Tài Liệu: Giới Khởi Sinh - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Công nghệ sinh học
  • Đa dạng sinh học
  • Nhiễm sắc thể
  • Đột biến gen
  • Cơ thể người
  • HOT
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi Ro Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Tự Nhiên » Sinh học Tài liệu: Giới Khởi sinh

Chia sẻ: Nguyen Le An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

Thêm vào BST Báo xấu 736 lượt xem 94 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới Khởi sinh (Monera) là một giới đã lỗi thời trong hệ thống năm giới của phân loại sinh học. Nó là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi (từ 1-3μm) cấu tạo bởi các tế bào nhân sơ, là những sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỷ năm trước đây. Chúng sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí; phương thức dinh dưỡng rất đa dạng: hoá tự dưỡng, hoá dị dưỡng, quang tự dưỡng và quang dị dưỡng. Nhiều vi khuẩn sống kí sinh trong các cơ thể khác. ...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Giới Khởi sinh
  • phân loại sinh học
  • Giới nguyên sinh
  • Giới nấm
  • giới thực vật

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Giới Khởi sinh

  1. Giới khởi sinh Giới Khởi sinh (Monera) là một giới đã lỗi thời trong hệ thống năm giới của phân loại sinh học. Nó là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi (từ 1-3μm) cấu tạo bởi các tế bào nhân sơ, là những sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỷ năm trước đây. Chúng sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí; phương thức dinh dưỡng rất đa dạng: hoá tự dưỡng, hoá dị dưỡng, quang tự dưỡng và quang dị dưỡng. Nhiều vi khuẩn sống kí sinh trong các cơ thể khác. Vi khuẩn có chứa nhiều sắc tố quang hợp trong đó có diệp lục như vi khuẩn lam có khả năng tự dưỡng quang hợp như thực vật. Vi khuẩn là nhóm hiện diện đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng hiện diện khắp nơi trong đất, nước và ở dạng cộng sinh với các sinh vật khác. Nhiều tác nhân gây bệnh (pathogen) là vi khuẩn. Hầu hết vi khuẩn có kích thước nhỏ, thường chỉ khoảng 0.5-5.0 μm, mặc dù có loài có đường kính đến 0,3mm (Thiomargarita). Chúng thường có vách tế bào, như ở tế bào thực vật và nấm, nhưng với thành phần cấu tạo rất khác biệt (peptidoglycan). Nhiều vi khuẩn di chuyển bằng tiên mao (flagellum) có cấu trúc khác với tiên mao của các nhóm khác. Giới nguyên sinh Sinh vật nguyên sinh hay Nguyên sinh vật là một nhóm vi sinh vật nhân chuẩn có kích thước hiển vi. Trong lịch sử, sinh vật nguyên sinh được cho là giới Protista nhưng nhóm này đã không được thừa nhận trong nguyên tắc phân loại hiện đại.Thay vào đó nó tốt hơn được coi là một nhóm lỏng lẻo gồm 30 hoặc 40 ngành riêng rẽ với sự kết hợp đa dạng của kiểu dinh dưỡng, đặc điểm, bề mặt tế bào và vòng đời."
  2. Giới nấm Giới nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dang các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biêt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng. Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể cả sa mạc. Đa phần nấm sống ở trên cạn, nhưng một số loài lại chỉ tìm thấy ở môi trường nước. Nấm và vi khuẩn là những sinh vật phân huỷ chính có vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái trên cạn trên toàn thế giới. Dựa theo sự theo tỉ lệ giữa số loài nấm với số loài thực vật ở trong cùng một môi trường, người ta ước tính giới Nấm có khoảng 1,5 triệu loài.Khoảng 70.000 loài nấm đã được các nhà phân loại học phát hiện và miêu tả, tuy nhiên kích cỡ thực sự của tính đa dạng của giới Nấm vẫn còn là điều bí ẩn.Đa phần nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào gọi là sợi nấm, cấu tạo nên thể sợi (hay khuẩn ty), trong khi những loài khác thì lại phát triển dưới dạng đơn bào.Cho đến gần đây, nhiều loại nấm đã được miêu tả dựa trên những đặc điểm hình thái, như kích cỡ và hình dạng các bào tử hay thể quả, hay dựa trên khái niệm loài sinh vật với sự trợ giúp của các công cụ phân tử, như phương pháp Dideoxy, đã gia tăng mạnh cách thức và khả năng ước tính sự đa dạng của nấm trong phạm vi các nhóm phân loại khác nhau.
