Bà Bầu Nổi Mẩn Ngứa ở Da Bụng Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí
Có thể bạn quan tâm
Mang thai là giai đoạn mẹ bầu phải trải qua rất nhiều thay đổi, nhất những thay đổi về da. Trong đó tình trạng mẩn ngứa mề đay ở da bụng khi mang thai đã khiến không ít mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nhất là khi thời tiết nóng nực hoặc ra mồ hôi nhiều.bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa
Menu xem nhanh:
- 1. Bà bầu nổi mẩn ngứa ở da bụng nguyên nhân
- 2. Các triệu chứng của phát ban PUPPP là gì?
- 3. Phát ban PUPPP được chẩn đoán như thế nào?
- 4. Mẹ bầu có đặc điểm thế nào dễ Bị phát ban PUPPP?
- 5. Cách điều trị phát ban PUPPP
- 5.1. Sử dụng kem dưỡng ẩm
- 5.2. Dùng thuốc steroid bôi ngoài da
- 5.3. Thuốc kháng histamin
- 6. Mẹ bầu cần làm gì khi bị sẩn ngứa mề đay thai kỳ PUPPP?
1. Bà bầu nổi mẩn ngứa ở da bụng nguyên nhân
Những thay đổi về nội tiết trong thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể lên làn da như thay đổi sắc tố da, rạn da và các bệnh lý về da. Điển hình trong các bệnh lý về da là chứng mề đay sẩn ngứa PUPPP – Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregnancy hay còn gọi là chứng phát ban đa dạng. PUPPP gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các mẹ bầu chẳng may mắc phải căn bệnh này. bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng
2. Các triệu chứng của phát ban PUPPP là gì?
Hiện tượng sẩn ngứa mề đay khi có thai PUPPP thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ khi kích thước của thai nhi tăng lên nhanh chóng. Việc da bụng của mẹ bầu bị kéo giãn có thể gây ra một vài phản ứng với da, khiến những ban đỏ xuất hiện.
Phần lớn PUPPP xuất hiện đầu tiên từ các vết rạn da ở bụng. Ban đầu thương tổn khởi phát là các ban mày đay nhỏ, màu đỏ, hơi phù nề xuất hiện ở quanh rốn. Sau đó các ban này liên kết với nhau thành đám sẩn mày đay ở vùng bụng, gây ngứa ngáy cực kỳ khó chịu và lan dần ra toàn bộ vùng bụng, có thể kéo dài tới mông, đùi, cánh tay và cẳng chân. Đôi khi trên các ban có thể thấy mụn nước nhỏ. Không giống như các dạng phát ban khác có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, tình trạng sẩn ngứa mề đay thai kỳ PUPPP chỉ bắt đầu ở vùng bụng, ít bị ở ngực và ở mặt. bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng
Có một điều may mắn dành cho mẹ bầu là hiện tượng phát ban PUPPP không gây nguy hiểm nào cho mẹ và bé yêu trong bụng. Bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh khoảng 1-2 tuần, nhưng ngứa thì có thể tồn tại lâu hơn. Hơn thế nữa phát ban PUPPP được đánh giá là rất hiếm tái phát lại trong lần mang thai tiếp theo của mẹ. PUPPP gây ra cho mẹ là những cơn ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ cũng các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. nổi mụn ngứa ở bụng khi mang thai
3. Phát ban PUPPP được chẩn đoán như thế nào?
Để chấn đoán phát ban PUPPP, các bác sĩ chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng với sự xuất hiện đơn thuần của các ban sẩn ngứa mề đay chứ không có xét nghiệm đặc hiệu cũng như không cần sinh thiết da.
Tuy nhiên để loại trừ việc mắc các bệnh lý về da khác như nhiễm nấm hoặc ghẻ, các bác sĩ có thể cho mẹ thực hiện một số xét nghiệm như kiểm tra công thức máu, kiểm tra chức năng gan, xét nghiệm cortisol trong huyết thanh, xét nghiệm nồng độ HCG trong máu.
4. Mẹ bầu có đặc điểm thế nào dễ Bị phát ban PUPPP?
Hiện tượng sẩn ngứa mề đay thai kỳ PUPPP không phổ biến, có tỉ lệ khoảng 1/150 ca mang thai. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này hiện chưa rõ ràng. Một vài nghiên cứu cho rằng tình trạng này có liên quan đến sự thay đổi của hormone trong thời gian mang thai, đặc biệt là estrogen và do tiền sử gia đình bị bệnh da liễu như nổi mề đay, rôm sảy.bà bầu nổi mẩn ngứa ở bụng
Tuy nhiên một vài nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng tình trạng sẩn ngứa mề đay thai kỳ PUPPP thường xuất hiện ở lần mang thai đầu và gần như không gặp ở những lần mang thai tiếp theo. Nếu có xảy ra ở lần mang thai tiếp theo thì phát ban PUPPP cũng không nghiêm trọng như lần đầu. Sự tăng cân nhanh chóng của thai nhi khiến thành bụng mẹ bầu bị giãn mạnh, dẫn tới việc phá hủy các sợi liên kết gây phản ứng viêm. Do đó phát ban PUPPP thường gặp ở những mẹ bầu mang đa thai, tăng cân nhiều trong thai kỳ hơn.
