Bài 14. Bài Tập Về Không Gian Véctơ (tiếp Theo)

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 12, Giáo Án Lớp 12, Bài Giảng Điện Tử Lớp 12

Trang ChủToán Học Lớp 12Giải Tích Lớp 12 Bài 14. Bài tập về không gian véctơ (tiếp theo) Bài 14. Bài tập về không gian véctơ (tiếp theo)

Cho A, B là các KGVT con của KGVT V . Chứng minh rằng A B là KGVT con của KGVT V khi và chỉ khi A B hoặc B A.

Giải. Nếu A B hoặc B A thì A B = B hoặc A B = A nên A B là KGVT con của V .

Ngược lại, giả sử A B là KGVT con của V nhưng A 6 B và B 6 A. Khi đó tồn tại x A, x 6 B và y B, y 6 A. Ta chứng minh x + y 6 A B. Thật vậy, nếu z = x + y A B thì z A, hoặc z B, do đó y = z − x A hoặc x = z − y B. Điều này trái với cách chọn x, y. Vậy x + y 6 A B. Như vậy, tồn tại x, y A B nhưng x + y 6 A B, do đó A B không là KGVT con của V (!). Mâu thuẫn chứng tỏ A B hoặc B A.

pdf 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1607Lượt tải 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Bài 14. Bài tập về không gian véctơ (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênĐẠI SỐ CƠ BẢN (ÔN THI THẠC SĨ TOÁN HỌC) Bài 14. Bài tập về không gian véctơ (tiếp theo) PGS TS Mỵ Vinh Quang Ngày 28 tháng 2 năm 2006 13. Cho A, B là các KGVT con của KGVT V . Chứng minh rằng A ∪ B là KGVT con của KGVT V khi và chỉ khi A ⊂ B hoặc B ⊂ A. Giải. Nếu A ⊂ B hoặc B ⊂ A thì A ∪B = B hoặc A ∪B = A nên A ∪B là KGVT con của V . Ngược lại, giả sử A ∪ B là KGVT con của V nhưng A 6⊂ B và B 6⊂ A. Khi đó tồn tại x ∈ A, x 6∈ B và y ∈ B, y 6∈ A. Ta chứng minh x + y 6∈ A ∪ B. Thật vậy, nếu z = x+ y ∈ A∪B thì z ∈ A, hoặc z ∈ B, do đó y = z− x ∈ A hoặc x = z− y ∈ B. Điều này trái với cách chọn x, y. Vậy x + y 6∈ A ∪ B. Như vậy, tồn tại x, y ∈ A ∪ B nhưng x+ y 6∈ A ∪B, do đó A ∪B không là KGVT con của V (!). Mâu thuẫn chứng tỏ A ⊂ B hoặc B ⊂ A. 14. Cho V là KGVT, A là KGVT con của V . Chứng minh tồn tại KGVT con B của V sao cho A+B = V và A ∩B = {0} Giải. Giả sử α1, . . . , αk là một cơ sở trong A, khi đó α1, . . . , αk là hệ véctơ độc lập tuyến tính trong V , do đó ta có thể bổ sung thêm các véctơ, để được hệ véctơ α1, . . . , αk, αk+1, . . . , αn là cơ sở của V . Đặt B = 〈αk+1, . . . , αn〉. Khi đó, vì A = 〈α1, . . . , αk〉 nên A + B = 〈α1, . . . , αk, αk+1, . . . , αn〉 = V . Mặt khác, nếu x ∈ A ∩ B, thì tồn tại các số ai, bj ∈ R sao cho x = a1α1 + . . .+ akαk và x = bk+1αk+1 + . . .+ bnαn do đó a1α1 + . . .+ akαk − bk+1αk+1 − . . .− bnαn = 0, vì hệ véctơ {α1, . . . , αn} ĐLTT nên ai = 0, bj = 0, do đó x = 0. Vậy, A ∩B = {0}. 15. Trong R4 cho các véctơ: u1 = (1, 1, 0, 0), u2 = (1, 1, 1, 1), u3 = (0,−1, 0, 1), u4 = (1, 2,−1,−2) và E = 〈u1, u2, u3, u4〉. a. Tìm cơ sở, số chiều của E. b. Tìm một điều kiện cần và đủ để véctơ x = (a1, a2, a3, a4) ∈ E. c Cho v1 = (1, a 3, a, 1), v2 = (1, b, b 3, 1), v3 = (ab+ 1, ab, 0, 1). Tìm a, b để v1, v2, v3 là cơ sở của E. 1 Giải. a. Để tìm cơ sở, số chiều của E, ta tìm hệ con ĐLTT tối đại của hệ sinh u1, u2, u3, u4 của E. Lập và biến đổi ma trận: A =  1 1 0 0 1 1 1 1 0 −1 0 1 1 2 −1 −2  1 2 3 4 −→  1 1 0 0 0 0 1 1 0 −1 0 1 0 1 −1 −2  1 2 3 4 −→  1 1 0 0 0 −1 0 1 0 0 1 1 0 1 −1 −2  1 2 3 4 −→  1 1 0 0 0 −1 0 1 0 0 1 1 0 