Bài 2. Các Giới Sinh Vật - Học Tốt Sinh Học
Có thể bạn quan tâm
A. Yêu cầu: – Nêu được trình tự các đơn vị phân loại sinh vật. – Nêu được các giới sinh vật. – Nêu được các ngành chủ yếu, đặc điểm và phương thức sinh sống của các sinh vật trong mỗi giới.
B. Nội dung chính: I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới: 1. Khái niệm: – Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. – Trình tự các đơn vị phân loại sinh vật nhỏ dần: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài (đơn vị cơ bản). 2. Hệ thống phân loại 5 giới: Do Whittaker và Margulis đề xuất năm 1958. Đó là các giới: Khởi sinh (Monera), Nguyên sinh (Protista), Nấm (Fungi), Thực vật (Plantae), Động vật (Animalia).
Hệ thống phân loại 5 giới phổ biến từ khi được đề xuất cho đến cách đây không lâu. Nhưng ngày nay, do những phát hiện mới trong các phân ngành khoa học trong Sinh học, sự sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại đang có nhiều thay đổi. Trong nhiều tài liệu khoa học hiện nay, hệ thống phân loại 6 giới đang dần được sử dụng phổ biến – xuất phát từ thập niên 1980s. Hệ thống này đang hoàn thiện dần và chưa được ghi nhận là do ai đề xuất. Trong số đó, “Hệ thống 6 giới” của Carl Woese được bàn luận và sử dụng nhiều.
II. Đặc điểm chính của mỗi giới: 1. Giới Khởi sinh (Monera): – Đại diện: vi khuẩn. – Đặc điểm: là những sinh vật nhân sơ, đơn bào, kích thước cơ thể nhỏ bé (khoảng 1-5 micromet). – Phương thức sinh sống: tự sinh, hoại sinh, kí sinh. 2. Giới Nguyên sinh (Protista): – Đại diện: Tảo (Algae), Nấm nhầy (gồm 2 nhóm là Myxomycetes và Acrasiomycetes) và Động vật nguyên sinh (Protozoa). – Đặc điểm: là những sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, kích thước nhỏ. ++ Tảo: đơn bào hoặc đa bào. ++ Nấm nhầy: cơ thể tồn tại ở 2 pha đơn bào và hợp bào (với khối chất nguyên sinh nhầy chứa nhiều nhân) ++ Động vật nguyên sinh: đơn bào. – Phương thức sinh sống: ++ Tảo: quang tự dưỡng, sống trong nước. ++ Nấm nhầy: dị dưỡng, sống hoại sinh. ++ Động vật nguyên sinh: dị dưỡng hoặc tự dưỡng. 3. Giới Nấm (Fungi): – Đại diện: Nấm men, Nấm sợi, Nấm đảm và Địa y. – Đặc điểm: là những sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa chitin, không có lục lạp. – Phương thức sinh sống: dị dưỡng (hoại sinh hoặc kí sinh). 4. Giới Thực vật (Plantae): – Đại diện: gồm các ngành chính là Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. – Đặc điểm: là những sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng cellulose. – Phương thức sinh sống: quang tự dưỡng. 5. Giới Động vật (Animalia): – Đại diện: gồm các ngành chín là Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mệm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống. – Đặc điểm: là những sinh vật nhân thực, đa bào, có khả năng vận động, di chuyển, có khả năng phản ứng nhanh. – Phương thức sinh sống: dị dưỡng.
Chia sẻ:
- In
- Thêm
Có liên quan
Tác giả: Trần Ngô Định Công
- Giáo viên Sinh học. - congnuong (và số). Xem tất cả bài viết của Trần Ngô Định Công
4 bình luận về “Bài 2. Các giới sinh vật”
-
phan bai giang wa dai ncan rut ngan kien thuc cho de hieu
Trả lời-
bai giang co hieu nhung hoi dai dong can rut gon lai!
Trả lời-
cho them kien thuc ngoai , them cach phan chia khac cua gioi sinh vat
-
-
-
Kha bao quat, neu co the thi ban nen mo rong them doi net ve cac nhom sinh vat trong tung gioi.
Trả lời
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
Điều hướng bài viết
Bài tiếp: Các hệ thống thủy canhĐăng nhập
- Đăng ký
- Đăng nhập
- RSS bài viết
- RSS bình luận
- WordPress.com
Lưu lại tâm sự (Guest book)
Bài viết mới
- Những thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong Sinh học – Sinh thái 12/12/2015
- Những thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong Sinh học – Phép lai 04/12/2015
- Lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng 18/11/2015
- Bước sóng và năng lượng 18/11/2015
- Các dạng đột biến nhiễm sắc thể (tiếng Anh) 21/07/2014
Liên hệ offline
869 Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân PhúMobile: 0985.862.835Sáng: 7h00 - 11h00. Chiều: 14h00 - 17h00. Tối: 21h30 - 22h30.Facebook Page
Facebook Page
Thư viện
Thư viện Thời gian Tháng Mười Hai 2015 (2) Tháng Mười Một 2015 (2) Tháng Bảy 2014 (1) Tháng Hai 2014 (1) Tháng Mười Hai 2013 (2) Tháng Năm 2012 (11) Tháng Tư 2012 (8)Đăng nhập
- Đăng ký
- Đăng nhập
- RSS bài viết
- RSS bình luận
- WordPress.com
- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- Học Tốt Sinh Học Đã có 26 người theo dõi Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- Học Tốt Sinh Học
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Cấu Tạo Của Giới Khởi Sinh
-
Giới Khởi Sinh - Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Khởi Sinh Là Gì? Những đặc điểm điển Hình ... - DINHNGHIA.VN
-
[CHUẨN NHẤT] Đặc điểm Của Giới Khởi Sinh Bao Gồm - Top Lời Giải
-
Bài 3: Giới Khởi Sinh, Giới Nguyên Sinh, Giới Nấm. - VLOS
-
Đặc điểm Chính Của Mỗi Giới | SGK Sinh Lớp 10
-
Đặc điểm Chính Của Giới Khởi Sinh, Nguyên Sinh, Giới Nấm | Tech12h
-
Bài 2 Trang 13 SGK Sinh Học 10. Hãy Trình Bày đặc điểm Chính Của ...
-
GIỚI KHỞI SINH, NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM
-
Bài 3: Giới Khởi Sinh, Giới Nguyên Sinh Và Giới Nấm - Tài Liệu Text
-
Bài 2. Các Giới Sinh Vật - Củng Cố Kiến Thức
-
Sinh Học 10 Bài 2: Các Giới Sinh Vật - Dạy Học Mới
-
Tài Liệu: Giới Khởi Sinh - TaiLieu.VN
-
A) Đặc điểm Và Cấu Tạo Của Giới Khởi Sinh?b) Kể Tên Các Loại Cacboh