Cách Trị Ngứa Cho Bà Bầu Tốt Nhất (Dân Gian + Thuốc)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Ngứa ngáy là hiện tượng khá bình thường, xuất hiện ở mọi đối tượng trong đó có bà bầu. Tuy không phải là căn bệnh làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng chúng gây ra không ít sự khó chịu và phiền toái. Vì thế, cần có những phương pháp trị ngứa cho bà bầu hiệu quả và biện pháp chăm sóc bệnh đúng cách để phòng bệnh tái phát trở lại.

Phụ nữ mang thai ngứa ngáy nhiều phải làm sao? Điều trị như thế nào?
Phụ nữ mang thai ngứa ngáy nhiều phải làm sao? Điều trị như thế nào?

Bà bầu bị ngứa có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ phải tự mình đối diện và trải nghiệm mọi mặt. Từ những sự khác biệt về ngoại hình, sự thay đổi tính tình, làn da chuyển đổi. Hơn thế nữa, giai đoạn này làn da rất mẫn cảm và dễ bị kích ứng. Vì thế, dù chỉ có một tác động nhỏ từ môi trường cũng đủ khiến da bị kích ứng và gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Các nhà khoa học đã chỉ ra, cơn ngứa ngáy xuất hiện nhiều nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng ngứa ngáy này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do sự kích thích của các tế bào phôi thai xâm nhập vào cơ thể của người mẹ. Không những vậy, do sự rối loạn tự miễn ở cơ thể người mẹ sinh ra những nốt mẩn ngứa. Một số trường hợp khác có thể là do cơ thể thay đổi nội tiết tố nên dễ phát sinh ra những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Các chuyên gia còn cho biết, tình trạng ngứa ngáy khi mang thai không phải là căn bệnh nguy hiểm và cũng không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đa phần, bà bầu bị ngứa thường có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, chán ăn và dẫn đến suy nhược cơ thể. Đặc biệt hơn, khi cơn ngứa ngáy tăng cao buộc mẹ bầu phải gãi mạnh và điều này có thể khiến da bị trầy xước, từ đó làm giảm chức năng thẩm mỹ.

Tuy ngứa ngáy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nhưng chúng gây ra không ít cơn ngứa ngáy khó chịu đến phiền toái
Tuy ngứa ngáy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nhưng chúng gây ra không ít cơn ngứa ngáy khó chịu đến phiền toái

Mặc dù ngứa ngáy ngoài da không phải là vấn đề quá to tát nhưng vì những cơn ngứa ngáy bùng phát đột ngột sẽ khiến mẹ bầu cảm giác khó chịu và dễ nổi quạu. Hơn thế nữa, người mẹ có thể sẽ mệt mỏi, chán ăn và không toàn tâm toàn ý chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Chính vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng ngứa ngáy ngoài da, mẹ bầu cần nhanh chóng có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Cách trị ngứa cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Tình trạng ngứa ngáy khi mang thai rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của chị em phụ nữ nếu không được ngăn chặn kịp thời. Để khắc phục cơn ngứa ngáy một cách hiệu quả nhất mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Bà bầu có thể dùng thuốc hoặc tận dụng một số thảo dược thiên nhiên. Dưới đây là một số chia sẻ từ chuyên gia:

1. Có nên dùng thuốc Tây y trị ngứa cho bà bầu?

Điều trị ngứa cho bà bầu bằng thuốc là một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay. Các loại thuốc Tây y có tác dụng giảm ngứa tức thời và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là 2 loại thuốc bôi thông dụng và được nhiều bà bầu tin dùng nhất hiện nay:

Thuốc bôi ngoài Flucinar trị ngứa cho bà bầu

Flucinar là một loại dược phẩm thuộc nhóm corticoid có tác dụng tại chỗ. Loại thuốc này hoạt trọng trên cơ chế với sự phối hợp của 3 tác dụng chính là chống viêm, chống viêm và giúp làm co mạch. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm giảm viêm ngứa thông qua việc ổn định màng lysosom của bạch cầu. Đồng thời ức chế sự tập trung đại thực bào trong của các vùng viêm nhiễm.

Với những công dụng đã được liệt kê, bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Flucinar để làm giảm ngứa tức thời cũng như cung cấp độ ẩm cho da. Tuy nhiên, thuốc chỉ được chỉ định sử dụng trong khoảng thời gian ngắn để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô.

Thuốc bôi ngoài Flucinar trị ngứa cho bà bầu
Thuốc bôi ngoài Flucinar trị ngứa cho bà bầu

Thuốc Phenergan giúp làm dịu cơn ngứa cho bà bầu

Thêm một sản phẩm khác cũng được bác sĩ chỉ định trị ngứa cho bà bầu – Thuốc Phenergan. Loại thuốc này ngoài việc dùng trị ngứa còn được bác sĩ chỉ định điều trị ngứa sẩn, côn trùng đốt, bỏng bề mặt da, da cháy nắng. Thành phần chính có trong thuốc Phenergan chủ yếu là Promethazin. Đây là một kháng histamin thế hệ 1, có tác dụng như một chất trung gian giúp loại bỏ các phản ứng dị ứng.

