Bài 2. Các Giới Sinh Vật - Củng Cố Kiến Thức

I. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI

1. Khái niệm giới

- Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống), loài.

- Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

2. Hệ thống phân loại 5 giới

- Giới Khởi sinh.

- Giới Nguyên sinh.

- Giới Nấm.

- Giới Thực vật.

- Giới Động vật.

II. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỖI GIỚI

1. Giới Khởi sinh (Monera)

- Gồm những sinh vật nhân sơ, kích thước nhỏ 1 – 5 $ \mu m$ (micrômet).

- Môi trường sống: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.

- Phương thức sống: hoại sinh, kí sinh, một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

- Đại diện: vi khuẩn, vi sinh vật cổ (sống ở 00C – 1000C, độ muối 25%).

2. Giới Nguyên sinh (Protista)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, một số loài có diệp lục.

- Sống dị dưỡng (hoại sinh), hoặc tự dưỡng.

- Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh (trùng đế giày, trùng biến hình).

3. Giới Nấm (Fungi)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi.

- Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.

- Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.

4. Giới Thực vật (Plantae)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sinh vật tự dưỡng, sống cố định, có khả năng quang hợp, cảm ứng chậm.

- Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.

5. Giới Động vật (Animalia)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh.

- Đại diện: ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống.

Từ khóa » Các Con Vật Tự Dưỡng