  3. Giới thực vật Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lạp lục của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài. Thực vật là một nhóm chính các sinh vật, bao gồm các sinh vật rất quen thuộc như cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, dương xỉ hay rêu. Khoảng 350.000 loài thực vật, được xác định như là thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ, đã được ước tính là đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.
  4. Giới động vật Động vật được phân chia thành nhiều "chủng loại" hay còn gọi là "giống", những "chủng loài" giống nhau tập hợp lại thành "loài", những "loài" giống nhau tập hợp lại thành "họ", những "họ" giống nhau tập hợp lại thành "bộ", rồi "bộ" lại tập hợp thành "lớp", cuối cùng "lớp" tập hợp thành "loại"."loại" là đơn vị lớn nhất trong phân loại.Hiện nay, giới động vật được phân thành hơn 20 loài. Động vật là giới sinh vật lớn thứ hai sau thực vật nên phân bố rất rộng. Dù vậy chúng vẫn có các đặc điểm chung cơ bản để xét xem một sinh vật có phải là động vật không như có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, dị dưỡng (dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác). Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm (rươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ...), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), da (tuần lộc, hổ, trâu, ...); làm thí nghiệm: khoa học (ếch, chuột bạch, ...), thuốc (thỏ, chuột bạch, ... ); hỗ trợ cho con người: lao động (trâu, bò, voi, ...), giải trí (cá voi, hải cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ...), bảo vệ an ninh (chó); ... Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...) ... Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Hiện biết khoảng 1,5 triệu loài, trong đó có tới trên 2/3 số ngành (hay 4/5 số lớp), gồm các loài chỉ sống hoặc sống chủ yếu ở biển, còn lại sống ở nước lợ, nước ngọt, ở cạn và kí sinh trong cơ thể các động vật khác (phân bố theo độ cao), đến tận vùng cực băng giá quanh năm. Có loài có kích thước vô cùng to lớn như cá voi xanh (nặng 150 tấn, dài 33 mét), sứa tua dài (dài gần 30 mét), voi châu Phi, ... nhưng cũng có loài rất nhỏ bé, đến nỗi có kích thước hiển vi như các động vật nguyên sinh.
  5. Vượn cáo tre lớn: Người ta chỉ nhìn thấy chúng ở một khu vực nhỏ phía đông nam Madagascar. Chồi măng là thức ăn ưa thích của chúng. Với gần 200 cá thể còn sống sót, vượn cáo tre lớn là loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất ở Madagascar. Đại bàng săn cá Madagascar: Nạn săn bắn bừa bãi, cháy và phá rừng khiến địa bàn sinh sống của đại bàng cá tại Madagascar bị thu hẹp đáng kể. Khỉ đột sống dưới đất: Sinh sống ở khu vực trung tâm của châu Phi, số lượng loài động vật này sụt giảm nhanh chóng trong vài năm gần đây vì tình trạng săn bắn và dịch bệnh (đặc biệt là bệnh do virus Ebola gây ra). Nạn phá rừng cũng khiến khu vực sinh sống của chúng bị thu hẹp. Macmốt ở đảo Vancouver: Loài gặm nhấm này là một trong những động vật có nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất tại Bắc Mỹ, với chưa đầy 40 cá thể trong một khu vực có diện tích xấp xỉ 10 km vuông. Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi là nguyên nhân chính khiến số lượng của chúng sụt giảm. Khỉ mào Celebes: Loài khỉ màu đen này chỉ được tìm thấy ở một số vùng phía tây bắc Indonesia, chủ yếu là trên đảo Celebes. Chúng thường bị con người giết vì phá hoại ruộng vườn. Tê giác đen: Số lượng của chúng giảm tới 90% trong 6 thập kỷ qua, chủ yếu do nạn săn bắn trộm. Nhưng kể từ thập niên 90 - khi mà chỉ còn chưa tới 3.000 con sống sót - số lượng của tê giác đen đã tăng đều. Hiện tại có hơn 4.000 cá thể trên toàn thế giới. Linh miêu Tây Ban Nha: Được đánh giá là loài động vật có vú dễ bị tuyệt chủng nhất tại châu Âu. Với khoảng 150 cá thể, phần lớn sống tại Tây Ban Nha, loài mèo rừng này sắp tuyệt chủng vì sự sụt giảm nhanh chóng của một loài thỏ, thức ăn chính của chúng.