0 −1 −1  1 2 3 4 −→  1 1 0 0 0 −1 0 1 0 0 1 1 0 0 0 0  1 2 3 4 Ma trận bậc thang sau cùng bậc 3, và 3 dòng khác không ứng với các véctơ u1, u3, u2. Do đó, dimE = 3 và cơ sở của E là hệ {u1, u2, u3} và E = 〈u1, u2, u3〉. b. x = (a1, a2, a3, a4) ∈ E khi và chỉ khi phương trình véctơ x = x1α1 + x2α2 + x3α3 có nghiệm. Phương trình véctơ trên tương đương với hệ sau: 1 1 0 a1 1 1 −1 a2 0 1 0 a3 0 1 1 a4  −→  1 1 0 a1 0 0 −1 −a1 + a2 0 1 0 a3 0 1 1 a4  −→  1 1 0 a1 0 1 0 a3 0 0 −1 −a1 + a2 0 1 1 a4  −→  1 1 0 a1 0 1 0 a3 0 0 −1 −a1 + a2 0 0 1 −a3 + a4  −→  1 1 0 a1 0 1 0 a3 0 0 −1 −a1 + a2 0 0 0 −a1 + a2 − a3 + a4  Như vậy, hệ có nghiệm khi và chỉ khi −a1 + a2 − a3 + a4 = 0. Vậy x = (a1, a2, a3, a4) ∈ E ⇔ a1 + a3 = a2 + a4. c. Vì dimE = 3 nên {v1, v2, v3} là cơ sở của E khi và chỉ khi v1, v2, v3 ∈ E và {v1, v2, v3} ĐLTT. Do câu b., v1 ∈ E ⇔ 1+ a = a3+1⇔ a = 0, 1,−1, v2 ∈ E ⇔ 1 + b3 = 1 + b⇔ b = 0, 1,−1. Xét các trường hợp có thể xảy ra: • a = 0 hoặc b = 0, khi đó v1 = v2 hoặc v2 = v3, hệ {v1, v2, v3} phụ thuộc tuyến tính nên không là cơ sở của E. • a = b thì v1 = v2 nên hệ {v1, v2, v3} không là cơ sở của E. • Còn lại 2 khả năng là a = 1, b = −1 hoặc a = −1, b = 1, kiểm tra trực tiếp ta thấy hệ {v1, v2, v3} ĐLTT, do đó là cơ sở của E. 16. Trong R4 cho các KGVT con U = 〈(2, 0, 1, 1), (1, 1, 1, 1), (0,−2,−1,−1)〉 V = { (x1, x2, x3, x4) ∣∣∣∣ x1 − x3 − x4 = 0x2 − x3 + x4 = 0 } 2 a. Tìm cơ sở, số chiều của các KGVT con U, V, U + V . b. Tìm cơ sở, số chiều của KGVT con U ∩ V Giải. a. • Dễ thấy cơ sở của U là các véctơ α1 = (2, 0, 1, 1), α2 = (1, 1, 1, 1) và do đó U = 〈α1, α2〉. Không gian con V chính là không gian nghiệm của hệ { x1 − x3 − x4 = 0 x2 − x3 + x4 = 0 , bởi vậy cơ sở của V là hệ nghiệm cơ bản của hệ trên. Hệ trên có vô số nghiệm phụ thuộc 2 tham số x3, x4. Nghiệm tổng quát là { x1 = x3 + x4 x2 = x3 − x4 , do đó hệ nghiệm cơ bản là: β1 = (1, 1, 1, 0), β2 = (1,−1, 0, 1). Vậy, cơ sở của V là β1, β2 và dimV = 2, V = 〈β1, β2〉. • Vì U = 〈α1, α2〉, V = 〈β1, β2〉 nên U + V = 〈α1, α2, β1, β2〉, do đó hệ con độc lập tuyến tính tối đại của hệ {α1, α2, β1, β2} là cơ sở của U + V . Tính toán trực tiếp ta có kết quả dim(U + V ) = 3 và {α1, α2, β1} là một cơ sở của U + V . b. Để tìm cơ sở của U∩V , ta cần tìm điều kiện cần và đủ để véctơ x = (x1, x2, x3, x4) ∈ U . Tương tự bài tập 15., x = (x1, x2, x3, x4) ∈ U khi và chỉ khi phương trình véctơ x = a1α1 + a2α2 có nghiệm, phương trình này tương đương với hệ sau: 2 1 x1 0 1 x2 1 1 x3 1 1 x4  −→  1 1 x4 0 1 x2 1 1 x3 2 1 x1  −→  1 1 x4 0 1 x2 0 0 −x4 + x3 0 −1 x1 − 2x4  −→  1 1 x4 0 1 x2 0 0 x3 − x4 0 0 x1 + x2 − 2x4  Vậy véctơ x = (x1, x2, x3, x4) ∈ U ⇔ { x3 − x4 = 0 x1 + x2 − 2x4 = 0 . Do đó, (x1, x2, x3, x4) ∈ U ∩ V ⇔  x3 − x4 = 0 x1 + x2 − 2x4 = 0 x1 − x3 − x4 = 0 x2 − x3 + x4 = 0 (∗) Như vậy U ∩ V chính là không gian nghiệm của hệ (∗) và do đó cơ sở của U ∩ V chính là hệ nghiệm cơ bản của hệ (∗). Việc giải và tìm hệ nghiệm cơ bản của hệ (∗) xin dành cho bạn đọc. Kết quả hệ nghiệm cơ bản của (∗) là véctơ γ = (2, 0, 1, 1), do đó dim(U ∩ V ) = 1. Cơ sở của U ∩ V là véctơ γ. 17. Cho U là không gian véctơ con của V . Biết dimU = m < dimV = n. Chứng minh a. Có cơ sở của V