Bài 18. Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân - SureTEST

I. CHU KÌ TẾ BÀO

1. Khái niệm

- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.

- Chu kì tế bào gồm 2 thời kì: Kì trung gian và quá trình nguyên phân.

2. Đặc điểm chu kì tế bào

a) Kì trung gian

- Thời gian dài, chiếm gần hết thời gian của chu kì.

- Gồm 3 pha:

+ G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.

+ S: Nhân đôi ADN, NST; các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.

+ G2: Tổng hợp các chất cho tế bào.

b) Nguyên phân

- Thời gian ngắn.

- Gồm 2 giai đoạn:

+ Phân chia nhân gồm 4 kì.

+ Phân chia tế bào chất.

3. Sự điều hòa chu kì tế bào

- Tế bào phân chia khi nhận biết tín hiệu bên trong và bên ngoài tế bào.

- Tế bào được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

1. Phân chia nhân

- Kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh.

- Kì đầu:

+ NST co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.

+ Thoi phân bào dần xuất hiện.

- Kì giữa: Các NST co xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng (hình chữ V).

- Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào.

- Kì cuối: NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện.

2. Phân chia tế bào chất

- Phân chia tế bào chất ở đầu kì cuối.

- Tế bào chất phân chia dần và tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

- Ở tế bào động vật, màng tế bào co thắt lại ở vị trí giữa tế bào $ \longrightarrow$ 2 tế bào con.

- Ở tế bào thực vật, hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

III. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

1. Ý nghĩa sinh học

- Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản.

- Với sinh vật nhân thực đa bào, làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

- Giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.

2. Ý nghĩa thực tiễn

- Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…

- Nuôi cấy mô có hiệu quả cao.

Từ khóa » Pha Nhân đôi Adn Và Nst được Gọi Là Gì