Kì Trung Gian Gồm Những Pha Nào Pha Nào Xảy Ra Quá Trình Nhân đôi ...
Có thể bạn quan tâm
- Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp mang tính chất chu kì.- Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào+ Kì trung gian gồm 3 pha: G1, S, G2
+ Diễn biến các pha:
- G1: tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự phân bào.
- S: Pha nhân đôi ADN và NST
- G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Hình 18.1 Quá trình nguyên phân
- Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau trên cùng một cơ thể là rất khác nhau để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Điều hoà chu kì tế bào:
+ Điểm điều hoà chu kì tế bào (R) là điểm kiểm soát mà tại đó sẽ cho phép chu kì tế bào tiếp tục hay dừng lại.+ Các điểm điều hoà chu kì tế bào sẽ kiểm soát thời gian và tốc độ phân chia của tế bào.
+ Điểm R, xuất hiện ở pha G1 và G2 của kì trung gian.- Nếu vượt qua điểm kiểm soát R thì tế bào tiếp tục chu kì, nếu không vượt qua R thì tế bào sẽ đi vào quá trình biệt hoá.
- Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hỏng, trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh.
+ Ví dụ: Bệnh ung thư. Là hiện tượng các tế bào phân chia mất kiểm soát; các tế bào này di chuyển khắp cơ thể gọi là di căn.
- Nguyên phân (hay còn gọi là phân bào nguyên nhiễm) nó chính là pha M của chu kỳ tế bào, tiếp ngay sau pha G2. Quá trình phân bào này được phát hiện lần đầu tiên bởi Straburger và Flemminh từ năm 1882.- Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai
Diễn biến của nguyên phân có thể tạm thời chia thành 2 giai đoạn là phân chia nhân (caryokinesis) và phân chia tế bào chât (cytokinesis)
a. Phân chia nhân
gồm 4 kì:
- Kì đầu:
Hình 18.2 Kì đầu nguyên phân
- NST kép đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt
- Mỗi NST có hai nhiễm sắc tử gắn với nhau ở tâm động.
- Thoi phân bào được hình thành, dài ra và đẩy hai trung tử về 2 cực của tế bào
- Hạch nhân dần dần biến mất
- Kì giữa:
Hình 18.3 Kì giữa nguyên phân
- NST đóng xoắn cực đại
- NST kép xếp thành hành ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Hình 18.4 Kì sau nguyên phân
- Kì cuối
Hình 18.5 Kì cuối nguyên phân
- Các NST đơn duỗi xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.
- Màng nhân và hạch nhân dần được hình thành.
b. Phân chia tế bào chất
- Các tế bào động vật: phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo- Các tế bào thực vật: tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo
⇒ Kết quả quá trình nguyên phân: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ
- Ý nghĩa sinh học:
- Cấp độ tế bào: Là phương thức sinh sản của tế bào.
- Cấp độ cơ thể: Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, giúp tái sinh mô, cơ quan tổn thương, là cơ sở của sinh sản vô tính
- Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở khoa học cho công nghệ nuôi cấy mô và nuôi cấy tế bào gốc.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
Câu 1 trang 75 SGK Sinh học 10: Chu trình tế bào gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.
Lời giải
Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.
Câu 2 trang 75 SGK Sinh học 10. Điều gì sẽ xảy ra nếu các NST sau khi nhân đôi lại tách rời nhau ra rồi mới di chuyển về 2 cực của tế bào?
Lời giải
Nếu NST sau khi nhân đôi, lại tách rời nhau rồi mới phân li về 2 cực của tế bào thì có thể tạo ra những sai lệch trong nguyên phân. Vì vậy mà sau khi nhân đôi, NST vẫn còn dính với nhau ở tâm động, đảm bảo cho việc phân chia đồng đều các nhiễm sắc tử về các tế bào con.
Câu 3 trang 75 SGK Sinh học 10. Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
Lời giải
Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại (tránh sự cồng kềnh) dễ di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong. NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phân mã.
Câu 4 trang 75 SGK Sinh học 10: Điều gì sẽ xảy ra nếu kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
Lời giải
Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 28: Chu kì tế bào và các hình thức phân bào (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 28 trang 93 : Quan sát hình 28.2 và có những nhận xét gì về quá trình phân bào ở vi khuẩn?
Lời giải:
– Phân bào ở vi khuẩn là quá trình phân đôi (tạo vách ngăn ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế bào con).
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 28 trang 93 : Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
Lời giải:
Nguyên phân | Giảm phân |
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng. | Xảy ra ở tế bào sinh dục cái. |
Gồm 1 lần phân bào. | Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. |
Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. | Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào. |
Từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ (2nNST). | Từ một tế bào mẹ (2nNST) cho ra 4 tế bào con (nNST). |
Bài 1 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Nêu khái niệm về chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian ?
Lời giải:
Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp.
Những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian:
– Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào bao gồm ba pha: G1, S, G2.