không chứa véctơ nào của U . b. Có cơ sở của V chứa đúng k véctơ độc lập tuyến tính của U . (0 ≤ k ≤ m). Giải. a. Đầu tiên ta chứng minh có cơ sở của V chứa đúng m véctơ của U . Thật vậy, giả sử α1, . . . , αm là cơ sở của U , β1, . . . , βn là cơ sở của V . Vì α1, . . . , αm ĐLTT và biểu thị tuyến tính được qua hệ β1, . . . , βn nên theo bổ đề cơ bản về hệ véctơ ĐLTT ta có thể thay m véctơ α1, . . . , αm cho m véctơ của hệ β1, . . . , βn để được hệ mới là 3 hệ α1, . . . , αm, βm+1, . . . , βn (∗) tương đương với hệ (β). Vì (β) là cơ sở của V nên hê (∗) cũng là cơ sở của V . Cơ sở (∗) có đúng m véctơ thuộc U là α1, . . . , αm. Thật vậy, nếu có βk ∈ U (k = m + 1, . . . , n) thì βk biểu thị tuyến tính được qua α1, . . . , αm, do đó hệ α1, . . . , αm, βm+1, . . . , βn PTTT, trái với hệ (∗) là cơ sở của V . Tiếp tục ta chứng minh có cơ sở của V không chứa véctơ nào của U : Vì hệ véctơ (∗) ĐLTT nên bằng cách kiểm tra trực tiếp, ta có hệ α1 + β1, α2 + β2, . . . , αm + βn, βm+1, . . . , βn cũng là hệ ĐLTT, do đó là cơ sở của V . Vì αi ∈ U, βn 6∈ U nên αi + βn 6∈ U , do đó hệ véctơ trên chính là cơ sở của V không chứa véctơ nào của U . b. Giả sử v1, . . . , vn là cơ sở của V không chứa véctơ nào của U và giả sử u1, . . . , uk là hệ véctơ ĐLTT của U . Vì u1, . . . , uk biểu thị tuyến tính được qua v1, . . . , vn nên theo bổ đề cơ bản về hệ véctơ ĐLTT, ta có thể thay k véctơ u1, . . . , uk cho k véctơ của hệ v1, . . . , vn để được hệ mới u1, . . . , uk, vk+1, . . . , vn chính là cơ sở của V chứa đúng k véctơ của U . 18. Cho A,B là các ma trận cấp m× n. (A, B ∈Mm×n(R). Chứng minh rank(A+B) ≤ rankA+ rankB Giải. Giả sử A =  a11 . . . a1n a21 . . . a2n ... . . . ... am1 . . . amn  ; B =  b11 . . . b1n b21 . . . b2n ... . . . ... bm1 . . . bmn . Ta đặt α1 = (a11, . . . , a1n), α2 = (a21, . . . , a2n), . . . , αm = (am1, . . . , amn) là các véctơ dòng của A, khi đó rankA = rank{α1, . . . , αm}. Tương tự ta đặt: β1 = (b11, . . . , b1n), β2 = (b21, . . . , b2n), . . . , βm = (bm1, . . . , bmn) là các véctơ dòng của B, khi đó rankB = rank{β1, . . . , βm}. Các véctơ dòng của ma trậnA+B chính là các véctơ α1+β1, . . . , αm+βm và rank(A+B) = rank{α1 + β1, α2 + β2, . . . , αm + βm}. Vậy ta cần chứng minh: rank{α1 + β1, . . . , αm + βm} ≤ rank{α1, . . . , αm}+ rank{β1, . . . , βm} Giả sử αi1 , . . . , αik là hệ con ĐLTT tối đại của hệ α1, . . . , αm (do đó, rank{α1, . . . , αm} = k) và βj1 , . . . , βjl là hệ con ĐLTT tối đại của hệ β1, . . . , βm (do đó rank{β1, . . . , βm} = l). Khi đó vì αi biểu thị tuyến tính được qua hệ αi1 , . . . , αjk và βj biểu thị tuyến tính được qua hệ βj1 , . . . , βjl nên αi + βi biểu thị tuyến tính được qua hệ véctơ αi1 , . . . , αik , βj1 , . . . , βjl tức là hệ véctơ α1 + β1, α2 + β2, . . . , αm + βm biểu thị tuyến tính được qua hệ véctơ αi1 , . . . , αik , βj1 , . . . , βjl . Do đó, theo bài tập 5, ta có: rank{α1 + β1, . . . , αm + βm} ≤ rank{αi1 , . . . , αik , βj1 , . . . , βjl} ≤ k + l = rank{α1, . . . , αm}+ rank{β1, . . . , βm} Vậy rank{α1 + β1, . . . , αm + βm} ≤ rank{α1, . . . , αm}+ rank{β1, . . . , βm}, tức là rank(A+B) ≤ rankA+ rankB 1 1Đánh máy: LÂM HỮU PHƯỚC, Ngày: 15/02/2006 4