  6. Trâu nước lùn Mindoro: Được tìm thấy trên đảo Mindoro của Philippines, chúng từng sinh sống ở nhiều nơi trên hành tinh. Giờ đây trâu nước lùn chỉ xuất hiện trong một khu vực có diện tích khoảng 300 km vuông. Mối đe dọa lớn nhất đối với chúng là sự bành trướng của các nông trại - nhân tố khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp. Lạc đà hai bướu Camelus bactrianus Đây được xem là tổ tiên của loài lạc đà thuần hóa sống trong khu vực Gobi Gashun khô cắn của sa mạc Gobi ở phía Tây Bắc Trung Quốc và Tây Nam Mông Cổ. Không giống với loài lạc đà Ả Rập, được phân biệt bằng một bướu nổi bật, loài lạc đà này có hai bướu. Mặc dù lạc đà hai bướu có thể sống sót qua 45 năm sau vụ thử nghiệm hạt nhân ở Gashun Gobi nhưng có vẻ chúng không còn đủ sức chịu đựng được những áp lực như hiện nay: bao gồm việc khai thác, săn bắn, bị chó sói ăn thịt, do sự phát triển của công nghiệp và sự pha trộn của giống lạc đà di truyền trong nước. Hiện nay chỉ có khoảng 650 cá thể còn lại tại Trung Quốc và 350 cá thể tại Mông Cổ. Một số chuyên gia dự đoán vào năm 2033, loài này sẽ giảm đến 84%. Linh dương Gazen Đây là loài linh dương đang có dấu hiệu tuyệt chủng nhanh nhất. Trong 10 năm trở lại đây, 80% số lượng loài đã biến mất. Trước hết lại là kết quả của việc săn bắn bừa bãi và môi trường sống bị phá hủy. Hiện nay số lượng cá thể loài này vượt không quá 100 con và nằm rải rác khắp Bắc Phi, cộng hòa Chad, Cộng hòa Mali của Châu Phi. Dường như cuộc sống của loài linh dương này không hề được cải thiện do các đoàn
  7. thợ săn từ nước ngoài liên tục vượt biên săn bắn chúng bằng nhiều loại vũ khí tự động. Dơi Seychelles Chúng sống ở Ấn Độ Dương về phía Đông Bắc của Madagascar. Hiện nay có không quá 100 con dơi Seychelles với đuôi có màng còn tồn tại trên thế giới. Các nhà khoa học tin rằng hiện nay chỉ có hai nơi mà loài dơi này thường xuyên cư trú, đó chính là hai hang động đá nằm trên đảo Silhouette. Hiện nay loài dơi Seychelles này đang được bảo vệ nhờ sự theo dõi chặt chẽ của người dân nơi đây. Rùa da Là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau loài cá sấu với độ dài 2,5m và nặng hơn 900kg. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác vì chúng không có mai. Thay vào đó lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn. Loài rùa này sống tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phía Bắc Columbia và phía Nam Argentina.
  8. Số lượng của loài rùa này đã giảm trong hai thập niên cuối thế kỷ trước, kết quả của việc săn bắt trộm phục vụ cho việc tiêu thụ trứng và thịt, các vùng đất nơi chúng nó thể làm tổ đã bị xâm hại nghiêm trọng. Vào năm 1980 số lượng rùa da cái có thể làm tổ ước tính khoảng 115.000 con. Hiện nay con số đó đã giảm xuống giữa 26.000 và 43.000
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • CHƯƠNG 4 - HÌNH CHIẾU CỦA CÁC KHỐI HÌNH HỌC

    doc 17 p | 1494 | 220

  • Lý luận dạy học vật lý - Phần 1

    pdf 10 p | 357 | 94

  • Biến vi khuẩn E.coli thành nhiên liệu sinh học

    pdf 7 p | 209 | 66

  • Xử lý khí thải, hút bụi trong công nghiệp

    pdf 3 p | 94 | 22

  • Giới thiệu về Peer Instruction – phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học

    pdf 6 p | 72 | 9

  • Thí nghiệm Sinh học phân tử - Bài 5

    pdf 3 p | 109 | 9

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Cấu Tạo Của Giới Khởi Sinh