GIỚI KHỞI SINH, NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM

Đăng nhập / Đăng ký
  • Trang chủ
  • Download
  • Diễn đàn
  • Tin tức
  • Chuyên đề
  • Giới tính
  • Dạy - Học
  • Sinh học và Đời sống
  • Thủ thuật
  • Thông tin tổng hợp
  • Công nghệ sinh học
  • Môi trường
  • Thế giới động vật
  • Thông tin Y học
  • Di truyền học Mendel
  • Mở rộng Mendel
  • Di truyền học NST
  • Di truyền học quần thể
  • Công nghệ sinh học
  • Di truyền học phân tử
  • Di truyền học phân tử
  • Vi sinh vật
  • Sinh thái học
  • Sinh học tế bào
  • Tiến hóa
  • Sinh lý học
  • Sức khỏe
  • Sức khỏe sinh sản
  • Giới tính - Tình yêu
  • Dạy - Học Sinh học 12
  • Dạy - Học Sinh học 11
  • Dạy - Học Sinh học 10
  • Hiện tượng sinh học
  • Sinh học ứng dụng
  • Các nhà khoa học
  • Bảo mật
  • Thủ thuật office
  • Internet
  • Âm thanh - Hình ảnh
  • Thủ thuật Windows
  • Webmaster

MENU

Gốc > Bài viết > KIẾN THỨC SINH HỌC > SINH HỌC 10 >

Tạo bài viết mới GIỚI KHỞI SINH, NGUYÊN SINH VÀ GIỚI NẤM

I. Giới khởi sinh (monera) Thuộc giới Khởi sinh có vi khuẩn là những sinh vật bé nhỏ có kích thước hiển vi (từ 1 - 3μm) cấu tạo bởi tế bào nhân sơ, là những sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây. Chúng sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí; phương thức dinh dưỡng rất đa dạng: hoá tự dưỡng, quang tự dưỡng, hoá dị dưỡng và quang dị dưỡng. Nhiều vi khuẩn sống kí sinh trong các cơ thể khác. Vi khuẩn lam có chứa nhiều sắc tố quang hợp trong đó có clorophyl (chất diệp lục) nên có khả năng tự dưỡng quang hợp như thực vật. Gần đây, người ta tách khỏi vi khuẩn một nhóm là Vi sinh vật cổ (Archaea) có nhiều đặc điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo của thành tế bào, tổ chức bộ gen. Chúng có khả năng sống trong những điều kiện môi trường rất khắc nghiệt về nhiệt độ (từ cho đến và độ muối rất cao (20 – 25%). Về mặt tiến hoá, chúng tách thành một nhóm riêng và đứng gần với sinh vật nhân thực hơn là vi khuẩn. II. Giới nguyên sinh (protista) Giới Nguyên sinh gồm các sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, rất đa dạng về cấu tạo cũng như về phương thức dinh dưỡng. Tuỳ theo phương thức dinh dưỡng người ta chia chúng thành: động vật nguyên sinh (Protozoa), Thực vật nguyên sinh (hay là Tảo – Algae) và Nấm nhầy (Myxomycota). III. Giới nấm Nấm là sinh vật thuộc dạng tế bào nhân thực. Cơ thể có thể là đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, có thành kitin (trừ một số ít có thành xenlulôzơ), không có lục lạp. Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh (địa y). Sinh sản chủ yếu bằng bào tử không có lông và roi. Các dạng nấm điển hình bao gồm nấm men, nấm sợi, chúng khác nhau về nhiều đặc điểm. Ngoài ra, người ta còn ghép địa y (là cơ thể cộng sinh giữa nấm với tảo hoặc vi khuẩn lan) vào giới Nấm. IV. Các nhóm vi sinh vật Do tính chất lịch sử và để tiện việc nghiên cứu, người ta thường xếp các sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi vào một nhóm được gọi là nhóm Vi sinh vật. Chúng có một số đặc điểm chung như có kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường. Thuộc nhóm Vi sinh vật có vi khuẩn (thuộc giới Khởi sinh), động vật nguyên sinh và tảo đơn bào (thuộc giới Nguyên sinh) và nấm men (thuộc giới Nấm). Người ta còn xếp virut vào nhóm Vi sinh vật, mặc dù hiện nay virut không được xem là cơ thể sống vì chúng không có cấu tạo tế bào và chúng chỉ sống khi kí sinh trong tế bào vật chủ. Virut không tồn tại và sống trong môi trường thiên nhiên khi ở ngoài tế bào. Vi sinh vật có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái cũng như đối với đời sống con người. Giới Khởi sinh có vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ đơn bào sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng. Giới Nguyên sinh gồm các sinh vật nhân thực rất đa dạng, đó là các sinh vật đơn bào sống dị dưỡng như động vật nguyên sinh, đơn bào hoặc đa bào sống tự dưỡng quang hợp như tảo và sống dị dưỡng hoại sinh như nấm nhầy. Giới Nấm có các sinh vật nhân thực, đa bào, sống dị dưỡng hoại sinh như nấm men, nấm sợi. Nhóm Vi sinh vật có các sinh vật thuộc ba giới kể trên nhưng có chung đặc điểm là có kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo và vi nấm. Nhóm Vi sinh vật còn có virut. Vi sinh vật cũng như virut có vai trò quan trọng đối với sinh quyển, đối với cây trồng, vật nuôi và con người. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Giới Khởi sinh gồm những sinh vật nào và có những đặc điểm gì? 2. Hãy điền đáp án đúng vào các chỗ trống sau đây: Động vật nguyên sinh thuộc giới……………. là những sinh vật ……………………. sống …………….. Tảo thuộc giới ……………………… là những sinh vật …………………… hoặc …………… sống……………. 3. Hãy nêu những đặc điểm của giới Nấm 4. Vi sinh vật là gì?

Nhắn tin cho tác giả Bùi Đình Đường @ 20:31 19/12/2008 Số lượt xem: 34796 Số lượt thích: 0 người   ↓ ↓ Gửi ý kiến
  • GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT (18/12/08)
  • GIỚI THỰC VẬT (18/12/08)
  • GIỚI ĐỘNG VẬT (18/12/08)
  • TẾ BÀO NHÂN SƠ (18/12/08)
  • CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG (18/12/08)
Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Bùi Đình Đường

Từ khóa » Cấu Tạo Của Giới Khởi Sinh