+ Pha G1 diễn ra sự gia tăng của chất tế bào, sự hình thành thêm các bào quan khác nhau, sự phân hoá về cấu trúc và chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin) và chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN. Chính G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Pha G1 có độ dài thời gian tuỳ thuộc vào chức năng sinh lí của tế bào (VD: tế bào phôi rất ngắn, còn ở tế bào nơron kéo dài suốt đời sống cơ thể). Vào cuối pha G1 có một thời điểm được gọi là điểm giới hạn (điểm R). Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân và nếu không vượt qua tế bào đi vào quá trình biệt hoá.
+ Pha S là sự sao chép ADN và nhân đôi nhiễm sắc thể. Khi kết thúc pha S, nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai sợi crômatit hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động và chứa hai phân tử ADN giống nhau tạo ra hai bộ thông tin di truyền hoàn chỉnh để truyền lại cho hai tế bào con sẽ được tạo ra qua nguyên phân. Ở pha S còn diễn ra sự nhân đôi trung tử có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào sau này.
+ Pha G2 tiếp ngay sau pha S, tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào. Nhiễm sắc thể ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như ở cuối pha S.
Bài 2 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày diễn biến của sự phân bào ở tế bào nhân sơ. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phân bào ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.
Lời giải:
* Diễn biến: Phân bào ở tế bào nhân sơ diễn ra theo lối trực phân, trong phân bào không xuất hiện thoi phân bào. Cách phân bào phổ biến nhất là phân đôi. Tế bào tạo vách ngăn ở giữa, chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
* Sự khác nhau cơ bản giữa sự phân bào ở tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực :
– Tế bào nhân sơ chủ yếu là phân đôi, có một lần phân bào và không hình thành thoi vô sắc.
– Tế bào nhân thực phân bào theo 2 hình thức nguyên phân và giảm phân, có hình thành thoi vô sắc (các NST phân li về 2 cực tế bào nhờ thoi phân bào).
Bài 3 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào?
a) Kì đầu
b) Pha S
c) Kì giữa
d) Pha G2
e) Pha G1
Lời giải:
Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha hay kì nào?
a) Kì đầu
b) Pha S
c) Kì giữa
d) Pha G2
e) Pha G1
Bài 4 trang 94 sgk Sinh học 10 nâng cao: Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể diễn ra ở pha hay kì nào ?
a) Pha G1
b) Kì đầu
c) Pha G2
d) Pha S
Lời giải:
Sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể diễn ra ở pha hay kì nào ?
a) Pha G1
b) Kì đầu
c) Pha G2
d) Pha S
Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 31 trang 106 : – Tường trình lại các thao tác, nhận thức, thậm chí cả kinh nghiệm rút ra trong giờ thực hành.
– Vẽ các hình đã quan sát ở tiêu bản vào vở thực hành.
Lời giải:
– Các thao tác trong giờ thực hành:
1. Quan sát tiêu bản cố định:
+ Đưa tiêu bản lên kính.
+ HS quan sát, nhận dạng hình thái nhiễm sắc thể hay các kì phân bào.
2. Làm tiêu bản tạm thời:
Lấy 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa kính cùng với dung dịch ax ê tô cacmin, đun nóng trên đèn cồn (6 phút) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.
+ Đặt lên phiến kính 1 giọt axit ax ê tic 45%, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao cạo cắt một khoảng mô phân sinh ở đầu mút rễ chừng 1,5 – 2mm và bổ đôi.
+ Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút axit thừa, gõ nhẹ lên tấm kính để dàn mô phân sinh.
+ Đưa tiêu bản lên kính và quan sát.
– Các hình quan sát ở tiêu bản vào vở thực hành:
Từ khóa » Pha Nhân đôi Adn Và Nst được Gọi Là Gì
-
Trong Chu Kỳ Tế Bào, ADN Và NST Nhân đôi ở Pha
-
Trong Chu Kỳ Tế Bào, ADN Và NST Nhân đôi ở Pha Nào? - Hoc247
-
Nội Nhân đôi Nhiễm Sắc Thể – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chu Kỳ Tế Bào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Thích Tại Sao Pha S Gọi Là Pha Nhân đôi? Câu Hỏi 509345
-
Trong Chu Kỳ Tế Bào, ADN Và NST Nhân đôi ở ... - Trắc Nghiệm Online
-
Trong Chu Kỳ Tế Bào, ADN Và NST Nhân đôi ở Pha Nào?
-
Bài 18. Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân - SureTEST
-
Góc Giải đáp: Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể Là Gì? | Medlatec
-
Tổng Quan Về Di Truyền Học - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhiễm Sắc Thể Là Gì? | Vinmec
-
Trong Chu Kì Tế Bào, ADN Và NST Nhân đôi ở Pha Nào Của Kì Trung ...
-
Chu Kì Tế Bào | SGK Sinh Lớp 10
-
[PDF] KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MÔN ...