Cứu Nguy Cho Các Bà Bầu Thoát Khỏi Bệnh Trĩ - BVĐK Hồng Phát
Có thể bạn quan tâm
Mắc trĩ hay lòi dom khi đang mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ là trải nghiệm khó chịu nhất của các bà bầu. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.
Bệnh trĩ là việc giãn tĩnh mạch trực tràng và là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai. Trĩ thường không tạo ra biến chứng vì chúng rất phổ biến: khoảng 20-50% phụ nữ sẽ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai ở một mức độ nhiều hay ít. Có 1 điều đặc biệt là hầu hết phụ nữ đều không mắc bệnh trĩ cho đến khi họ mang thai.
- I. Vì sao bà bầu lại dễ bị trĩ?
- II. Làm thế nào để bà bầu nhận ra mình bị trĩ?
- III. Điều trị bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả
- IV. Mẹo cuối cùng giúp bà bầu thoát khỏi bệnh trĩ
I. Vì sao bà bầu lại dễ bị trĩ?
Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung đặt áp lực nên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Không gian dần trở nên hạn chế nên dòng máu vào và ra các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị di chuyển chậm và tụ lại. Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi.
Nội tiết tố mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như thường ngày, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng.
Một yếu tố khác là sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ. Để có thể cung cấp cho thai nhi lượng oxy dồi dào và đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng hơn 40% so với bình thường. Tất cả các chất lỏng này được thêm vào cơ thể, trong khi vẫn sẽ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ. Thông thường các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxy.
Nếu bạn có tiền sử bệnh trĩ, nhiều khả năng chúng sẽ phát triển thêm khi bạn mang thai. Áp lực trong giai đoạn thứ II của thời kì mang thai cũng sẽ dẫn đến việc bệnh trĩ phát triển. Nếu giai đoạn hai này lâu và bị kéo dài cũng sẽ là một mối đe dọa lớn.
II. Làm thế nào để bà bầu nhận ra mình bị trĩ?
Có hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu là trĩ nội, bạn có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh. Trĩ ngoại tạo cảm giác như có 1 vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng như một quả nho. Nếu bạn nghi ngờ, hãy lấy một cái một gương và kiểm tra. Hãy chuẩn tinh thần vì chúng không phải thứ đẹp đẽ để nhìn.
Kích thước trĩ không nhất thiết phải phải chỉ số cố định và rõ rệt. Một số phụ nữ mô tả nỗi đau của bệnh trĩ giống như một “ngồi lên một con dao sắc” hoặc “bị rạch bởi một lá bài”. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình bị trĩ mà không cảm thấy đau đớn thì cũng không cần lo lắng.
Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Triệu chứng này cũng nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên nhân gây chảy máu trong khác. Nếu bạn lo lắng hãy kiểm tra hãy tới cơ sở y tế. Việc này sẽ tốt hơn cho sự an toàn của bạn và con bạn.
Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai, thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.
Bệnh trĩ gây cảm giác rất khó chịu do đau phía trong và xung quanh hậu môn. Chúng cũng có thể cảm thấy ngứa và gây áp lực cho cơ thể. Tất cả những cảm giác này sẽ trải nghiệm rất khác biệt nếu bạn chưa từng trải qua trước đó.
Một số phụ nữ cho biết rằng sau khi quan hệ tình dục, cảm giác đau nhói xung quanh búi trĩ cũng bị gia tăng. Điều này xuất phát từ sự gia tăng nói chung lượng máu chảy đến và bị dồn ứ lại tại các khu vực âm đạo/vùng đáy chậu/hậu môn trong quá trình giao hợp.
III. Điều trị bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả
Điều quan trọng là bạn phải nhận ra sớm nếu có các dấu hiệu trĩ. Bác sĩ khoa sản hoặc bác sĩ hậu môn trực tràng có thể giúp bạn biết chắc chắn về điều đó. Đừng xấu hổ, bạn có thể chắc chắn rằng họ cũng từng nhìn thấy hàng ngàn búi trĩ khác. Nếu họ cũng đã có một đứa con, họ sẽ càng đồng cảm với bạn.
Có nhiều cách điều trị trĩ mà mỗi cách lại cho một có hiệu quả rất khác nhau. Nhưng thực tế, điều trị chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng chứ không thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Hầu hết phụ nữ cho biết rằng họ rất khó chịu với các triệu chứng đó và chỉ cảm thấy thoải mái sau khi đã sinh con. Thậm chí có người đã mất vài tuần để tình trạng bị trĩ hoàn toàn mất đi.
- Tránh bị táo bón.
- Có một loạt các loại kem có thể giúp giảm thiểu ứ máu, giúp thải phân dễ dàng hơn. Nhưng bạn cần nói chuyện bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào trong khi mang thai.
- Chườm lạnh/lau rửa và tắm nước mát cũng sẽ có hiệu quả. Gói chườm đá cũng rất hữu ích, nhưng không nên dùng trong thời gian dài. Hãy đảm bảo đá lạnh được bọc gói với một miếng vải mềm được vệ sinh sạch sẽ.
- Tránh nâng vật nặng. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu.
