứt hậu môn
Đây là hiện tượng xảy ra do táo bón hoặc trĩ kéo dài. Nó có thể gây đại tiện ra máu tươi khi mang thai với lượng nhỏ, thường có màu hồng hoặc đỏ tươi. Đi kèm với đó là vùng niêm mạc hậu môn bị đau rát. Vết nứt càng lớn sẽ càng tăng thêm nguy cơ bị viêm nhiễm.
2.5. Viêm loét đại tràng
Chảy máu khi đi ngoài khi mang thai cũng có thể do bà bầu bị viêm loét đại tràng. Những vết loét trên thành đại tràng chảy máu, lượng máu này theo ống tiêu hóa được đào thải cùng với phân. Ngoài việc bà bầu đi cầu ra máu, phân có thể kèm dịch nhầy và bị đau bụng.
2.6. Polyp đại trực tràng gây đi cầu ra máu ở bà bầu
Sự xuất hiện của các polyp trong thành đại trực tràng khiến phụ nữ mang thai đi ngoài ra nhiều màu tươi. Tuy không phải tất cả polyp đều có thể chuyển thành u ác tính nhưng cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
2.7. Ung thư trực tràng
Đây là dạng ung thư phổ biến thứ hai trong các loại ung thư đường tiêu hóa. Bệnh đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng thường gặp của bệnh là:
- Bà bầu đi đại tiện ra máu
- Táo bón xen kẽ tiêu chảy
- Cảm giác nặng tức ở hậu môn.
3. Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Nếu đi ngoài ra máu kéo dài quá 2 ngày sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những tác hại có thể xảy đến là:
- Tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ
- Không có đủ lượng máu cần thiết cung cấp cho thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển
- Gây viêm nhiễm phụ khoa, hậu môn
- Mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược
- Lo lắng kéo dài, stress
- Thậm chí có thể bị sảy thai
>> Đi cầu ra máu ăn gì kiêng gì cho đúng? [Chuyên gia mách bạn!]
4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ
Mang thai là giai đoạn cần hết sức thận trọng của phụ nữ. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ ngay. Đặc biệt nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
- Bà bầu đi vệ sinh ra máu không cải thiện sau 1 – 2 ngày
- Phân có màu đen, sánh như nhựa đường
- Tức ngực, khó thở
- Choáng, chóng mặt
- Sốt
- Đau bụng
5. Chẩn đoán
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi bà bầu về tiền sử bệnh, loại thực phẩm đã ăn gần đây, thuốc đang sử dụng và triệu chứng bệnh.
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang ruột để xác định những tổn thương có thể có.
- Xét nghiệm phân: xác định sự hiện hiện của máu trong phân hoặc tìm virus, vi khuẩn.
6. Điều trị đi ngoài ra máu cho bà bầu
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho cả bà bầu và thai nhi. Nếu nguyên nhân được xác định là do bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp chữa trị loại bệnh này. Nhờ đó, tình trạng chảy máu khi đi ngoài lúc mang thai cũng sẽ biến mất.
Ngoài ra có một số biện pháp an toàn mà mẹ bầu có thể tham khảo để hỗ trợ chữa trị đi ngoài ra máu.
6.1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón, bệnh trĩ cũng như tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt cho mẹ bầu.
- Mẹ bầu nên ăn đa dạng các chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, trái cây tươi…
- Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung sữa chua vào thực đơn vì chúng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn.
- Kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu bia.
6.2. Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ
Đây là một cách để tạo phản xạ có điều kiện cho cơ thể, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên lựa chọn một thời điểm thích hợp nhất trong ngày để đi đại tiện, thông thường là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Đồng thời, bà bầu không nên cố rặn hoặc nhịn đại tiện.
6.3. Vận động, rèn luyện đều đặn
Vận động, tập thể dục thể thao đều đặn, nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng là một trong những yếu tố giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, tạo tinh thần thoải mái cho phụ nữ khi mang thai.
6.4. Vệ sinh hậu môn
Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sẽ giúp mẹ bầu tránh khỏi các trường hợp nhiễm trùng, hình thành các ổ áp xe vùng hậu môn. Mẹ bầu nên dùng nước ấm để rửa vùng hậu môn sau khi đại tiện thay vì dùng giấy để lau. Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần lưu ý sử dụng đồ lót thoải mái, thông thoáng, thấm hút tốt.
*Lưu ý: Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp chữa trị khác mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Bà bầu đi ngoài ra máu cần cẩn trọng, nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác ngay khi phát hiện các dấu hiệu đại tiện ra máu. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.
XEM THÊM:
- Viêm đại tràng khi mang thai: Biểu hiện nhận biết và cách điều trị
- Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Nguyên nhân, cách phòng tránh
- Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Từ khóa » Hậu Môn Chảy Máu Khi Mang Thai
-
Bà Bầu Bị đi Ngoài Ra Máu Cần Xử Lý Nhanh Chóng
-
Cách Chữa đi Ngoài Ra Máu Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Chảy Máu Hậu Môn Trong Thai Kỳ - Suckhoe123
-
Bệnh Trĩ Rất Dễ Gặp ở Phụ Nữ Mang Thai 3 Tháng Cuối | Vinmec
-
Bà Bầu đi Ngoài Ra Máu Có Sao Không Và Cách Xử Lý An Toàn
-
Bà Bầu đi Ngoài Ra Máu Có Nguy Hiểm Không?
-
Bị Trĩ Khi Mang Thai điều Trị Bằng Cách Nào?
-
Bà Bầu Bị Táo Bón Ra Máu Có ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi Không? - PQA
-
Trĩ Khi Mang Thai Có Sinh Thường được Không?
-
Bà Bầu Bị Bệnh Trĩ Khi Mang Thai Có Thể Sinh Thường được Không?
-
Đi Ngoài Ra Máu Khi Mang Thai Có Sao Không? - Bệnh Trĩ
-
Cứu Nguy Cho Các Bà Bầu Thoát Khỏi Bệnh Trĩ - BVĐK Hồng Phát
-
Bệnh Trĩ Khi Mang Thai - Cách Trị, Làm Co Búi Trĩ Cho Bà Bầu
-
Đi đại Tiện Ra Máu Tươi Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?