Bác sĩ chỉ định bà bầu trị ngứa trong khoảng 3 – 4 lần/ ngày và chỉ dùng trong khoảng thời gian nhắn. Đồng thời, không bôi thuốc lên vết thương hở, vết thương đang bị viêm loét.

Thuốc Phenergan giúp làm dịu cơn ngứa cho bà bầu
Thuốc Phenergan giúp làm dịu cơn ngứa cho bà bầu

Bên cạnh đó, còn có một số loại thuốc cũng được bác sĩ kê đơn trị ngứa cho bà bầu, điển hình như:

  • Thuốc histamin: Bà bầu có thể dùng được ở dạng thuốc uống và thuốc bôi giúp cải thiện cơn ngứa ngáy ngoài da. Một số loại thuốc điển hình như: Cetirizin, Loratadin,…
  • Thuốc corticoid: Một số loại sản phẩm nổi bật như: Budesonide, Triamcinolone,… Nhóm thuốc này được dùng cả ở dạng uống và dạng bôi;
  • Thuốc steroid: Loại thuốc này thường bào chế ở dạng thuốc bôi và chỉ định cho các trường hợp ngứa ngáy nặng.

Chính vì vậy, để phòng tránh một số rủi ro trong việc điều trị ngứa ngày thuốc Tây y, bà bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt một số chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ mọi phản ứng của cơ thể. Thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào không rõ nguyên do để có những phương án khắc phục kịp thời.

2. Áp dụng các mẹo vặt dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn nhưng không kém phần hiệu quả

Trong khoảng thời gian mang thai, bà bầu cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc để tránh làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Lúc này, bà bầu có thể tận dụng một số thảo dược trong thiên nhiên để khắc phục cơn ngứa ngáy cũng như loại bỏ các triệu chứng của bệnh da liễu.

Dưới đây là một số phương thuốc trị ngứa cho bà bầu an toàn, lành tính và không kém phần hiệu nghiệm:

Dùng nha đam trị ngứa cho bà bầu tại nhà

Nha đam là một trong những nguyên liệu làm đẹp tuyệt vời và đã được nhiều tín đồ săn đón. Loại nguyên liệu này không chỉ có tác dụng cung cấp đổ ẩm cho da mà còn hỗ trợ giảm ngứa và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Bà bầu hoàn toàn có thể dùng gel nha đam để bôi trị ngứa tại nhà

Cách thực hiện: Rửa sạch một nhánh nha đam tươi rồi dùng muỗng để nạo lấy một ít lượng gel. Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, bà bầu thoa một lượng gel vừa đủ, kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu đều. Để yên khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Trị ngứa cho bà bầu bằng lá hẹ tươi

Theo phân tích của y học hiện đại, trong lá hẹ có chứa nhiều thành phần tốt cho da như vitamin C, vitamin E, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, trong loại thảo dược này còn có các thành phần giúp làm dịu các cơn ngứa ngáy khó chịu và hạn chế các tổn thương lan rộng.

Cách thực hiện: Mang một nắm lá hẹ xanh đã được rửa sạch cắt thành từng đoạn nhỏ. Sau đó cho hết vào trong nồi nước khoảng 200 – 400ml và tiến hành đun sôi khoảng 7 – 10 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống một nửa, phần còn lại thì dùng bông băng hoặc vải mềm thấm nước rồi đem đắp lên vùng da ngứa ngáy.

Bà bầu tắm nước lá khế giúp giảm ngứa ngáy

Các nhà khoa học cho biết, trong lá khế cho chứa nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào. Không những vậy, trong loại nguyên liệu này có chứa một số thành phần khác có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, tái tạo và phục hồi vùng da bị tổn thương. Đặc biệt hơn, lá khế giúp khắc phục cơn ngứa một cách hiệu quả.

Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm lá khế tươi để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó cho vào nồi cùng với 2 lít nước và bắc lên bếp tiến hành đun cho đến khi các dưỡng chất tan hết trong nước thì tắt bếp. Pha thêm một ít nước mát để tắm.

Xem thêm: 5 Cách trị ngứa cho bà bầu bằng lá khế an toàn và hiệu quả

Trị ngứa cho bà bầu được đánh giá là tương đối an toàn, lành tính và không kém phần hiệu nghiệm
Trị ngứa cho bà bầu được đánh giá là tương đối an toàn, lành tính và không kém phần hiệu nghiệm

Việc kiên trì điều trị ngứa bằng mẹo vặt dân gian sẽ giúp bà bầu thoát khỏi các cơn ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, cách làm này chỉ mang tính chất bổ trợ và phù hợp cho các trường hợp bị ngứa nhẹ. Đặc biệt, không có tác dụng loại bỏ yếu tố căn nguyên gây ra cơn ngứa.