- Việc giữ vùng hậu môn rất sạch sẽ là rất quan trọng. Sau khi đi tiêu hãy đảm bảo bạn đã làm sạch mình rất kỹ bằng giấy vệ sinh mềm và khăn lau. Bạn có thể dùng giấy ướt, vòi sen hoặc một miếng vải mềm để cảm thấy thoải mái hơn.
- Đừng ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối/natri dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông.
- Tránh ăn thức ăn quá nhiều gia vị. Nó có thể dẫn đến việc bị đau hơn nữa khi đi vệ sinh.
- Tránh làm trầy xước da nếu bạn bị ngứa. Điều này có thể làm hỏng thành tĩnh mạch và suy chúng yếu thêm.
- Hãy tập luyện Kegels chăm chỉ. Chúng giúp bạn duy trì sức mạnh sàn chậu và sức khỏe, đảm bảo là tất cả mọi thứ trong cơ thể bạn có được sức mạnh vốn có của nó.
- Ngủ nghiêng hẳn về một bên mà không phải là nằm ngửa hoặc sấp. Nghiêng trái là vị trí tốt nhất để giảm bớt ứ máu tại vùng chậu/hậu môn.
- Tập thể dục thường xuyên. Đơn giản là đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa. Sẽ thật vô ích nếu có một bộ tiêu hóa yếu ớt.
- Tránh tăng cân quá nhiều. Việc tăng cân lành mạnh nhất trong thai kỳ là ở trong khoảng 10-12 kg, nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến hàng loạt các biến chứng khác.
- Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian quá dài vì sẽ gây tụ máu trong khu vực xương cùng.
- Một chiếc gối có hình chữ O thể sẽ hữu ích. Mặc dù có một số ý kiến bất đồng của những người thực hiện chăm sóc sức khỏe rằng chúng sẽ hạn chế lưu lượng máu lưu chuyển ra – vào khu vực.
IV. Mẹo cuối cùng giúp bà bầu thoát khỏi bệnh trĩ
Trĩ có thể gây đau đớn, mất máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Chính vì thế, khi đã phát hiện mình mắc trĩ, dù ở giai đoạn nhẹ thì bạn hãy đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để được tư vấn giảm nhẹ, đẩy lùi các triệu chứng bệnh và đảm bảo sức khỏe trong kỳ sinh đẻ và cách điều trị sau kỳ sinh đẻ.
Bạn có thể đặt lịch khám bệnh trĩ ngoại cùng Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ cao cấp Hoàng Đình Lân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, nguyên chủ nhiệm khoa Ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Bác sĩ đã có hơn 40 kinh nghiệm điều trị bệnh trĩ, tham gia mổ thành công trên 5.000 bệnh nhân trĩ và điều trị hiệu quả trên 10.000 bệnh nhân trĩ bằng phương pháp đông y kết hợp với tây y.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là địa chỉ khám bệnh trĩ uy tín của hơn 9.000 người lựa chọn trong nhiều năm qua với những ưu điểm nổi bật:
- Đội ngũ Bác sĩ tay nghề cao: Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và có tiếng về điều trị các bệnh lý Hậu Môn Trực Tràng.
- Chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh: Cùng với máy móc y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ tại Hồng Phát luôn được đánh giá cao trong quá trình chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
- Điều trị kết hợp bằng nhiều phương pháp: Để giúp triệt toàn diện búi trĩ, Hồng Phát luôn đưa ra nhiều phương pháp điều trị từ y học cổ truyền đến y học hiện đại.
- Đồng hành cùng bệnh nhân đến khi khỏi bệnh: Chúng tôi đồng hành của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị từ khi bắt đầu khám đến khi phòng ngừa bệnh trĩ tái phát thành công.
Từ khóa » Hậu Môn Chảy Máu Khi Mang Thai
-
[SOS]Bà Bầu đi Ngoài Ra Máu - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị An Toàn
-
Bà Bầu Bị đi Ngoài Ra Máu Cần Xử Lý Nhanh Chóng
-
Cách Chữa đi Ngoài Ra Máu Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Chảy Máu Hậu Môn Trong Thai Kỳ - Suckhoe123
-
Bệnh Trĩ Rất Dễ Gặp ở Phụ Nữ Mang Thai 3 Tháng Cuối | Vinmec
-
Bà Bầu đi Ngoài Ra Máu Có Sao Không Và Cách Xử Lý An Toàn
-
Bà Bầu đi Ngoài Ra Máu Có Nguy Hiểm Không?
-
Bị Trĩ Khi Mang Thai điều Trị Bằng Cách Nào?
-
Bà Bầu Bị Táo Bón Ra Máu Có ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi Không? - PQA
-
Trĩ Khi Mang Thai Có Sinh Thường được Không?
-
Bà Bầu Bị Bệnh Trĩ Khi Mang Thai Có Thể Sinh Thường được Không?
-
Đi Ngoài Ra Máu Khi Mang Thai Có Sao Không? - Bệnh Trĩ
-
Bệnh Trĩ Khi Mang Thai - Cách Trị, Làm Co Búi Trĩ Cho Bà Bầu
-
Đi đại Tiện Ra Máu Tươi Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?