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai14.pdf
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án Giải tích 12 nâng cao học kì 1 (4 cột)

    Lượt xem Lượt xem: 1162 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Giải tích 12 tiết 31: Hàm số mũ. Hàm số lũy thừa (tiết 1)

    Lượt xem Lượt xem: 1319 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án lớp 12 môn Toán - Tuần 29 - đến tuần 33

    Lượt xem Lượt xem: 824 Lượt tải Lượt tải: 0

  • pdfLượng giác Một số Chuyên đề và ứng dụng - Tập 1: Biến đổi lượng giác và hệ thức lượng

    Lượt xem Lượt xem: 2461 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề 1 thi thử đại học môn : Toán 12

    Lượt xem Lượt xem: 992 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề và đáp án thi thử đại học, cao đẳng môn thi: Toán (Số 6)

    Lượt xem Lượt xem: 980 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Giải tích lớp 12 (cơ bản)

    Lượt xem Lượt xem: 1370 Lượt tải Lượt tải: 1

  • pdfĐề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2002 – 2003 môn Toán

    Lượt xem Lượt xem: 2148 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docChuyên đề Tích phân và ứng dụng

    Lượt xem Lượt xem: 1548 Lượt tải Lượt tải: 3

  • pdfKỳ thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm học 1995 - 1996 môn thi: Toán 12 (vòng 1)

    Lượt xem Lượt xem: 1077 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop12.net - Giáo án điện tử lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm hay, chia sẻ thủ thuật phần mềm

Facebook Twitter

Từ khóa » Hệ S Là Cơ Sở Của Kgvt V Nếu