Do đó, để dứt điểm ngứa ngáy từ gốc, phòng tránh bệnh tái phát, bà bầu cần sử dụng các bài thuốc được phối chế bài bản, có dược tính cao hơn.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho phụ nữ bị ngứa khi mang thai

Bên cạnh việc điều trị ngứa ngáy bằng thuốc hay mẹo vặt dân gian, bà bầu cũng cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe tốt thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày. Bởi đây đều là những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh tình được nhanh chóng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

  • Luôn giữ cho da luôn được sạch sẽ và khô thoáng thông qua việc tắm rửa mỗi ngày. Bên cạnh đó, bà bầu không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi nước nóng sẽ khiến da bị khô và dễ bị kích ứng. Trong khi đó, nước lạnh sẽ khiến cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột và sinh ra bệnh cảm lạnh;
  • Sau khi vệ sinh cơ thể, bà bầu nên sử dụng thêm một số sản phẩm chăm sóc da để cung cấp độ ẩm. Tuy nhiên, bà bầu nên lựa chọn và sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên để đảm bảo sự an toàn;
  • Mặc trang phục rộng rãi và thoáng mát. Tốt nhất nên mặc quần áo có tính chất hút ẩm để hạn chế làm tổn thương cho làn da;
  • Tuyệt đối không gãi quá mạnh lên vùng da bị tổn thương. Việc gãi mạnh có thể khiến da bị trầy xước. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm;
  • Hạn chế để da tiếp xúc với những tác nhân xấu làm tổn thương đến da như: hóa chất, chất tẩy rửa, phấn hoa, bụi bẩn, nguồn nước bẩn,…;
  • Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đồng thời, loại bỏ các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng;
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn 2 – 2,5 lít mỗi ngày. Việc uống đủ lượng nước là sẽ quá trình đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể được nhanh chóng;
  • Không sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất kích thích cafein hay các loại đồ uống có cồn. Bởi đây đều là những thực phẩm có khả năng kích thích cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Kết hợp với việc dùng các loại nước ép từ rau củ hay các loại hoa quả tươi. Loại đồ uống này không chỉ giúp bổ sung nước cho cơ thể mà còn cung cấp một số dưỡng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho da;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc. Bà bầu có thể tham gia một số lớp học cho bà bầu để tăng kỹ năng chăm sóc con trẻ hay vận động để nâng cao sức khỏe thể chất.
Bà bầu cần tăng cường bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu có trong rau xanh, củ quả, trái cây tươi
Bà bầu cần tăng cường bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu có trong rau xanh, củ quả, trái cây tươi

Bà bầu bị ngứa ngoài da khi nào nên thăm khám?

Thông thường, ngứa khi mang thai có thể tự khỏi và ít gây ảnh hưởng cho cả mẹ và con. Bà bầu chỉ cần áp dụng một số phương pháp điều trị phù hợp là có thể khắc phục bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cơn ngứa ngáy tăng cao và không có dấu hiệu thuyên giảm cũng có thể là dấu hiệu cảnh cáo của bệnh lý khác. Để đảm bảo an toàn, bà bầu nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ da liễu ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy đi kèm với các tổn thương ngoài da: Chủ yếu gặp phải đối tượng bị viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa,…;
  • Ngứa ngáy đi kèm với triệu chứng sốt nhẹ hay phát ban da: Có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng;
  • Ngứa ngoài da, vàng da và rối loạn hệ tiêu hóa: Là triệu chứng cơ bản của bệnh ứ mật;
  • Ngứa và nóng rát vùng kín, đi kèm với triệu chứng khí hư ra nhiều: Là triệu chứng có thể bà bầu bị mắc bệnh phụ khoa hoặc bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục;
  • Nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh da liễu như: viêm da cơ địa, vảy nến, nổi mề đay,…
Bà bầu nên chủ động thăm khám nếu tình trạng ngứa ngáy ngoài da không có dấu hiệu thuyên giảm hay nghi ngờ bản thân mắc phải bất kỳ bệnh ngoài da nào
Bà bầu nên chủ động thăm khám nếu tình trạng ngứa ngáy ngoài da không có dấu hiệu thuyên giảm hay nghi ngờ bản thân mắc phải bất kỳ bệnh ngoài da nào

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc một số cách trị ngứa cho bà bầu hiệu quả tại nhà và cách chăm sóc sức khỏe tại nhà để đẩy lùi bệnh được nhanh chóng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bà bầu trong việc loại trừ cơn ngứa và phòng bệnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bà bầu nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng cần phải làm gì?
  • Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có đáng lo?

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Từ khóa » Trị Mẩn Ngứa ở Bà Bầu