Người ta cũng nhận thấy khoảng 70% mẹ bầu gặp tình trạng sẩn ngứa mề đay thai kỳ PUPPP sẽ sinh bé trai, vì thế các nhà nghiên cứu cũng cho rằng DNA của thai nhi có thể đóng vai trò như chất kích thích da người mẹ.bụng bà bầu nổi mẩn đỏ
5. Cách điều trị phát ban PUPPP
Phương pháp điều trị tình trạng sẩn ngứa mề đay thai kỳ PUPPP đến nay chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng.
5.1. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Mẹ bầu có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm tình trạng căng cứng, ngứa ngáy cho da. Tuy nhiên trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm, mẹ bầu nên đọc kỹ thành phần, tuyệt đối không dùng sản phẩm chứa các chất không tốt cho thai nhi bởi chúng có thể gây sảy thai, sinh non hoặc các dị tật nguy hiểm cho bé yêu. Tốt nhất mẹ bầu nên dùng các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên, xuất xứ rõ ràng, uy tín.
5.2. Dùng thuốc steroid bôi ngoài da
Khi gặp tình trạng này ở mẹ bầu, các bác sĩ có thể kê thuốc mỡ hoặc kem steroid tại chỗ để giảm ngứa. Mặc dù các loại kem này phần lớn được coi là vô hại trong thai kỳ nhưng mẹ tuyệt đối không được tự ý mua để sử dụng mà phải tuân theo liều lượng cũng như chỉ định của bác sĩ. Với các trường hợp ngứa nặng, có thể mẹ sẽ phải dùng steroid đường uống.
5.3. Thuốc kháng histamin
Dùng thuốc uống kháng histamin cũng làm thuyên giảm ở một số trường hợp nhưng nhìn chung ít hiệu quả chống ngứa hơn steroid. Tuy nhiên mẹ bầu có thể dùng vào ban đêm để giúp giảm nhẹ tình trạng ngứa, ngủ ngon giấc hơn.
6. Mẹ bầu cần làm gì khi bị sẩn ngứa mề đay thai kỳ PUPPP?
Để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khi gặp phải tình trạng sẩn ngứa mề đay thai kỳ PUPPP, mẹ bầu có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản sau đây:
– Tắm bột yến mạch, baking soda: Tắm bằng nước pha bột yến mạch hoặc baking soda có thể cải thiện tình trạng ngứa da. Trong bột yến mạch có chứa nhiều amino acid, vitamin B, vitamin E nên giúp diệt khuẩn, tăng cường độ ẩm cần thiết cho da, từ đó giúp giảm ngứa. Còn baking soda sẽ làm giảm tính acid và khiến da ít bị kích ứng hơn.mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng
– Hạn chế tắm nước nóng: Ngâm mình lâu trong bồn tắm hoặc tắm nước nóng trong thời gian dài dưới vòi hoa sen có thể làm cho làn da mẹ bầu bị khô và tình trạng ngứa sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó mẹ bầu nên sử dụng những loại sữa tắm có tính tẩy nhẹ, không mùi để tránh da bị kích ứng.
– Dùng kèm dưỡng ẩm: Sau khi tắm xong để tránh tình trạng da bị khô, mẹ bầu hãy dưỡng ẩm làn da với các loại kem không mùi phù hợp. Ở những vùng da bị ngứa ngáy, mẹ có thể dùng gạc mát để đắp lên đó.
– Trang phục: Đối với trang phục hàng ngày, mẹ bầu nên lựa chọn những đồ được làm từ vải cotton mềm mại, thoáng mát.
– Nếu mẹ bầu có cơ địa dị ứng thì nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng, tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… Đồng thời nên uống đủ nước hàng ngày.
Ngoài việc gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của mẹ bầu thì tình trạng sẩn ngứa mề đay PUPPP sẽ không gây biến chứng nghiêm trọng nào. Mẹ bầu bị phát ban PUPPP không cần theo dõi đặc biệt, không cần sinh mổ và không gặp bất cứ vấn đề gì trong việc cho con bú. Vì thế nếu chẳng may gặp phải tình trạng này mẹ bầu đừng lo lắng nhiều, bệnh sẽ hết khi mẹ sinh con hoặc tuân thủ đầy đủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ nhé.
Từ khóa » Trị Mẩn Ngứa ở Bà Bầu
-
Cách Trị Ngứa Khi Mang Thai đơn Giản Lại Hiệu Quả Ngay Tại Nhà - Eva
-
Ngứa Trong Thai Kỳ Và Cách Xử Trí Nhanh Chóng
-
Cách Trị Ngứa Cho Bà Bầu Tốt Nhất (Dân Gian + Thuốc)
-
Mề đay Khi Mang Thai Và Sau Sinh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Cách Hạn Chế Ngứa Bụng Trong Thai Kỳ | Vinmec
-
5 “mẹo” Giúp Hạn Chế… Ngứa Khi Mang Thai
-
Nguyên Nhân Và điều Trị Hiện Tượng Nổi Mề đay Khi Mang Thai
-
Bà Bầu Bị Ngứa Toàn Thân: Làm Sao để Giảm Ngứa Mà Không Gây Hại ...
-
Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
10 Mẹo Dân Gian Trị Ngứa Cho Bà Bầu An Toàn Không Dùng Thuốc
-
MẸ BẦU BỊ NỔI MỀ ĐAY VÀ SẨN NGỨA KHI MANG THAI CÓ NGUY ...
-
Các Các Nốt Sần Và Mảng Mề đay Ngứa Trong Thai Kỳ - MSD Manuals
-
Nổi Mề Đay Khi Mang Thai: Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng Ngừa
-
Các Loại Thuốc Trị Mề đay Mẩn Ngứa Cho Bà Bầu - Favina Hospital